Vốn đầu tư cố định là gì

Vốn cố định là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với những bạn dân kinh kế. Tuy vậy vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vốn cố định là gì và thường nhầm lẫn giữa vốn cố định và vốn lưu động. Trong bài viết dưới đây bạn hãy cùng Isinhvien đi tìm hiểu những thông tin về vốn cố định là gì và từ đó giúp phân biệt được nó với vốn lưu động nhé.

Vốn cố định là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.

Vốn đầu tư cố định là gì
Vốn cố định là gì?

Những đặc điểm của tài sản cố định trong quá trình sử dụng có ảnh hưởng quyết định và chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Có thể thấy quá trình luân chuyên của vốn cố định bao gồm những đặc điểm sau:


  • Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và trở thành một khoản chi phí sản xuất (chi phí khấu hao tài sản cố định) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.
  • Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển: Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn cố định được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu hao được tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định (giá trị còn lại của tài sản cố định sau khấu hao) thì lại giảm xuống.
  • Khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm làm ra của doanh nghiệp thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Vốn cố định bao gồm các tài sản và đầu tư vốn, chẳng hạn như tài sản, nhà máy và thiết bị (PP&E) cần thiết để bắt đầu và tiến hành hoạt động kinh doanh, ngay cả ở giai đoạn tối thiểu. Những tài sản này được coi là cố định ở chỗ chúng không bị tiêu thụ hoặc bị phá hủy trong quá trình sản xuất thực tế hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng có giá trị tái sử dụng. Các khoản đầu tư vốn cố định thường được khấu hao trên báo cáo kế toán của công ty trong một khoảng thời gian dài — lên đến 20 năm hoặc hơn.


Từ những khái niệm trên đã giúp cho các bạn hiểu được vốn cố định là gì? Tiếp theo sau đây sẽ là vai trò của vốn cố định trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
  • Đặc biệt, sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn.
  • Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ quy mô nguồn vốn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Việc đảm bảo nguồn vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính.
  • Tạo thế chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn cố định không được thể hiện trực tiếp trong một chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. Nguồn vốn này thường được xác định bằng giá trị những TSCĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh.


Ảnh minh họa

Do đó, vốn cố định của doanh nghiệp sẽ bao gồm các chỉ tiêu như: giá trị tài sản cố định, số tiền đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, giá trị tài sản cố định thế chấp dài hạn…

Doanh nghiệp thường so sánh chất lượng sản xuất kinh doanh giữa các kỳ qua việc xác định hiệu xuất sử dụng vốn cố định qua công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

H = DT/VCĐ

Trong đó: DT: Tổng doanh thu tiêu thụ VCĐ: Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

VCĐ = (Giá trị còn lại đầu kỳ + Giá trị còn lại cuối kỳ)/2

Lưu ý: Chỉ tiêu này phản ánh cứ mỗi đồng vốn cố định bỏ ra trong kỳ sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị chỉ tiêu càng lớn thì chứng tỏ kết quả kinh doanh càng tốt.

Công thức xác định vốn cố định:

Vốn cố định tại thời điểm đầu kỳ (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đầu kỳ – Số khấu hao lũy kế đến đầu kỳ (cuối kỳ)

Trong đó:
Số khấu hao lũy kế là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ SXKD của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Tùy thuộc vào mục đích, cách thức,… mà vốn được chia thành vốn lưu động và vốn cố định. Cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để phân biệt vốn lưu động và vốn cố định dựa theo các tiêu chí cụ thể:


Cơ sở so sánhVốn cố địnhVốn lưu động
Định nghĩaVốn cố định là các khoản đầu tư mà doanh nghiệp thực hiện để tích lũy lợi ích lâu dài.Vốn lưu động là nhu cầu hàng ngày được bơm vào doanh nghiệp.
Chức năngVốn cố định được sử dụng để mua các tài sản dài hạn của doanh nghiệp.Vốn lưu động được sử dụng để tạo ra tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Khả năng thanh khoảnVốn cố định không thể thanh khoản thành tiền mặt ngay lập tứcVốn lưu động có thể được thanh lý thành tiền mặt ngay lập tức.
Kỳ hạnVốn cố định phục vụ doanh nghiệp trong một thời gian dài.Vốn lưu động phục vụ công việc kinh doanh trong một thời gian ngắn
Kỳ kế toánMang lại lợi ích cho nhiều kỳ kế toán.Mang lại lợi ích cho ít hơn một kỳ kế toán.
Mục tiêuĐịnh hướng chiến lược.Hoạt động.
Tiêu dùngKhông được tiêu thụ trực tiếp bởi doanh nghiệp mà phục vụ doanh nghiệp một cách gián tiếp.Doanh nghiệp cần vốn lưu động để hoạt động.
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Trên đây là bài viết tổng hợp tìm hiểu khái niệm vốn cố định là gì? Những vấn đề xoay quanh khái niệm cũng như sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và công việc. Đừng quên liên hệ với Isinhvien nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc vấn đề cần sự hỗ trợ nhé!


Vốn là yếu tố trọng yếu của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có nhiều loại vốn khác nhau và vốn cố định là một trong số đó. Hãy cùng tìm hiểu vốn cố định là gì cũng như cách thức phân biệt vốn cố định và vốn lưu động trong bài viết dưới đây.

1. Vốn cố định là gì?

Trước khi tìm hiểu về vốn cố định, hãy cùng điểm qua một số thông tin về vốn. Mặc dù còn nhiều cách hiểu, cách nhận định khác nhau về vốn, song có thể hiểu vốn là yếu tố duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp. 

Vốn có thể bằng tiền hoặc hiện vật đều được. Trên thị trường, chúng ta chắc hẳn cùng đều bắt gặp nhiều trường hợp các cá nhân hay tổ chức góp vốn bằng hiện vật, chẳng hạn góp vốn bằng xe ô tô, bằng nhà máy sản xuất, bằng quyền sử dụng đất…

Vậy vốn cố định là gì? 

Vốn cố định là là phần tiền đầu tư, ứng trước của doanh nghiệp cho tài sản cố định để phục vụ cho doanh nghiệp trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, là tiền mà các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản có tính chất lâu bền, sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh. Tài sản cố định là dạng tài sản có độ thanh khoản thấp, không thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng. 

Tại Việt Nam, các tài sản sau thì được coi là tài sản cố định (theo điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC) 

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (1)
  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; (2)
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. (3)

Biểu hiện của vốn cố định thường là hiện vật ví dụ như máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

2. Đặc điểm của vốn cố định

Qua khái niệm về vốn cố định có thể thấy sơ bộ một số các đặc điểm của loại hình vốn này, bao gồm:

  • Vốn cố định sẽ tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: Vì vốn cố định biểu hiện là tài sản cố định và đặc điểm của TSCĐ là có thời gian sử dụng dài.
  • Vốn cố định sẽ dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm sản xuất trong các kỳ kinh doanh: Biểu hiện của phần vốn dịch chuyển vào giá trị của sản phẩm thể hiện qua khấu hao tài sản cố định của tài sản đó.
  • Vốn cố định sẽ kết thúc vòng luân chuyển khi TSCĐ hết hạn sử dụng.

Đọc thêm cách tính khấu hao tài sản cố định tại đây

3. Vai trò của vốn cố định

Tương tự như các loại hình vốn khác, vốn cố định có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp, các vai trò thể hiện như sau:

  • Là yếu tố đảm bảo để quá trình sản xuất kinh doanh có thể diễn ra liên tục. Đây là vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất bởi hoạt động của doanh nghiệp loại hình này gắn liền với vốn cố định. Đồng thời, vốn cố định thường chiếm tỉ lệ cao trong tỷ trọng tổng tài sản của doanh nghiệp.
  • Góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đồng thời hạ giá thành sản phẩm từ đó đảm bảo sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp. 
  • Quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, do vốn cố định hay tài sản cố định sẽ quyết định công suất đáp ứng nguồn cung ra thị trường.
  • Góp phần hạn chế tối đa các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh và thế chủ động trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta sử dụng một số chỉ tiêu bao gồm: ROA, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định và hàm lượng vốn cố định. Nếu như ROA – hiệu suất sử dụng vốn cố định cho chúng ta biết cứ một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần thì chỉ số tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sẽ phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ngoài ra, một chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định đó là chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh cho doanh nghiệp biết cần bao nhiêu đồng vốn cố định để tạo ra một đồng doanh thu.

Công thức xác định các chỉ tiêu:

  • ROA = Tổng doanh thu / Tổng tài sản cố định

Nếu như ROA – hiệu suất sử dụng vốn cố định cho chúng ta biết cứ một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này càng cao càng tốt, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng TSCĐ tốt hơn, có cơ cấu vốn hợp lý

  • Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sẽ phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

  • Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định / Doanh thu thuần

Ngoài ra, một chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định đó là chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh cho doanh nghiệp biết cần bao nhiêu đồng vốn cố định để tạo ra một đồng doanh thu.

Khấu hao TSCĐ cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Xem chi tiết về khấu hao TSCĐ tại bài viết: Cập nhật quy định và nguyên tắc về trích khấu hao tài sản cố định

5. Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định và vốn lưu động là hai loại hình vốn thường được nhắc đến song hành. Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động cho phép nhận diện đúng từng loại và từ đó có cách quản lý, xử lý phù hợp.

Vốn cố định

Vốn lưu động

Khái niệm

Vốn cố định là là thước đo tài chính thể hiện giá trị toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định thường được biểu hiện bằng tài sản cố định. 

Ví dụ: Công ty A sử dụng 1 tỷ đồng đầu tư mua máy móc phục vụ cho xưởng sản xuất. 1 tỷ đồng này được xác định là vốn cố định.

Vốn lưu động (Working capital) là thước đo tài chính thể hiện khả năng thanh khoản có sẵn để vận hành doanh nghiệp. Vì vậy vốn lưu động thường được biểu hiện bằng tiền và các tài sản ngắn hạn. 

Ví dụ: hàng tồn kho, nguyên vật liệu, tiền trả lương cho nhân viên.

Đặc điểm
  • Vốn cố định luân chuyển theo kỳ kinh doanh.
  • Vốn cố định luân chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.
  • Vòng tuần hoàn kết thúc khi TSCĐ hết hạn sử dụng.
  • Tổng giá trị của vốn cố định về cơ bản là không đổi, một phần chuyển hóa thành giá trị sản phẩm, phần còn lại nằm trong giá trị của tài sản.
  • Vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền.
  • Vốn lưu động dịch chuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Vòng tuần hoàn kết thúc sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Tổng giá trị sẽ có sự thay đổi, vốn lưu động xoay vòng thành một chu kỳ khép kín, sau đó trở về hình thái với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu nhờ sự đóng góp của lợi nhuận.
Các chỉ tiêu theo dõi Tài sản cố định

Tiền, các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn…

Phân loại

Theo hình thái biểu hiện:
  • TSCĐ vô hình
  • TSCĐ hữu hình

Theo tình hình sử dụng thực tế:

  • TSCĐ đang sử dụng
  • TSCĐ chưa đưa vào sử dụng
  • TSCĐ đang chờ thanh lý

Theo hình thái biểu hiện:

  • Vốn bằng tiền
  • Vốn bằng hàng hóa

Theo vai trò:

  • Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất
  • Vốn lưu động trong khâu sản xuất
  • Vốn lưu động trong lưu thông

6. Cách quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Không quá khó để nhìn nhận tầm quan trọng của vốn cố định bởi lẽ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống tài sản doanh nghiệp. Việc quản lý theo dõi vốn cố định doanh nghiệp một cách cẩn trọng là điều cần thiết tại doanh nghiệp. Trong hoạt động quản lý vốn cố định, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau:

  • Hình thành vốn cố định doanh nghiệp
  • Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiện tượng không bảo toàn được vốn cố định thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp vì nhiều nguyên do khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Một số biện pháp để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Cân nhắc lựa chọn và thực hiện tốt. tốt dự án đầu tư
  • Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ hợp lý
  • Kịp thời quyết định thanh lý TSCĐ
  • Chú trọng hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ
  • Cân nhắc mua bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro cho TSCĐ

Để thực hiện theo dõi và quản lý tốt vốn cố định trong doanh nghiệp, hiện nay kế toán doanh nghiệp thường nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ, nhất là những phần mềm hiện đại có nhiều tính năng như phần mềm kế toán online MISA AMIS. Phần mềm AMIS Kế toán hiện nay có thể tự động tính và xuất báo cáo về các chỉ số tài chính như ROA hay tính vốn lưu động. Không chỉ giúp kế toán giảm bớt khối lượng công việc mà những tính năng của phần mềm còn giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn nhanh chóng, cần thiết để đưa ra những quyết định kịp thời.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Kính mời quý doanh nghiệp tham khảo sử dụng 15 ngày miễn phí phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây để thực tế trải nghiệm.

Tác giả tổng hợp: Phương Thanh