Vì sao nổi Yên thế là phong trào nông dân vì dài nhất

Vì sao khởi nghĩa Yên Thế diễn ra lâu nhất?

Help me!!!

Theo Thiếu tướng, PGS- TS Trịnh Vương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế duy trì được thời gian dài như vậy (khoảng 30 năm, từ 1884 - 1913 - PV) do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến cách xây dựng căn cứ lợi hại cùng cách đánh du kích linh hoạt, độc đáo của Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế".

Xây dựng làng chiến đấu liên hoàn

Theo Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, lúc đầu, nghĩa quân Yên Thế đã xây dựng cơ sở trú đóng trên những đồi cao. Thế nhưng, cách bố trí như vậy lại là điểm yếu, vô tình tạo đích ngắm, thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt của pháo binh địch, hậu quả là nghĩa quân bị tổn thất nhiều.

Chính vì thế, nghĩa quân Đề Thám đã nhanh chóng chuyển xuống các làng với địa hình phù hợp hơn. Từ đây, các làng chiến đấu của nghĩa quân xuất hiện khắp vùng Yên Thế xưa (gồm huyện Tân Yên và Yên Thế ngày nay).

Cũng theo phân tích của Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, làng chiến đấu của nghĩa quân Đề Thám có đặc điểm: Phần lớn các xóm làng được bao bọc bằng lũy tre dày có hai hoặc ba lớp gồm rào tre và tường đất tạo nên chướng ngại vật rất chắc chắn. Giữa hai hàng rào tre là những ao hoặc hào sâu chạy liên tiếp. Trong làng có những đoạn đường nhỏ hẹp quanh co.

Mặt khác, làng cũng được chia ra vô số khu vực riêng biệt, tạo thành những ổ đề kháng trong trường hợp cần thiết. Để đi vào làng, chỉ có hai hoặc ba cổng, phía trước có lũy đất khúc khuỷu dài chừng vài mét với nhiều ổ bắn tập trung hỏa lực trên đó. Phía sau làng có một hoặc hai lối bỏ ngỏ với cây cối rậm rạp để nghĩa quân và dân làng theo đó rút lui vào rừng. Đặc biệt, những ngôi nhà trong làng được bố trí tạo thuận lợi liên thông với nhau; các làng cũng có thể hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau khi địch tấn công...

Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng đúc kết: "Làng chiến đấu trong khởi nghĩa Yên Thế đã để lại một mô hình cả cấu trúc cụ thể lẫn tinh thần yêu quê hương đất nước, dũng cảm và sáng tạo trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Đây cũng là kinh nghiệm để hình thành những làng chiến đấu của ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này".

Tấn công bất ngờ, đánh nhanh - thắng nhanh

Trong suốt 30 năm chống chọi với thực dân Pháp có đội quân hùng hậu, Hoàng Hoa Thám đã chọn lối đánh- chiến thuật du kích là hoàn toàn xác đáng. Đó là cách đánh lấy ít đánh nhiều, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến để tổ chức nhiều trận đánh nhỏ, bất ngờ.

Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng nhận định: Đề Thám đã biết khơi dậy ý chí kiên cường của người dân và nghĩa quân để đánh giặc. Không những thế, ông còn huấn luyện nghĩa quân thành những binh sĩ dũng cảm và tinh nhuệ. Do nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn về sinh lực, tài lực, vũ khí và lương thực... nên Hoàng Hoa Thám đã chọn lối phòng giữ căn cứ kết hợp xuất kích đánh địch.

Theo lý luận quân sự hiện đại, bên tiến công từ ngoài phải có quân số lớn gấp ba lần quân số bên trong đồn thì mới có khả năng giành chiến thắng. Vì thế, Hoàng Hoa Thám chọn lối đánh trên là hoàn toàn sáng suốt.

Sự khôn khéo trong nghệ thuật quân sự của Đề Thám, theo Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, thứ nhất là, vừa đánh vừa đàm. Từ năm 1897 đến 1909, đã có hai lần đình chiến giữa nghĩa quân với Pháp. Nhờ đó, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám có thời gian củng cố lực lượng.

Thứ hai, chia nghĩa quân thành nhiều toán nhỏ, phân tán trong rừng và xóm làng nhằm bảo toàn lực lượng và xây dựng căn cứ, kết hợp chiến đấu.

Thứ ba, di chuyển hoạt động của nghĩa quân trong địa bàn rộng, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên nhằm tránh những đợt tấn công tổng lực của địch; đồng thời tích cực phối hợp với nhiều lực lượng ở các nơi khác nhau cùng các nhà yêu nước ở Bắc kỳ và Trung kỳ để tăng thêm sức mạnh cho nghĩa quân.

Thứ tư, vừa sản xuất tự túc lương thực, vừa mua sắm vũ khí và luyện quân. Tiêu biểu nhất ở đồn Phồn Xương, Hoàng Hoa Thám đã xây dựng nơi đây thành một xã hội gắn kết chặt chẽ giữa nghĩa quân với dân làng, tạo ra thế trận vững chắc trên một địa bàn rộng lớn.

Dưới sự chỉ huy tài tình của Đề Thám, nghĩa quân Yên Thế trong nhiều năm đã vươn lên thành một lực lượng kháng chiến uy lực, gây ra những tổn thất nặng nề cho thực dân Pháp và tay sai, trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Vì sao nổi Yên thế là phong trào nông dân vì dài nhất
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại suốt gần 30 năm vào nửa cuối của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã để lại cho thế hệ mai sau nhiều bài học lịch sử quý báu.
Đó là một cuộc khởi nghĩa nông dân với mục tiêu chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc bằng đấu tranh vũ trang, trước khi có Đảng lãnh đạo, buộc địch phải huy động một lực lượng lớn đầy đủ các quân binh chủng lúc đó vào mặt trận này. Ngoài yếu tố địa hình có nhiều thuận lợi cho nghĩa quân hoạt động, phải kể đến yếu tố lòng dân rất sôi động tích cực ủng hộ và tham gia khởi nghĩa. Cũng từ phong trào đó mà nhiều tướng lĩnh của nghĩa quân được rèn luyện và trưởng thành. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế với một lực lượng nghĩa quân rất nhỏ bé, vũ khí lại thô sơ như gươm, giáo, cung tên và một số vũ khí tự tạo, nhưng đã dám đương đầu với kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần cả về binh lực hoả lực.

Để đối phó, các tướng lĩnh nghĩa quân đã biết sáng tạo linh hoạt nhiều cách đánh thích hợp, biết lợi dụng thế mạnh của rừng núi, bố trí hệ thống các đồn luỹ cơ động, biết phát huy khả năng các loại vũ khí hiện có trong mọi lúc, mọi nơi. Trong điều kiện bất lợi cho cuộc khởi nghĩa, vận dụng phương châm "vừa đánh vừa hoà hoãn", tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để củng cố lực lượng, củng cố phong trào. Hoàng Hoa Thám đã biết chủ động giành lấy thời cơ có lợi cho khởi nghĩa. Đó là một trong những sách lược mềm dẻo và tài tình của ông, nhất là trong lần hoà hoãn thứ hai, ở vào hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, kẻ địch kiểm soát vô cùng gắt gao, thậm chí Đề Thám chỉ được phép giữ bên mình 25 người bảo vệ. Nhìn bề ngoài tưởng như thế là cuộc khởi nghĩa ta rã, song trên thực tế ông đã vận dụng khéo léo, nhuần nhị tư tưởng "ngự binh, ư nông" của Trần Quốc Tuấn.

Sau đình chiến Đề Thám đã tranh thủ từng giây phút ít ỏi của hoà bình, tận tâm, tận lực tổ chức lại nghĩa quân, xây dựng lại căn cứ cũng như mở rộng thế lực của mình ra các nơi, như chiêu mộ nhiều người từ các miền về Yên Thế làm ruộng để che mắt địch và bọn tay sai. Các nghĩa sĩ vừa là những nông dân hiền lành chăm chỉ vừa là những nghĩa quân thường trực sẵn sàng chiến đấu trong bất kỳ tình huống nào. Với cách tổ chức khôn khéo đó, nghĩa quân thường trực của Đề Thám không những không giảm mà còn được phát triển, vừa luyện tập quân sự, làm quen với địa hình rừng núi, vừa đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nghĩa quân có đủ lương thực hàng ngày và lương thực dự trữ. Ngoài ra ông còn chia ruộng cho thanh niên nghèo khổ từ miền xuôi lên ứng nghĩa. Ngay đối với đội quân chính thức giữ lại ở đồn, số còn lại luân phiên nhau chia thành các đơn vị đi làm ruộng "thực túc, binh cường" - nhờ có chủ trương này mà trong thời gian hoà hoãn, nghĩa quân không những lo đủ lương thực mà còn có dự trữ phòng khi chính biến. Bên cạnh đó Đề Thám luôn luôn quan tâm bảo đảm "an cư" cho nhân dân bằng cách thẳng tay trừng trị bọn trộm cướp, bọn thổ phỉ đến quấy rối phá hoại. Đối với nghĩa quân ông xây dựng và duy trì kỷ luật rất nghiêm trong quân ngũ; nghiêm cấm nghĩa quân không được xâm phạm tài sản của nhân dân địa phương. Về đời sống tinh thần ông cho tu sửa các chùa chiền, đình miếu, nhà thờ thánh thất (như tu sửa đình Hả, đình Cao Thượng, chùa Lèo, chùa Thông, chùa Phồn Xương, nhà thờ làng Trũng Mỗ, nhà thờ Tân An, Khánh Giàng…) Từ năm 1900 trở đi, đại bản doanh (đồn Phồn Xương) trở thành trung tâm hội hè, đình đám. Hoàng Hoa Thám thực sự được coi là "người anh hùng dân tộc, đối với nhiều người, Đề Thám trở thành hiện thân của người An Nam" (trích lời của Nghị sĩ Mit si My trình bày tại Quốc hội Pháp 27/7/1909). Trước những chuyển biến mới của tình hình, Đề Thám nhận thấy cần phải mở rộng thế lực nghĩa quân chứ không thể thủ hiểm tại một vùng như trước, ông đã bí mật sai nhiều người thân tín đi gây cơ sở mới trong các tỉnh xung quanh và cũng trong thời gian này nhiều sĩ phu yêu nước đã gặp Đề Thám thảo luận kế hoạch cứu nước. Chính nhờ mối liên kết này đã giúp cuộc khởi nghĩa mở rộng thanh thế và địa bàn hoạt động, tạo nên những hoạt động vũ trang khá sôi động ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và vụ Hà Thành đầu độc nói riêng làm kẻ thù khiếp đảm. Tuy nhiên mặt hạn chế của phong trào khởi nghĩa Yên Thế là chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đây là hạn chế tất yếu, chỉ đến khi có Đảng lãnh đạo thì vấn đề này mới được giải quyết. Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Thế vẫn là một dấu son, niềm tự hào của mỗi người dân Yên Thế - Bắc Giang nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung trong lịch sử chống giặc ngoại xâm./.

                                                                          Như Hoa