Ví dụ về mặt đối lập của mâu thuẫn GDCD 10

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 10

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 10

Trả lời:

   – Theo triết học Mác – Lê-nin, mâu thuẫn là sự tác động, ràng buộc; vừa thống nhất, vừa đấu tranh lẫn nhau giữa hai mặt đối lập.

   – Mặt đối lập là những mặt có tính chất, đặc điểm, thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.

   – Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, đồng thời chúng cũng luôn tác động, bài trừ nhau. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

   Ví dụ:

      + Mọi sự vật đều có quá trình đồng hóa và dị hóa.

      + Trong mỗi con người luôn có hai mặt tốt và xấu.

      + Trong hoạt động kinh tế có sản xuất và tiêu dùng.

Trả lời:

   – Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập nương tựa lẫn nhau, không tách rời nhau, liên hệ gắn bó, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

   – Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng; ngược lại, nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.

Trả lời:

    – Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau giữa chúng.

    – Ví dụ: Trong mội xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để giành quyền lợi về mình.

Trả lời:

   – Trong cuộc sống cần biết phát hiện, phân tích những mâu thuẫn, các mặt đối lập để từ đó giải quyết mâu thuẫn, không nên đồng nhất hoặc tuyệt đối hóa một mặt, một vấn đề.

   – Phải biết phân biệt đúng/ sai, cái tiến bộ, cái lạc hậu để nâng cao nhận thức, năng lực khoa học, phát triển nhân cách.

   – Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn linh hoạt, dám đấu tranh chống lại cái lạc hậu, tiêu cực.

   Bàn về sự phát triển, V.I. Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I. Lê-nin bàn về:

   a. Hình thức của sự phát triển.

   b. Nội dung của sự phát triển.

   c. Điều kiện của sự phát triển.

   d. Nguyên nhân của sự phát triển.

Trả lời:

    Chọn đáp án d. Nguyên nhân của sự phát triển.

Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?

_ Theo triết học Mac_ Lênin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

+ Ví dụ: Mối quan hệ giữa bên mua và bên bán trên thị trường.

_ Mặt đối lập của mâu thuẫn: Là những khuynh hướng, những tính chất, những đặc điểm... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau.

+ Ví dụ:  Những gam màu đối lập trong cùng một bức tranh.

_ Để tạo thành mâu thuẫn giữa các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

+ Ví dụ: Trong cùng một nguyên tử thì điện tích dương và điện tích âm luôn thống nhất với nhau (liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau) đồng thời lại đấu tranh với nhau ( theo khuynh hướng bài trừ, gạt bỏ nhau)

* Câu 2 trang 28 sgk GDCD 10

Câu 5: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau đây.

Bàn về sự phát triển, V.I. Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I. Lê-nin bàn về:

a. Hình thức của sự phát triển.

b. Nội dung của sự phát triển.

c. Điều kiện của sự phát triển.

d. Nguyên nhân của sự phát triển

Xem lời giải

Câu 1: Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?


Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn  hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: mâu thuẫn, quan hệ, đối lập, ví dụ.

Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?

Đề bài

Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?

Lời giải chi tiết

- Theo triết học Mác – Lê-nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

- Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

- Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, đồng thời chúng cũng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Ví dụ: 

+ Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thế nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

Trong mỗi con người luôn có hai mặt tốt và xấu.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm GDCD lớp 10 - Xem ngay

Câu hỏi: Ví dụ về mặt đối lập của mâu thuẫn

Trả lời:

Nột số ví dụ về mặt đối lập của mâu thuẫn:

-Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

- Trong mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa, họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.

-Trong mỗi con người luôn có hai mặt tốt và xấu.

-Trong mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa

+ Đồng hóa: quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp

+ Dị hóa: tập hợp các chuỗi phản ứng chuyển hóa phân hủy các phân tử thành các đơn vị nhỏ hơn được hoặc bị oxy hóa để giải phóng năng lượng, hoặc được sử dụng trong các phản ứng đồng hóa khác.

⇒ Ta thấy đồng hóa và dị hóa chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, nếu thiếu 1 trong 2 mặt thì sinh vật không tồn tại.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về mâu thuẫn nhé!

1. Mâu thuẫn là gì ?

Trong phép biện chứng duy vật,khái niệm mâu thuẫndùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn.

Theo quan niệm siêu hình: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lậphay còn gọi làquy luật mâu thuẫnlà một trongba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtvà là quy luật quan trọng nhất củaphép biện chứng duy vậttrongtriết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sựvận động,phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

3. Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì?

Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

4. Sự thống nhất của các mặt đối lập là gì ?

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng là các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau, không tách rời nhau. Nếu có hoạt động ăn mà không có hoạt động bài tiết thì con người không thể sống được. Như vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh này.

Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự đồng nhất của các mặt đối lập. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.

5. Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn?

⇒ Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.

+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn.

+ Phải phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu.

+ Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.

+ Biết đấu tranh và tự phê, tránh tư tưởng “Dĩ hòa vi quý”.

Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước”.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổi lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình.