Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần

Kim loại đồng – kí hiệu Cu. Số nguyên tố 64. Kim loại đồng xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại. Chúng có thể trực tiếp sử dụng thay vì nung chảy từ quặng. Vào khoảng 8000 năm trước công nguyên. Đồng bắt đầu được con người biết đến và sử dụng. Với đặc tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Đồng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: làm dây cáp, dây điện thoại, các loại vật liệu trong xây dựng,…

Show

2. Nguyên tố đồng

  • Số nguyên tử: 29.
  • Điểm sôi: 2562oC.
  • Trọng lượng nguyên tử: 63,546.
  • Kí hiệu nguyên tố: Cu.
  • Điểm nóng chảy: 1085oC.
  • Pha: rắn.
  • Cấu trúc tinh thể: tâm diện lập phương.
  • Phân loại: kim loại chuyển tiếp.

3. Một số đặc tính đặc trưng của đồng

Như đã nói, đồng là kim loại có nhiều đặc tính vật lý, hóa học nổi bật. Cụ thể như:

  • Tính dẻo cao.
  • Dẫn điện, nhiệt tốt.
  • Khả năng chống ăn mòn hiệu quả.
  • Nóng chảy ở nhiệt độ cao 1085 độ C.

4. Khối lượng riêng là gì?

Khối lượng riêng hay còn gọi là mật độ khối lượng của vât. Chúng là đại lượng thể hiển đặc tính mật độ khối lượng trên 1 đơn bị thể tích của vật đó. Được tính bằng thương số của khối lượng (m) với thể tích (V) của vật.

Đơn vị đo khối lượng riêng là gì?

Trong hệ đo lường quốc tế. Khối lượng riêng của vật sẽ được tính theo đơn vị kilogam/ m khối ( kg/m3)

Khi đã có biết được khối lượng riêng của vật. Chúng ta có thể biết được vật đó được cấu tạo bằng chất gì. Dựa trên việc đối chiếu với bảng khối lượng riêng đã được tính toán từ trước.

Công thức tính khối lượng riêng

Công thức tính khối lượng riêng của một vật khá đơn giản. Theo đó, chúng ta sẽ áp dụng công thức tính như sau:

  • D= m/V.
  • Trong đó:
  • D: Kí hiệu của khối lượng riêng của vật. (kg/m3).
  • m: Khối lượng của vật ( kg).
  • V: Thể tích của vật ( m3).

Điều này có nghĩa, bạn dễ dàng tính được khối lượng riêng của vật. Nếu biết các thông số về khối lượng và thể tích của vật đó.

Khối lượng riêng của đồng là bao nhiêu?

Đồng được chia thành nhiều loại. Trong đó, phổ biến với đồng thau và đồng đỏ. Nhiều người thắc mắc khối lượng riêng của đồng đỏ và khối lượng riêng của đồng thau có giống nhau không. Câu trả lời là có.

Về cơ bản, khối lượng riêng của đồng vàng ( đồng thau) và khối lượng riêng đồng đỏ đều như nhau là 8900 kg/m3. Con số này lớn gấp 3 lần khối lượng riêng của kim loại nhôm.

Trọng lượng riêng của đồng?

Ngoài chỉ số về khối lượng riêng. Nhiều người cũng quan tâm về trọng lượng riêng của đồng thau, đồng đỏ.

  • Theo tài liệu thống kê quy chuẩn. Trọng lượng riêng của đồng = 8,96 g/cm³.
  • Nhiệt dung riêng của đồng
  • Đồng có nhiệt dung riêng = 380J/kg.K
  • Phân biệt khối lượng riêng và trọng lượng riêng
  • Nếu như khối lượng riêng thể hiện mật độ khối lượng của vật. Được tính bởi công thức: D= m/V. Thì trọng lượng riêng của vật chính là trọng lượng của một mét khối vật chất. Chúng được tính bởi công thức: Trọng lượng riêng = Khối lượng riêng x 9,81.
  • Trọng lượng riêng được tính theo đơn vị N/m³.
  • Phương pháp để xác định khối lượng riêng của một vật
  • Có nhiều cách để xác định khối lượng riêng của một vật. Trong đó, phổ biến với cách dùng tỷ trọng kế và dùng lực kế.

Xác định khối lượng riêng bằng lực kế

Lực kế là dụng cụ được dùng nhiều trong việc đo trọng lượng vật. Chúng đồng thời có thể xác định thể tích vật thông qua bình chia độ hoặc sử dụng các vật dụng tương đương. Người ta thường sử dụng công thức tổng quát để tính khối lượng riêng cho vật. Trong trường hợp, vật đó đống chất, tinh khiết. Khối lượng riêng lúc này chính bằng khối lượng riêng của chất đó.

Xác định khối lượng riêng bằng tỷ trọng kế

Tỷ trong kế là một dụng cụ thí nghiệm điển hình. Được làm bằng thủy tinh. Chúng được có hình trụ, 1 đầu được gắn với quả bóng. Bên trong chúng có chứa kim loại nặng hoặc thủy ngân. Có tác dụng giúp chúng có thể đứng thẳng.

Loại dụng cụ này thường được dùng để đo các chất chống đông cho Ethylene Glycol hay chất làm mát. Với các loại Propylene Glycol có nống độ cao hơn 70%. Thì không được áp dụng. Nhiệt độ chuẩn của tỷ trọng kế là 20 độ C.

Những ứng dụng phổ biến về khối lượng riêng

Không phải ngẫu nhiên người ta quan tâm đến khối lượng riêng của một vật. Trên thực tế, việc nắm được khối lượng riêng của đồng nay của các kim loại khác. Có thể mang đến nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể như:

Kim loại nặng (tiếng Anh: heavy metal) thường được định nghĩa là kim loại có khối lượng riêng, khối lượng nguyên tử hoặc số hiệu nguyên tử lớn. Tiêu chí phân loại cụ thể, cũng như việc liệu có thể xếp á kim vào nhóm kim loại nặng hay không, khác nhau tùy thuộc vào tác giả và phạm vi áp dụng. Ví dụ, trong luyện kim, một kim loại nặng có thể được xác định dựa vào khối lượng riêng, trong khi tiêu chí phân loại trong vật lý có thể là số hiệu nguyên tử, còn ở hóa học, người ta thường chú ý đến tính chất hóa học của kim loại đó. Một số cách định nghĩa khác cũng đã được công bố, nhưng hiện chưa có cách nào trong số đó được chấp nhận rộng rãi. Các cách định nghĩa trong bài viết dưới đây bao hàm tối đa 96 trong 118 nguyên tố hóa học đã biết; chỉ có thủy ngân, chì và bismuth thỏa mãn tất cả các tiêu chí trong đó. Mặc dù chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm, nhưng thuật ngữ "kim loại nặng" vẫn được dùng phổ biến trong khoa học. Khối lượng riêng từ 5 g/cm3 trở lên đôi lúc được xem là một tiêu chí thường dùng, và đây cũng là tiêu chí sẽ được áp dụng trong phần dưới của bài viết này.

Những kim loại mà người ta đã biết sớm nhất—kim loại thường gặp như sắt, đồng, thiếc và kim loại quý như bạc, vàng và platin—đều là kim loại nặng. Từ năm 1809 trở đi, các kim loại nhẹ như magnesi, nhôm và titani lần lượt được phát hiện, cùng với một số kim loại nặng ít gặp hơn như gali, thali và hafni.

Một số kim loại nặng đóng vai trò là chất dinh dưỡng thiết yếu (điển hình như sắt, cobalt và kẽm), hoặc tương đối vô hại (như rutheni, bạc và indi), nhưng có thể gây độc ở lượng lớn hơn hoặc ở một số dạng nhất định. Các kim loại nặng khác như cadmi, thủy ngân và chì có độc tính cao. Một số nguồn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc kim loại nặng bao gồm chất thải từ mỏ khai thác, đuôi quặng, chất thải công nghiệp, dòng chảy mặt, phơi nhiễm nghề nghiệp, sơn và gỗ chế biến.

Cần chú ý kỹ khi khảo sát tính chất vật lý và hóa học của kim loại nặng, do tính chất của các kim loại liên quan không phải lúc nào cũng được xác định một cách thống nhất. Ngoài việc có khối lượng riêng tương đối lớn, kim loại nặng thường có khả năng phản ứng thấp hơn kim loại nhẹ và có số lượng hợp chất sulfide và hydroxide tan ít hơn nhiều. Mặc dù có thể dễ dàng phân biệt một kim loại nặng như wolfram với một kim loại nhẹ như natri, nhưng một vài kim loại nặng như kẽm, thủy ngân và chì có một số tính chất đặc trưng của kim loại nhẹ, trong khi một vài kim loại nhẹ như beryli, scandi và titani có một số tính chất đặc trưng của kim loại nặng.

Kim loại nặng tương đối hiếm trên vỏ Trái Đất nhưng vẫn xuất hiện trong nhiều khía cạnh của đời sống. Một số ứng dụng của chúng bao gồm trong gậy đánh golf, ô tô, chất sát trùng, lò nướng tự làm sạch, chất dẻo, tấm quang năng, điện thoại di động và máy gia tốc hạt.

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại nặng trong bảng tuần hoàn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1 H He 2 Li Be B C N O F Ne 3 Na Mg Al Si P S Cl Ar 4 K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr 5 Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe 6 Cs Ba

Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Lu Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn 7 Fr Ra
Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Lr Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn Nh Fl Mc Lv Ts Og
Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
La Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb
Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Ac Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md NoSố tiêu chí thỏa mãn: Số nguyên tố:

10 3

9 5

8 14

6–7 56

4–5 14

1–3 4

0 3

phi kim 19

Bảng trên liệt kê số tiêu chí kim loại nặng mà mỗi kim loại thỏa mãn trong 10 tiêu chí được liệt kê trong mục này, gồm hai tiêu chí về khối lượng riêng, ba tiêu chí về khối lượng nguyên tử, hai tiêu chí về số hiệu nguyên tử và ba tiêu chí về đặc tính hóa học. Bảng này cho thấy không có sự thống nhất xung quanh khái niệm kim loại nặng, ngoại trừ ở thủy ngân, chì và bismuth.

Sáu nguyên tố gần cuối chu kỳ (hàng) 4 đến 7 (thỉnh thoảng được cho là á kim), gồm germani (Ge), arsenic (As), seleni (Se), antimon (Sb), teluri (Te) và astatin (At) đều được xem là kim loại. Oganesson (Og) được xem là phi kim.

Các kim loại bao bởi đường nét đứt có (hoặc, với At và nguyên tố 100–117, được dự đoán là có) khối lượng riêng trên 5 g/cm3.

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa nào về kim loại nặng được chấp thuận rộng rãi. Thuật ngữ này có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo phạm vi áp dụng. Ví dụ, trong luyện kim, một kim loại nặng có thể được xác định dựa vào khối lượng riêng, trong khi tiêu chí phân loại trong vật lý có thể là số hiệu nguyên tử, còn ở hóa học và sinh học, người ta thường chú ý đến tính chất hóa học của kim loại đó.

Tiêu chí về khối lượng riêng là từ trên 3,5 g/cm3 đến trên 7 g/cm3, tùy trường hợp. Tiêu chí về khối lượng nguyên tử có thể là lớn hơn natri (khối lượng nguyên tử 22,98); lớn hơn 40 (ngoại trừ kim loại khối s và khối f, chỉ tính từ scandi); hoặc lớn hơn 200, tức là từ thủy ngân trở đi. Tiêu chí về số hiệu nguyên tử của kim loại nặng thường là trên 20 (calci), và thỉnh thoảng có giới hạn trên là 92 (urani). Cách định nghĩa theo số hiệu nguyên tử gặp phải một vấn đề là liệt kê cả các kim loại có khối lượng riêng thấp. Chẳng hạn, rubidi trong nhóm (cột) 1 của bảng tuần hoàn có số hiệu nguyên tử là 37 nhưng chỉ có khối lượng riêng là 1,532 g/cm3, thấp hơn mức giới hạn dưới mà nhiều tác giả khác đặt ra. Vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra đối với cách định nghĩa theo khối lượng nguyên tử.

Một tiêu chí khác được đề xuất là dựa vào đặc tính hóa học hoặc vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn. Dược điển Mỹ đưa ra một tiêu chí để phân biệt kim loại nặng nhờ thí nghiệm tạo kết tủa muối sulfide có màu từ tạp chất kim loại. Năm 1997, Stephen Hawkes, một giáo sư hóa học viết dựa trên 50 năm kinh nghiệm về thuật ngữ, nói rằng thuật ngữ này áp dụng được cho "kim loại có hợp chất sulfide và hydroxide không tan, có muối tan trong nước tạo thành dung dịch màu và phức chất thường có màu". Trên cơ sở các kim loại mà ông nhận thấy thường gọi là kim loại nặng, ông cho rằng có thể định nghĩa kim loại nặng (nói chung) là tất cả các kim loại trong bảng tuần hoàn ở cột 3 đến 16 và hàng 4 trở xuống, hay nói cách khác, chính là các kim loại chuyển tiếp và hậu chuyển tiếp. Toàn bộ nguyên tố họ Lanthan thỏa mãn đúng theo mô tả gồm ba phần của Hawkes; đặc tính này đối với các nguyên tố họ Actini vẫn chưa được xác định hoàn toàn.

Ở lĩnh vực hóa sinh, trên cơ sở các ion của chúng hoạt động theo đặc trưng acid Lewis (chất nhận một cặp electron) trong dung dịch nước, kim loại nặng đôi khi được định nghĩa là kim loại loại B hoặc kim loại trung gian. Trong hệ thống phân loại này, ion kim loại loại A ưa chất cho oxy; ion loại B ưa chất cho nitơ hoặc lưu huỳnh; ion kim loại trung gian thể hiện đặc trưng loại A hoặc loại B tùy trường hợp. Kim loại loại A, vốn thường có độ âm điện thấp cùng khả năng tạo liên kết có độ ion cao, bao gồm các kim loại kiềm và kiềm thổ, nhôm, kim loại nhóm 3, cùng kim loại họ Lanthan và Actini. Kim loại loại B thường có độ âm điện cao hơn và khả năng tạo liên kết với đặc trưng cộng hóa trị đáng kể, chủ yếu gồm các kim loại chuyển tiếp và hậu chuyển tiếp nặng hơn. Nhóm kim loại trung gian phần lớn bao gồm các kim loại chuyển tiếp và hậu chuyển tiếp nhẹ hơn (cùng với arsenic và antimon). Sự khác biệt giữa kim loại nhóm A với hai nhóm còn lại rất rõ ràng. Một đề xuất được trích dẫn nhiều trong các bài báo khoa học đề nghị áp dụng hệ thống phân loại như trên thay vì tên gọi trừu tượng hơn kim loại nặng, nhưng hiện nay vẫn chưa nhận được sự đồng thuận.

Danh sách kim loại nặng theo khối lượng riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Khối lượng riêng từ 5 g/cm3 trở lên đôi lúc được xem là yếu tố xác định kim loại nặng thường dùng, và do hiện vẫn chưa có cách định nghĩa thống nhất, nên tiêu chí này được sử dụng để thiết lập danh sách và (nếu không nói gì thêm) sẽ là tiêu chí định hướng cho phần còn lại của bài viết. Á kim đáp ứng các tiêu chí áp dụng—chẳng hạn như arsenic và antimon—đôi khi được xếp vào nhóm kim loại nặng, đặc biệt trong hóa học môi trường như trường hợp ở đây. Seleni (khối lượng riêng 4,8 g/cm3) cũng được liệt kê trong danh sách. Nó có khối lượng riêng thấp một chút so với tiêu chí đặt ra và thỉnh thoảng được phân loại là á kim, nhưng có tính chất hóa học trong nước tương đồng ở một số phương diện với arsenic và antimon. Một số kim loại khác vốn đôi khi được xếp vào nhóm kim loại "nặng", như beryli (khối lượng riêng 1,8 g/cm3), nhôm (2,7 g/cm3), calci (1,55 g/cm3), và bari (3,6 g/cm3) trong trường hợp này sẽ được xem là kim loại nhẹ và nói chung sẽ không được khảo sát thêm nữa.

Kim loại sản xuất chủ yếu qua khai thác thương mại (phân loại theo ý nghĩa kinh tế)

  • Antimon†
  • Ceri
  • Dysprosi
  • Erbi
  • Europi
  • Gadolini
  • Gali
  • Germani†
  • Holmi
  • Indi
  • Lanthan
  • Luteti
  • Neodymi
  • Niobi
  • Praseodymi
  • Samari
  • Tantal
  • Terbi
  • Thulium
  • Wolfram
  • Urani☢
  • Ytterbi

Chiến lược:


  • Iridi
  • Osmi
  • Paladi
  • Platin
  • Rhodi
  • Rutheni

Phi chiến lược:


  • Bạc
  • Vàng

Chiến lược:


  • Chromi
  • Cobalt

Phi chiến lược:


  • Chì
  • Đồng
  • Kẽm
  • Molybden
  • Nickel
  • Sắt
  • Thiếc
  • Arsenic†
  • Bismuth
  • Cadmi
  • Hafni
  • Mangan
  • Protactini☢
  • Rheni
  • Seleni†
  • Teluri†
  • Thali
  • Thori☢
  • Thủy ngân
  • Vanadi
  • Zirconi

Kim loại sản xuất chủ yếu qua biến đổi hạt nhân (phân loại theo tính bền)

  • Actini☢ ¶
  • Americi☢
  • Berkeli☢
  • Californi☢
  • Curi☢
  • Dubni☢
  • Einsteini☢
  • Fermi☢
  • Mendelevi☢
  • Neptuni☢ ¶
  • Plutoni☢ ¶
  • Poloni☢ ¶
  • Promethi☢ ¶
  • Radi☢ ¶
  • Techneti☢ ¶
  • Astatin☢ ‡ ¶
  • Bohri☢
  • Copernici☢
  • Darmstadti☢
  • Flerovi☢
  • Hassi☢
  • Lawrenci☢
  • Livermori☢
  • Moscovi☢
  • Meitneri☢
  • Nihoni☢
  • Nobeli☢
  • Roentgeni☢
  • Rutherfordi☢
  • Seaborgi☢
  • Tennessine☢

† Antimon, arsenic, germani và teluri thường được xem là á kim; với seleni thì cách phân loại này ít gặp hơn. ‡ Astatin được dự đoán là kim loại. ☢ Tất cả đồng vị của 34 nguyên tố này đều không bền và do đó có tính phóng xạ. Điều này cũng đúng với bismuth, nhưng nó chưa hẳn được gọi là nguyên tố phóng xạ do chu kỳ bán rã 19 tỷ tỷ năm của nó gấp hơn một tỷ lần tuổi của vũ trụ (khoảng 13,8 tỷ năm). ¶ Tám nguyên tố này tồn tại trong tự nhiên nhưng ở lượng nhỏ đến mức không khả thi để điều chế về mặt kinh tế.

Nguồn gốc và sử dụng thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Độ nặng của các kim loại thiên nhiên như vàng, đồng và sắt có thể đã được nhận thấy từ thời tiền sử và từ đó dẫn đến những nỗ lực đầu tiên để chế tạo đồ trang trí, công cụ và vũ khí bằng kim loại nhờ tính dễ uốn của chúng. Tất cả các kim loại được tìm thấy từ thời điểm đó cho đến năm 1809 đều có khối lượng riêng tương đối lớn; độ nặng của chúng được xem là một tiêu chí phân loại độc nhất.

Từ năm 1809 trở đi, những kim loại nhẹ như natri, kali và stronti bắt đầu lần lượt được phân lập thành công. Khối lượng riêng thấp của chúng đã thách thức những hiểu biết thông thường trước đây và người ta đã đề xuất gọi tên chúng là á kim (metalloid, có nghĩa là "giống với kim loại về hình thức hoặc vẻ ngoài"). Đề xuất này bị bỏ qua; các nguyên tố mới này đều được công nhận là kim loại và thuật ngữ á kim từ đó được dùng để chỉ các nguyên tố phi kim và sau này là những nguyên tố khó xác định là kim loại hay phi kim.

Thuật ngữ "kim loại nặng" được sử dụng sớm nhất là vào năm 1817, khi nhà hóa học người Đức Leopold Gmelin chia các nguyên tố thành phi kim, kim loại nhẹ và kim loại nặng. Kim loại nhẹ có khối lượng riêng 0,860–5 g/cm3; kim loại nặng 5,308–22,000. Thuật ngữ đó về sau gắn liền với nguyên tố có khối lượng nguyên tử lớn hoặc số hiệu nguyên tử lớn. Đôi khi nó được sử dụng thay cho thuật ngữ nguyên tố nặng. Ví dụ, khi bàn về lịch sử hóa học hạt nhân, Magee viết rằng họ Actini từng được cho là chỉ một nhóm chuyển tiếp nguyên tố nặng trong khi Seaborg và cộng sự "ưu tiên ... một dãy kim loại nặng giống đất hiếm ...". Tuy vậy, trong thiên văn học, nguyên tố nặng là bất kỳ nguyên tố nào nặng hơn hydro và heli.

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, nhà độc chất học John Duffus nhìn lại những khái niệm được sử dụng trong 60 năm qua và kết luận rằng chúng đa dạng đến mức làm thuật ngữ trở nên vô nghĩa. Cùng với phát hiện trên, việc xếp một số kim loại vào nhóm kim loại nặng cũng gây tranh cãi với lý do rằng chúng quá nhẹ, có tham gia vào quá trình sinh học, hoặc hiếm khi tạo nên chất độc đối với môi trường. Một số ví dụ bao gồm scandi (quá nhẹ); vanadi đến kẽm (quá trình sinh học); rhodi, iridi và osmi (quá hiếm).

Tính phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

Bất chấp việc mang nghĩa đáng nghi ngờ, thuật ngữ kim loại nặng vẫn xuất hiện nhiều trong các tài liệu khoa học. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy nó ngày càng được sử dụng nhiều hơn và dường như đã trở thành một phần của ngôn ngữ khoa học. Nó được cho là một thuật ngữ chấp nhận được nhờ tính tiện lợi và dễ dùng, miễn rằng nó phải đi kèm với một định nghĩa chặt chẽ. Trái ngược với kim loại nặng là kim loại nhẹ, mà theo ám chỉ của Hiệp hội Khoáng sản, Kim loại và Vật liệu thì bao gồm "nhôm, magnesi, beryli, titani, lithi và các kim loại hoạt động khác." Các kim loại nói trên có khối lượng riêng từ 0,534 đến 4,54 g/cm3.

Vai trò sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể người 70 kg (trung bình) Nguyên tố Miligam Sắt 4000 Kẽm 2500 Chì 120 Đồng 70 Thiếc 30 Vanadi 20 Cadmi 20 Nickel 15 Seleni 14 Mangan 12 Khác 200 Tổng 7000

Một lượng nhỏ một số kim loại nặng, phần lớn ở chu kỳ 4, rất cần thiết cho một số quá trình sinh học nhất định. Chúng gồm có sắt và đồng ( và electron); cobalt (tổng hợp phức chất và trao đổi chất tế bào); kẽm (hydroxyl hóa); vanadi và mangan (điều hòa hoặc vận hành enzym); chromi (sử dụng glucose); nickel (tăng sinh tế bào); arsenic (tăng sinh trao đổi chất ở một số động vật và có thể ở người) và seleni (hoạt động chống oxy hóa và tổng hợp nội tiết tố). Chu kỳ 5 và 6 chứa ít kim loại nặng thiết yếu hơn, phù hợp với xu hướng chung rằng nguyên tố nặng hơn thường có độ phong phú thấp hơn và nguyên tố hiếm hơn thì càng ít có khả năng là chất khoáng thiết yếu. Ở chu kỳ 5, molybden là nguyên tố cần thiết để làm xúc tác cho các phản ứng oxy hóa khử; cadmi được một số loại tảo silic biển dùng với cùng mục đích trên; thiếc cần có cho sự sinh trưởng của một số loài. Ở chu kỳ 6, wolfram là nguyên tố thiết yếu cho các quá trình trao đổi chất đối với một số cổ khuẩn và vi khuẩn. Trung bình trong một cơ thể người trọng lượng 70 kg có khoảng 0,01% kim loại nặng (~7 g, tương đương với khối lượng hai hạt đậu khô, trong đó ba thành phần chính là sắt với 4 g, kẽm 2,5 g và chì 0,12 g), 2% kim loại nhẹ (~1,4 kg, khối lượng một chai rượu) và gần 98% là phi kim (phần lớn là nước).

Thiếu đi bất kỳ kim loại nặng thiết yếu nào thuộc chu kỳ 4–6 nói trên có thể làm tăng tính mẫn cảm với ngộ độc kim loại nặng (ngược lại, dùng quá nhiều có thể gây ). Một số ít kim loại nặng vi lượng được ghi nhận có tác dụng sinh học. Gali, germani (một á kim), indi và phần lớn nguyên tố họ Lanthan có thể kích thích trao đổi chất và titani giúp đẩy mạnh sinh trưởng ở thực vật (dù không phải lúc nào cũng được xem là kim loại nặng).

Độc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Trọng tâm của phần này chủ yếu là về tác hại nghiêm trọng nhất của kim loại nặng, bao gồm ung thư, chấn thương não và tử vong, thay vì tác hại đối với da, phổi, dạ dày, thận, gan và tim. Đối với thông tin chi tiết, xem bài Độc tính kim loại, Kim loại nặng độc hại, hoặc bài viết về các nguyên tố hoặc hợp chất tương ứng.

Kim loại nặng thường được cho là có độc tính cao hoặc gây hại với môi trường. Một số thì như vậy, trong khi số khác chỉ gây độc nếu dùng quá mức hoặc dùng ở một số dạng nhất định.

Kim loại nặng môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Chromi, arsenic, cadmi, thủy ngân và chì có khả năng gây hại cao nhất do việc được sử dụng rộng rãi, độc tính của một số kim loại trong đó dưới dạng hợp chất hoặc nguyên tố, cùng với sự phân bố rộng rãi trong môi trường. Chẳng hạn, chromi hóa trị VI có độc tính cao như hơi thủy ngân và nhiều hợp chất của thủy ngân. Năm nguyên tố trên tạo ái lực mạnh với lưu huỳnh; trong cơ thể người chúng thường liên kết, thông qua nhóm thiol (–SH), đến các enzym đóng vai trò kiểm soát tốc độ phản ứng trao đổi chất. Liên kết lưu huỳnh-kim loại tạo thành sẽ làm ức chế hoạt động bình thường của enzym liên quan, làm sức khỏe con người suy giảm, đôi khi gây tử vong. Chromi (ở dạng hóa trị VI) và arsenic là tác nhân gây ung thư; cadmi gây một căn bệnh thoái hóa xương; thủy ngân và chì làm tổn hại hệ thần kinh trung ương.

  • Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
    Tinh thể chromi và khối 1 cm3
  • Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
    Arsenic, được cất trữ kín để chống xỉn màu
  • Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
    Thanh cadmi và khối 1 cm3
  • Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
  • Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần

Chì là tạp chất kim loại nặng phổ biến nhất. Hàm lượng chì trong môi trường nước của các quốc gia công nghiệp hóa được ước tính bằng khoảng hai đến ba lần so với thời tiền công nghiệp. Là một thành phần của tetraethyl chì, (CH3CH2)4Pb, nó được dùng rộng rãi trong xăng vào những năm 1930–1970. Mặc dù việc sử dụng xăng pha chì đã gần như bị loại bỏ tại Bắc Mỹ đến năm 1996, nhưng đất bên cạnh đường sá xây dựng trước thời điểm này vẫn còn có nồng độ chì cao. Các nghiên cứu sau này đã chứng tỏ sự tồn tại mối tương quan mang ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ dùng xăng pha chì với tội phạm bạo lực tại Mỹ; khi xét đến độ trễ thời gian 22 năm (đối với tuổi trung bình của tội phạm bạo lực), đường cong tỉ lệ tội phạm bạo lực hầu như đi đúng theo đường cong tỉ lệ phơi nhiễm chì.

Một số kim loại nặng khác với tính nguy hại tiềm ẩn, thường dưới dạng tạp chất môi trường gây độc, bao gồm mangan (tổn thương hệ thần kinh trung ương); cobalt và nickel (chất gây ung thư); đồng, kẽm, seleni và bạc (rối loạn nội tiết, bất thường bẩm sinh, hoặc ảnh hưởng nói chung đối với cá, thực vật, chim và các sinh vật sống dưới nước khác); thiếc, ở dạng hợp chất hữu cơ (tổn thương hệ thần kinh trung ương); antimon (được cho là chất gây ung thư); và thali (tổn thương hệ thần kinh trung ương).

Kim loại nặng đa lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại nặng thiết yếu cho sự sống có thể gây độc nếu dùng lượng quá nhiều; một số kim loại có dạng gây độc đáng chú ý. Vanadi pentoxide (V2O5) là chất gây ung thư ở động vật và gây hư hại DNA khi hít phải. Ion permanganat tím MnO– 4 là chất gây độc cho gan và thận. Ăn uống nhiều hơn 0,5 gam sắt có thể gây trụy tim; hiện tượng quá liều như vậy xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em và có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nickel carbonyl (Ni(CO)4), ở mật độ 30 phần triệu, có khả năng gây suy hô hấp, chấn thương não và tử vong. Uống một gam đồng(II) sulfat (CuSO4) trở lên có thể gây chết, hoặc ít nhất là tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng. Hấp thụ khoảng 5 miligam seleni trở lên, lớn hơn khoảng 10 lần mức nhu cầu khuyến nghị tối đa hằng ngày 0,45 miligam, gây ra độc tính mạnh; ngộ độc về lâu dài có thể gây liệt.

Kim loại nặng khác[sửa | sửa mã nguồn]

Một số ít kim loại nặng không thiết yếu khác có một hoặc nhiều dạng gây độc. Các ca suy thận và tử vong đã được ghi nhận do ăn thực phẩm chức năng chứa germani (~15 đến 300 g tổng lượng tiêu thụ trong vòng hai tháng đến ba năm). Phơi nhiễm osmi tetroxide (OsO4) có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn, dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Muối indi gây độc khi ăn phải với liều lượng vài miligam trở lên, ảnh hưởng đến thận, gan và tim. Cisplatin (PtCl2(NH3)2), một thuốc quan trọng dùng để tiêu diệt tế bào ung thư, cũng là chất độc đối với thận và hệ thần kinh. Hợp chất của bismuth có khả năng gây tổn thương gan nếu dùng quá liều; hợp chất urani không tan cùng với bức xạ nguy hiểm phát ra có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.

Nguồn phơi nhiễm[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại nặng có thể làm suy giảm chất lượng không khí, nước và đất, kéo theo đó gây ra các vấn đề về sức khỏe ở thực vật, động vật và người, khi chúng tích tụ dần do hoạt động công nghiệp. Các nguồn kim loại nặng chủ yếu trong trường hợp này bao gồm khai thác mỏ và chất thải công nghiệp; khí thải xe cộ; pin chì-acid; phân bón; sơn; gỗ đã qua xử lý; cơ sở hạ tầng cấp nước xuống cấp; và vi nhựa trôi nổi trên các đại dương. Một số ví dụ gần đây về ô nhiễm kim loại nặng bao gồm sự xuất hiện bệnh Minamata ở Nhật Bản (1932–1968; các vụ kiện đang diễn ra tại thời điểm năm 2016); thảm họa đập Mariana ở Brazil tháng 11 năm 2015; hay nồng độ chì cao trong nước uống cấp cho người dân tại Flint, Michigan, ở vùng đông bắc nước Mỹ.

Quá trình hình thành, độ phong phú, tồn tại và điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại nặng trên vỏ Trái Đất: độ phong phú theo khối lượng và nguồn (hoặc nơi) tồn tại chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1 H He 2 Li Be B C N O F Ne 3 Na Mg Al Si P S Cl Ar 4 K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr 5 Rb Sr Y Zr Nb Mo Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe 6 Cs Ba

Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Lu Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi 7 Ra
Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
La Ce Pr Nd Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb
Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Th Pa U

Phổ biến nhất (56.300 ppm)

Hiếm (0,01–0,99 ppm)

Phổ biến (100–999 ppm)

Rất hiếm (0,0001–0,0099 ppm)

Ít gặp (1–99 ppm)

Ít phổ biến nhất (~0,000 001 ppm)

Kim loại nặng bên trái đường phân cách tồn tại (hoặc có nguồn gốc) chủ yếu ở dạng ưa đá; với kim loại ở bên phải, ở dạng ưa lưu huỳnh ngoại trừ vàng (ưa sắt) và thiếc (ưa đá).

Các kim loại nặng cho đến khoảng lân cận của sắt (trong bảng tuần hoàn) phần lớn được tạo thành qua tổng hợp hạt nhân sao. Trong quá trình này, những nguyên tố nhẹ từ hydro đến silic trải qua các phản ứng nhiệt hạch liên tiếp trong các ngôi sao, giải phóng ánh sáng và nhiệt đồng thời hình thành các nguyên tố nặng hơn với số hiệu nguyên tử cao hơn.

Kim loại nặng nặng hơn thường không được tạo ra bằng cách trên do phản ứng nhiệt hạch với những hạt nhân loại này sẽ thu thay vì giải phóng năng lượng. Thay vào đó, chúng chủ yếu được tổng hợp (từ các nguyên tố có số hiệu nguyên tử thấp hơn) qua việc bắt giữ neutron lặp đi lặp lại, với hai dạng chính là quá trình s và quá trình r. Trong quá trình s ("s" viết tắt cho chữ "slow" có nghĩa là "chậm"), mỗi lần bắt neutron cách nhau khoảng vài năm hoặc vài chục năm, khiến hạt nhân kém bền hơn bị phân rã beta, trong khi ở quá trình r ("rapid", nhanh), việc bắt neutron xảy ra nhanh hơn sự phân rã của hạt nhân. Vì vậy, quá trình s diễn ra theo một con đường tương đối rõ ràng: ví dụ, hạt nhân cadmi-110 bền liên tục bị các neutron tự do bắn phá bên trong một ngôi sao đến khi chúng tạo thành hạt nhân cadmi-115, vốn không bền và bị phân rã để tạo ra indi-115 (gần bền, với chu kỳ bán rã khoảng 30.000 lần tuổi của vũ trụ). Các hạt nhân này tiếp tục bắt neutron để hình thành indi-116 (không bền) và phân rã thành thiếc-116, v.v. Ngược lại, quá trình r lại không có con đường nào như vậy. Quá trình s dừng lại ở bismuth do chu kỳ bán rã ngắn của hai nguyên tố tiếp theo, poloni và astatin, vốn phân rã thành bismuth hoặc chì. Quá trình r nhanh đến mức nó có thể bỏ qua "vùng không ổn định" này và tạo ra các nguyên tố nặng hơn như thori và urani.

Kim loại nặng ngưng tụ trong các hành tinh do các quá trình tiến hóa và phá hủy sao. Một ngôi sao mất đi phần lớn khối lượng do bị thổi bay vào khoảng cuối vòng đời của nó, và đôi lúc về sau do kết quả của sự hợp nhất sao neutron, làm tăng mật độ của các nguyên tố nặng hơn heli trong môi trường liên sao. Khi lực hấp dẫn làm cho vật chất này liên kết lại và sụp đổ, thì các ngôi sao và hành tinh mới được hình thành.

Vỏ Trái Đất chứa khoảng 5% kim loại nặng về khối lượng, trong đó sắt chiếm 95%; kim loại nhẹ (~20%) và phi kim (~75%) chiếm 95% phần lớp vỏ còn lại. Dù tương đối khan hiếm, kim loại nặng có thể tích lũy dần đến lượng khai thác được về mặt kinh tế do sự hình thành núi, xói mòn hoặc các quá trình địa chất khác.

Kim loại nặng chủ yếu có ở dạng ưa đá hoặc ưa lưu huỳnh (theo phân loại Goldschmidt). Kim loại nặng ưa đá đa phần gồm nguyên tố khối f cùng một số nguyên tố hoạt động mạnh nhất của khối d trong bảng tuần hoàn. Chúng có ái lực mạnh với oxy và phần lớn tồn tại dưới dạng khoáng vật silicat với khối lượng riêng tương đối thấp. Kim loại nặng ưa lưu huỳnh chủ yếu gồm những nguyên tố hoạt động yếu của khối d cùng với các kim loại và á kim thuộc khối p, chu kỳ 4–6 trong bảng tuần hoàn. Chúng thường được tìm thấy trong khoáng vật sulfide (không tan). Với khối lượng riêng nặng hơn loại ưa đá dẫn đến bị chìm sâu hơn trong lớp vỏ ở thời điểm đông đặc, loại ưa lưu huỳnh dễ có xu hướng giảm đi mật độ phân bố so với loại ưa đá.

Mặt khác, vàng là một nguyên tố ưa sắt và khó tạo thành hợp chất với oxy hoặc lưu huỳnh. Vào thời điểm Trái Đất hình thành, là kim loại quý (trơ) nhất, vàng bị chìm xuống vào bên trong do có xu hướng tạo thành hợp kim có khối lượng riêng lớn. Do đó, nó là một kim loại tương đối hiếm. Một số kim loại nặng quý (kém hơn) khác—molybden, rheni, kim loại nhóm platin (rutheni, rhodi, paladi, osmi, iridi và platin), germani và thiếc—đều có thể xem là thuộc nhóm ưa sắt khi chỉ xét về mức độ phân bố trong toàn bộ Trái Đất (tính cả lõi, và lớp vỏ), thay vì chỉ lớp vỏ. Các kim loại trên tồn tại trên vỏ với lượng nhỏ, chủ yếu dưới dạng ưa lưu huỳnh (đặc tính này kém hơn ở dạng kim loại thiên nhiên).

Nồng độ kim loại nặng bên dưới lớp vỏ thường cao hơn, với hầu hết trong đó có ở lõi đa phần chứa sắt-silic-nickel. Ví dụ, platin chiếm khoảng 1 phần tỷ ở lớp vỏ trong khi mật độ phân bố trong lõi của nó được cho là cao hơn gần 6.000 lần. Một số suy đoán gần đây cho thấy urani (và thori) trong lõi có thể tạo ra lượng nhiệt đáng kể thúc đẩy kiến tạo mảng và (sau cùng) duy trì từ trường Trái Đất.

Việc khai thác kim loại nặng từ quặng của chúng phụ thuộc một cách phức tạp vào loại quặng, tính chất hóa học của kim loại và tính kinh tế của các phương pháp chiết tách khác nhau. Tùy theo mỗi quốc gia hoặc nhà máy luyện kim khác nhau sẽ có những quy trình khác nhau được áp dụng, có thể khác với một số kỹ thuật chung được liệt kê dưới đây.

Nói chung (với một số ngoại lệ), kim loại nặng ưa đá có thể tách từ quặng chứa nó qua xử lý về điện hoặc hóa học, còn kim loại nặng ưa lưu huỳnh thu được bằng cách nung quặng sulfide để tạo oxide tương ứng rồi làm nóng để được kim loại thô. Radi tồn tại ở lượng quá nhỏ để khai thác về mặt kinh tế và thay vào đó được chiết ra từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Kim loại nhóm platin ưa lưu huỳnh (PGM) chủ yếu có ở lượng nhỏ (hỗn hợp) với quặng ưa lưu huỳnh khác. Quặng loại này cần được nấu luyện, nung và chiết lọc với acid sulfuric để tạo phần lắng chứa PGM. Phần này sau đó được tinh chế hóa học để thu được những kim loại riêng lẻ ở dạng tinh khiết. So với các kim loại khác, PGM có giá cao do tính khan hiếm và chi phí sản xuất lớn.

Vàng, một kim loại ưa sắt, thường được thu lại nhiều nhất bằng cách hòa tan quặng chứa nó trong dung dịch cyanide. Vàng này tạo thành dicyanoaurate(I), ví dụ:

2 Au + H2O + ½ O2 + 4 KCN → 2 K[Au(CN)2] + 2 KOH.

Kẽm được cho thêm vào hỗn hợp và đẩy vàng ra khỏi muối vừa thu được do hoạt động hóa học mạnh hơn vàng:

2 K[Au(CN)2] + Zn → K2[Zn(CN)4] + 2 Au.

Vàng kết tủa dưới dạng bùn, sau đó được lọc ra và nấu chảy.

So sánh tính chất với kim loại nhẹ[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tính chất vật lý và hóa học chung của kim loại nhẹ và nặng được tóm tắt trong bảng dưới đây. Việc so sánh phải được thực hiện một cách cẩn trọng do các thuật ngữ kim loại nhẹ và kim loại nặng không phải lúc nào cũng được định nghĩa một cách thống nhất. Đồng thời, tính chất vật lý về độ cứng và độ bền kéo có thể khác nhau rất nhiều tùy vào độ tinh khiết, kích thước vi tinh thể và quá trình tiền xử lý.

Tính chất của kim loại nhẹ và kim loại nặng Tính chất vật lý Kim loại nhẹ Kim loại nặng Khối lượng riêng Thường thấp hơn Thường cao hơn Độ cứng Thường mềm, dễ cắt hoặc uốn cong Hầu hết khá cứng Độ giãn nở nhiệt Đa phần lớn hơn Đa phần nhỏ hơn Nhiệt độ nóng chảy Đa phần thấp Thấp đến rất cao Độ bền kéo Đa số thấp hơn Đa số cao hơn Tính chất hóa học Kim loại nhẹ Kim loại nặng Vị trí trong bảng tuần hoàn Đa số ở nhóm 1 và 2 Hầu hết ở nhóm 3 đến 16 Độ phong phú trên vỏ Trái Đất Cao hơn Thấp hơn Phân loại địa hóa Ưa đá Ưa đá hoặc ưa lưu huỳnh (Au ưa sắt) Mức độ phản ứng Cao hơn Thấp hơn Sulfide Tan đến không tan Cực kỳ không tan Hydroxide Tan đến không tan Thường không tan Muối Phần lớn tạo dung dịch không màu trong nước Phần lớn tạo dung dịch có màu trong nước Phức chất Đa số không màu Đa số có màu Vai trò sinh học Gồm nguyên tố đa lượng (Na, Mg, K, Ca) Gồm nguyên tố vi lượng (V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, Mo)

Những đặc tính trên giúp chúng ta dễ dàng phân biệt một kim loại nhẹ như natri với một kim loại nặng như wolfram, nhưng sự khác biệt này không còn rõ ràng đối với những kim loại ở vùng ranh giới. Kim loại cấu trúc nhẹ như beryli, scandi và titani có một số đặc tính của kim loại nặng như nhiệt độ nóng chảy cao; kim loại nặng hậu chuyển tiếp như kẽm, cadmi và chì có một số đặc tính của kim loại nhẹ như: tương đối mềm, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn; và chủ yếu tạo thành các phức chất không màu.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại nặng có mặt ở hầu hết khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Sắt có thể là kim loại nặng phổ biến nhất do chiếm 90% lượng kim loại tinh chế. Platin có thể là kim loại nặng có mặt rộng rãi nhất vì nó được cho là được tìm thấy trong, hoặc sử dụng để sản xuất, 20% lượng mặt hàng tiêu dùng.

Một số ứng dụng thường gặp của kim loại nặng được dựa trên các tính chất chung của kim loại như tính dẫn điện và tính phản xạ, hoặc những đặc tính chung của kim loại nặng như khối lượng riêng và độ bền. Một số ứng dụng khác phụ thuộc vào tính chất của nguyên tố cụ thể, chẳng hạn như vai trò sinh học (là chất dinh dưỡng hoặc chất độc) hoặc một số tính chất nguyên tử cụ thể khác, bao gồm: orbital d hoặc f lấp đầy một phần (trong nhiều kim loại nặng chuyển tiếp, thuộc họ Lanthan và Actini) để tạo hợp chất có màu; khả năng để phần lớn ion kim loại nặng (như platin, ceri và bismuth) tồn tại ở nhiều trạng thái oxy hóa khác nhau dẫn đến đóng vai trò xúc tác; orbital 3d hoặc 4f xen phủ kém (trong sắt, cobalt và nickel, hoặc kim loại nặng họ Lanthan từ europi đến thulium) gây hiệu ứng từ; số hiệu nguyên tử và mật độ electron cao làm cơ sở cho các ứng dụng khoa học hạt nhân. Những ứng dụng điển hình của kim loại nặng có thể được chia thành sáu nhóm chính dưới đây.

Ứng dụng dựa trên trọng lượng hoặc khối lượng riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Trong đàn cello (như hình) hoặc viola, dây C đôi khi có kết hợp thêm wolfram; khối lượng riêng lớn của nó giúp hạ đường kính dây và cải thiện độ nhạy của dây.

Một số ứng dụng của kim loại nặng, bao gồm trong thể thao, kỹ thuật cơ khí, vũ khí quân sự và khoa học hạt nhân được dựa trên khối lượng riêng tương đối lớn của chúng. Trong lặn dưới nước, chì được dùng làm vật dằn; trong đua ngựa có chấp, mỗi con ngựa phải mang theo vật nặng bằng chì với khối lượng xác định dựa vào nhiều yếu tố bao gồm thành tích trước đây để đảm bảo tính công bằng. Trong golf, chi tiết chèn làm bằng wolfram, đồng hoặc đồng thau trong gậy đường bóng làm hạ trọng tâm của gậy xuống, giúp người chơi dễ dàng đưa bóng lên trời; bóng golf với lõi bằng wolfram được cho là có đặc tính bay tốt hơn. Trong câu cá bằng ruồi, dây câu chìm có một lớp phủ PVC bao bằng bột wolfram để nó chìm với tốc độ cần thiết. Đối với thể thao điền kinh trong sân vận động, quả cầu thép dùng trong môn ném búa và đẩy tạ được làm đầy bằng chì nhằm đạt trọng lượng tối thiểu quy định theo luật quốc tế. Wolfram trước đây từng được sử dụng trong búa ném ít nhất đến năm 1980; kích thước tối thiểu của quả cầu được nâng lên vào năm 1981 nhằm loại bỏ sự cần thiết phải dùng một kim loại đắt đỏ (chi phí gấp ba lần các loại búa ném khác) vốn không có sẵn ở tất cả các nước. Búa ném bằng wolfram nặng đến mức đâm quá sâu vào mặt cỏ.

Trong kỹ thuật cơ khí, kim loại nặng được dùng làm vật dằn trong tàu thuyền, máy bay và xe cơ giới; hoặc trong vật nặng cân bằng ở bánh xe và trục khuỷu, con quay hồi chuyển và thiết bị đẩy (chân vịt tàu, cánh quạt máy bay), và khớp ly hợp ly tâm, trong điều kiện cần trọng lượng tối đa ở không gian tối thiểu (chẳng hạn như trong bộ máy đồng hồ).

Khối lượng riêng của đạn càng lớn, độ hữu hiệu của nó khi xuyên qua tấm bọc thép càng cao ... Os, Ir, Pt và Re ... có giá đắt ... U là sự kết hợp hấp dẫn giữa khối lượng riêng lớn, chi phí hợp lý và độ bền chống gãy cao.

AM Russell và KL Lee Structure–property relations in nonferrous metals (2005, tr. 16)

Về mặt vũ khí quân sự, wolfram hoặc urani được sử dụng trong bảo vệ phương tiện quân sự và đạn mũi tên xuyên, cũng như trong vũ khí hạt nhân để tăng hiệu suất (qua phản xạ neutron và làm chậm quá trình giãn nở của vật liệu phản ứng trong giây lát). Vào những năm 1970, tantal được phát hiện có hiệu suất cao hơn đồng trong lượng nổ lõm và lõi xuyên giáp nổ tạo hình (EFP) do khối lượng riêng cao hơn giúp tập trung lực lớn hơn, cùng khả năng biến dạng tốt hơn. Kim loại nặng ít độc như đồng, thiếc, wolfram và bismuth và có thể có mangan (cùng với bor, một á kim), đã thay thế chì và antimon trong đạn xanh do một số quân đội sử dụng và trong một số loại đạn dược bắn tiêu khiển. Đã có những nghi ngờ được đặt ra về độ an toàn (hoặc độ thân thiện với môi trường) của wolfram. Do vật liệu có khối lượng riêng lớn hấp thụ nhiều phóng xạ hơn, nên kim loại nặng có vai trò quan trọng trong bảo vệ phóng xạ và chuẩn trực tia phóng xạ trong máy gia tốc hạt tuyến tính và trong trị liệu bức xạ.

Ứng dụng dựa trên độ bền[sửa | sửa mã nguồn]

Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Tượng Nữ thần Tự do. Phần ứng bằng hợp kim thép không gỉ tạo sức bền cho cấu trúc; lớp vỏ bằng đồng tạo khả năng chống ăn mòn.

Độ bền của các kim loại nặng như chromi, sắt, nickel, đồng, kẽm, molybden, thiếc, wolfram và chì cùng các hợp kim của chúng đã mang lại tính hữu dụng cho việc sản xuất nhiều sản phẩm như công cụ, máy móc, đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp, đường ống, đường ray, công trình xây dựng và cầu đường, ô tô, khóa, đồ nội thất, tàu thuyền, máy bay, tiền đúc và đồ trang sức. Chúng còn là phụ gia hợp kim để tăng cường cho tính chất của các kim loại khác. Trong 24 nguyên tố có trong tiền đúc được lưu hành trên thế giới, chỉ có carbon và nhôm không phải là kim loại nặng. Vàng, bạc và platin được dùng trong trang sức; tương tự đối với (chẳng hạn) nickel, đồng, indi và cobalt trong vàng màu. Trang sức giá rẻ và có thể được làm (đến một mức nhất định) bằng kim loại nặng như chromi, nickel, cadmi hoặc chì.

Đồng, kẽm, thiếc và chì là những kim loại yếu hơn về mặt cơ học nhưng có đặc tính chống ăn mòn hữu ích. Dù mỗi kim loại trong số này sẽ phản ứng với không khí, nhưng lớp màng thu được gồm nhiều muối đồng, kẽm carbonat, thiếc oxide, hoặc hỗn hợp chì oxide, carbonat và sulfat, sẽ tạo ra những đặc tính bảo vệ có ích. Đồng và chì do đó được dùng làm vật liệu mái nhà chẳng hạn; kẽm đóng vai trò là chất chống ăn mòn trong thép mạ kẽm; và thiếc có vai trò tương tự trong lon thiếc.

Khả năng gia công và chống ăn mòn của sắt và chromi tăng lên bằng cách thêm gadolini; tính chống rão của nickel được cải thiện khi cho thêm thori. Teluri được thêm vào hợp kim đồng và thép để cải thiện khả năng gia công; vào chì để giúp nó cứng hơn và bền hơn với acid.

Sinh học và hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Ceri(IV) oxide được dùng làm xúc tác trong lò nướng tự làm sạch

Người ta đã biết tác dụng diệt khuẩn của một số kim loại nặng từ thời cổ đại. Platin, osmi, đồng, rutheni và các kim loại nặng khác (bao gồm arsenic) đã được ứng dụng hoặc cho thấy tiềm năng trong các liệu pháp điều trị ung thư. Antimon (chống sinh vật nguyên sinh), bismuth (chống loét), vàng (chống viêm khớp) và sắt (chống sốt rét) cũng rất quan trọng trong y học. Đồng, kẽm, bạc, vàng hoặc thủy ngân đều có trong các dạng chất sát trùng; một lượng nhỏ một số kim loại nặng được dùng để kiểm soát sự sinh trưởng của tảo trong tháp giải nhiệt chẳng hạn. Tùy vào mục đích sử dụng làm phân bón hoặc chất diệt khuẩn, sản phẩm nông hóa học có thể chứa các kim loại nặng như chromi, cobalt, nickel, đồng, kẽm, arsenic, cadmi, thủy ngân hoặc chì.

Một vài kim loại nặng được dùng làm xúc tác trong xử lý nhiên liệu (ví dụ như rheni), sản xuất cao su và sợi tổng hợp (bismuth), thiết bị kiểm soát khí thải (paladi) và trong lò nướng tự làm sạch (ceri(IV) oxide ở thành lò giúp oxy hóa bã thực phẩm gốc carbon). Kim loại nặng còn tạo thành xà phòng không tan dùng trong mỡ bôi trơn, chất làm khô sơn và thuốc diệt nấm (ngoại trừ lithi, kim loại kiềm và ion amoni tạo thành xà phòng tan).

Tạo màu và quang học[sửa | sửa mã nguồn]

Neodymi sulfat (Nd2(SO4)3), dùng để tạo màu cho đồ thủy tinh

Màu của thủy tinh, men gốm, sơn, chất màu và chất dẻo thường được tạo ra khi thêm kim loại nặng (hoặc hợp chất của chúng) như chromi, mangan, cobalt, đồng, kẽm, seleni, zirconi, molybden, bạc, thiếc, praseodymi, neodymi, erbi, wolfram, iridi, vàng, chì hoặc urani. Mực xăm có thể chứa các kim loại nặng như chromi, cobalt, nickel và đồng. Độ phản xạ cao của một số kim loại nặng đóng vai trò quan trọng trong chế tạo gương, bao gồm dụng cụ thiên văn chính xác cao. Chóa đèn pha được dựa trên độ phản xạ cực tốt của một màng mỏng rhodi.

Điện tử, nam châm và chiếu sáng[sửa | sửa mã nguồn]

Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Nhà máy điện mặt trời Topaz ở miền nam California, Mỹ bao gồm 9 triệu tấm pin cadmi-teluri trải dài trên diện tích 25,6 kilomet vuông (9,5 dặm vuông)

Kim loại nặng hoặc các hợp chất của chúng có trong linh kiện điện tử, điện cực cùng với hệ thống mạch điện và tấm quang năng, ở đó chúng có thể làm chất dẫn diện, bán dẫn hoặc cách điện. Bột molybden có trong mực phủ mạch in. Anode titani đã phủ rutheni(IV) oxide được dùng để sản xuất chlor trong công nghiệp. Mạng điện gia đình phần lớn được đấu nối bằng dây đồng do đặc tính dẫn điện tốt của nó. Bạc và vàng được sử dụng trong các thiết bị điện và điện tử, đặc biệt là công tắc tiếp xúc nhờ tính dẫn điện tốt và khả năng chống lại hoặc giảm thiểu sự hình thành tạp chất trên bề mặt của chúng. Hai chất bán dẫn cadmi(II) teluride và gali(III) arsenide được ứng dụng trong sản xuất tấm quang năng. Hafni(IV) oxide, một chất cách điện, được dùng để điều chỉnh điện áp trong vi mạch; tantal(V) oxide, một chất cách điện khác, có trong tụ điện của điện thoại di động. Kim loại nặng đã được sử dụng trong pin điện trong hơn 200 năm, ít nhất từ khi Volta phát minh ra pin đồng và bạc mang tên mình vào năm 1800. Promethi, lanthan và thủy ngân là ba kim loại nặng khác lần lượt được tìm thấy trong pin nguyên tử, pin nickel hydride kim loại và pin cúc áo.

Nam châm được làm từ các kim loại nặng như mangan, sắt, cobalt, nickel, niobi, bismuth, praseodymi, neodymi, gadolini và dysprosi. Nam châm neodymi là loại nam châm vĩnh cửu mạnh nhất có trên thị trường. Chúng là thành phần chính trong khóa cửa xe ô tô, hệ thống khởi động, bơm nhiên liệu và cửa sổ điện, chẳng hạn.

Kim loại nặng còn được dùng trong chiếu sáng, laser và diode phát quang (LED). Màn hình phẳng thường kết hợp thêm một màng mỏng indi thiếc oxide dẫn điện. Đèn huỳnh quang phụ thuộc vào hơi thủy ngân để hoạt động. Laser hồng ngọc tạo những chùm sáng màu đỏ đậm bởi các nguyên tử chromi kích thích; các nguyên tố họ Lanthan cũng được sử dụng nhiều trong laser. Gali, indi và arsenic; đồng, iridi và platin được dùng trong LED (trong đó đồng, iridi và platin dùng ở LED hữu cơ).

Hạt nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Vàng nặng hơn sắt bao nhiêu lần
Một đèn phát tia X với anode quay điển hình; anode làm bằng một hợp kim wolfram-rheni trên lõi làm từ molybden, được lót bằng than chì.

Kim loại nặng với số hiệu nguyên tử lớn có một vài ứng dụng thích hợp trong chụp ảnh y khoa, hiển vi điện tử và khoa học hạt nhân. Trong chụp ảnh y khoa, các kim loại nặng như cobalt hay wolfram là thành phần tạo nên vật liệu anode trong đèn phát tia X. Trong hiển vi điện tử, kim loại nặng như chì, vàng, paladi, platin hoặc urani được dùng để tạo nên lớp phủ dẫn điện và đưa chùm electron vào mẫu vật sinh học qua nhuộm, nhuộm âm tính hoặc lắng đọng chân không. Trong khoa học hạt nhân, hạt nhân của các kim loại nặng như chromi, sắt hoặc kẽm đôi lúc được bắn phá vào các hạt nhân kim loại nặng khác để hình thành nguyên tố siêu nặng; kim loại nặng cũng được dùng làm bia phá vỡ để tạo neutron hoặc đồng vị phóng xạ như astatin (sử dụng chì, bismuth, thori hoặc urani).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú giải[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Các tiêu chí bao gồm, khối lượng riêng: (1) trên 3,5 g/cm3; (2) trên 7 g/cm3; khối lượng nguyên tử: (3) > 22,98; (4) > 40 (trừ kim loại khối s hoặc khối f); (5) > 200; số hiệu nguyên tử: (6) > 20; (7) 21–92; đặc tính hóa học: (8) Dược điển Mỹ; (9) định nghĩa dựa vào bảng tuần hoàn của Hawkes (trừ họ Lanthan và Actini); và (10) phân loại hóa sinh của Nieboer và Richardson. Dữ liệu khối lượng riêng của các nguyên tố chủ yếu lấy từ Emsley. Khối lượng riêng của At, Fr và các nguyên tố 100–117 là giá trị dự đoán. Khối lượng riêng chỉ định đối với Fm, Md, No và Lr được xác định dựa trên khối lượng nguyên tử, bán kính kim loại (ước tính), và cấu trúc tinh thể xếp chặt (theo dự đoán). Dữ liệu khối lượng nguyên tử lấy từ Emsley, phía trong bìa sau.
  2. Tuy nhiên, á kim bị loại trừ ra khỏi định nghĩa dựa trên bảng tuần hoàn của Hawkes do ông cho rằng "không cần thiết xác định có nên xem bán kim loại [á kim] là kim loại nặng hay không."
  3. Thí nghiệm này không cụ thể đối với một kim loại nhất định nào nhưng được cho là ít nhất có khả năng giúp nhận diện các nguyên tố Mo, Cu, Ag, Cd, Hg, Sn, Pb, As, Sb và Bi. Trong mọi trường hợp, khi thí nghiệm dùng hydro sulfide làm thuốc thử thì không thể nhận diện được Th, Ti, Zr, Nb, Ta hoặc Cr.
  4. Các kim loại chuyển tiếp và hậu chuyển tiếp vốn không thường tạo phức chất có màu là Sc và Y ở nhóm 3; Ag ở nhóm 11; Zn và Cd ở nhóm 12; và các kim loại nhóm 13–16.
  5. Các hợp chất sulfide và hydroxide của nguyên tố họ Lanthan (Ln) đều không tan; hydroxide có thể thu được từ dung dịch muối Ln dưới dạng kết tủa sệt có màu; và các phức chất Ln khá giống màu với ion nước tương ứng (đa số trong đó có màu). Hợp chất sulfide của nguyên tố họ Actini (An) có thể tan hoặc không tan tùy theo tác giả. Urani monosulfide hóa trị II không bị nước sôi ăn mòn. Ion actinide hóa trị III có đặc tính hóa học tương tự với ion lanthanide hóa trị III nên các hợp chất sulfide nêu trên có thể không tan, nhưng hiện tượng này không được nêu rõ ràng. Các muối sulfide hóa trị III của An bị phân hủy nhưng Edelstein và cộng sự cho rằng chúng tan trong khi Haynes cho rằng thori(IV) sulfide không tan. Ở thời kỳ đầu trong lịch sử phản ứng phân hạch, người ta đã ghi nhận rằng kết tủa bằng hydro sulfide là một phương pháp đạt hiệu quả "đáng kể" trong việc phân lập và nhận diện các nguyên tố siêu urani trong dung dịch. Tương tự, Deschlag viết rằng các nguyên tố sau urani được cho là sẽ có muối sulfide tương ứng không tan, tương đồng với kim loại chuyển tiếp thuộc hàng 3. Nhưng ông lưu ý thêm các nguyên tố sau actini được phát hiện có tính chất khác với kim loại chuyển tiếp và khẳng định chúng không tạo thành muối sulfide không tan. Tuy nhiên, hydroxide của An lại không tan và có thể kết tủa từ dung dịch muối của chúng. Cuối cùng, nhiều phức chất An có màu "đậm và sặc sỡ".
  6. Các nguyên tố nặng hơn vốn ít nhiều được cho là á kim—Ge; As, Sb; Se, Te, Po; At—thỏa mãn phần nào trong ba phần định nghĩa của Hawkes. Tất cả đều có hợp chất sulfide không tan nhưng chỉ có Ge, Te và Po rõ ràng là có hợp chất hydroxide không tan một cách hữu hiệu. Trừ At, các kim loại trên đều thu được ở dạng kết tủa (sulfide) có màu từ dung dịch muối của chúng; tương tự, astatin cũng kết tủa khỏi dung dịch nhờ hydro sulfide, nhưng do người ta vẫn chưa thể tổng hợp At với lượng đủ đến mức quan sát được nên chưa rõ màu của kết tủa là gì. Do là các nguyên tố khối p nên phức chất của chúng thường không màu.
  7. Thuật ngữ loại A và loại B tương đồng với thuật ngữ "acid cứng" và "base mềm" đôi khi được dùng để chỉ đặc tính của ion kim loại trong môi trường vô cơ.
  8. Be và Al là ngoại lệ đối với xu hướng chung nói trên. Hai nguyên tố này có giá trị độ âm điện cao hơn một chút. Vì tương đối nhỏ nên các ion +2 hoặc +3 của chúng có mật độ điện tích cao, làm phân cực các đám mây electron lân cận. Kết quả cuối cùng là các hợp chất Be và Al mang đặc trưng cộng hóa trị đáng kể.
  9. Nếu Gmelin dùng hệ đo lường của Anh thì ông có thể đã chọn 300 lb/ft3 làm ngưỡng phân biệt kim loại nhẹ/nặng và khi đó seleni (khối lượng riêng 300,27 lb/ft3) sẽ đủ chuẩn làm kim loại nặng, trong khi 5 g/cm3 = 312,14 lb/ft3.
  10. Chì, một chất độc tích lũy, có mật độ phân bố cao do nó được ứng dụng rộng rãi trong lịch sử, đồng thời lượng chì mà con người thải ra môi trường là rất đáng kể.
  11. Hàm lượng thiếc theo Haynes là dưới 17 mg
  12. Hàm lượng nickel theo Iyengar là 5 mg; còn Haynes là 10 mg
  13. Bao gồm 45 kim loại nặng với hàm lượng nhỏ hơn 10 mg, trong đó có As (7 mg), Mo (5), Co (1,5) và Cr (1,4)
  14. Ở đây, trong các nguyên tố vốn thường được công nhận là á kim, B và Si được xem là phi kim; Ge, As, Sb và Te là kim loại nặng.
  15. Ni, Cu, Zn, Se, Ag và Sb xuất hiện trong danh sách chất ô nhiễm độc hại của chính phủ Mỹ; Mn, Co và Sn được liệt kê trong danh mục chất ô nhiễm quốc gia của chính phủ Australia.
  16. Wolfram cũng có thể là một kim loại nặng độc hại khác.
  17. Seleni có độc tính mạnh nhất trong các kim loại nặng thiết yếu đối với động vật có vú.
  18. Các nguyên tố vết với mật độ phân bố thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng một phần nghìn tỷ của Ra và Pa (cụ thể là Tc, Pm, Po, At, Ac, Np và Pu) đều không xuất hiện trong bảng. Dữ liệu về độ phong phú lấy từ Lide và Emsley; thông tin về dạng tồn tại của nguyên tố được lấy từ McQueen.
  19. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi có tia gamma năng lượng lớn hoặc trong một môi trường giàu hydro ở nhiệt độ rất cao, hạt nhân có thể bị mất neutron hoặc nhận thêm proton dẫn đến hình thành đồng vị thiếu neutron (tương đối hiếm).
  20. Sự thổi bay vật chất khi hai sao neutron va chạm với nhau được cho là do tương tác của lực thủy triều giữa chúng, khả năng phá hủy lớp vỏ và sự gia tăng nhiệt độ một cách đột ngột (đó cũng là những gì xảy ra nếu bạn nhấn ga ô tô khi động cơ đang nguội).
  21. Sắt, cobalt, nickel, germani và thiếc cũng là các nguyên tố ưa sắt khi xét trên toàn bộ Trái Đất.
  22. Nhiệt thoát ra từ lõi trong (rắn) được tin là giúp cho lõi ngoài, vốn được làm bằng hợp kim sắt dạng lỏng, chuyển động. Chuyển động của chất lỏng này tạo ra dòng điện và làm sinh ra từ trường.
  23. Các kim loại nặng không tồn tại trong tự nhiên ở lượng đủ lớn để khai thác về mặt kinh tế (Tc, Pm, Po, At, Ac, Np và Pu) được sản xuất qua biến đổi hạt nhân. Đây cũng là phương pháp được áp dụng để điều chế kim loại nặng từ americi trở đi.
  24. Muối sulfide của kim loại nhóm 1 và 2 cùng với nhôm bị nước thủy phân; scandi, yttri và titani sulfide đều không tan.
  25. Ví dụ, hydroxide của kali, rubidi và caesi có độ tan vượt mức 100 gam trên 100 gam nước trong khi hydroxide của nhôm (0,0001) và scandi (<0,000 000 15 gam) được xem là không tan.
  26. Beryli có nhiệt độ nóng chảy được cho là "cao", ở mức 1560 K; scandi và titani nóng chảy tại 1814 và 1941 K.
  27. Kẽm là một kim loại mềm với độ cứng trên thang Mohs là 2,5; cadmi và chì có độ cứng thấp hơn, lần lượt là 2,0 và 1,5. Kẽm có nhiệt độ nóng chảy "thấp" ở mức 693 K; cadmi và chì nóng chảy tại 595 và 601 K.
  28. Mô hình phân loại này có áp dụng một số điều chỉnh và khái quát hóa nhất định về nội dung nhằm giữ số lượng nhóm phân loại trong tầm kiểm soát.
  29. Lớp vỏ này phần lớn đã chuyển thành màu lục do sự hình thành một lớp màng bảo vệ với thành phần gồm antlerit Cu3(OH)4SO4, atacamit Cu4(OH)6Cl2, brochantit Cu4(OH)6SO4, đồng(I) oxide Cu2O và tenorit CuO.
  30. Đối với kim loại họ Lanthan, đây là ứng dụng duy nhất về mặt cấu trúc do chúng có khả năng phản ứng quá cao, chi phí tương đối lớn và độ bền chỉ ở mức vừa phải.
  31. Welter chia các kim loại dùng để đúc tiền thành nhiều nhóm gồm kim loại quý (ví dụ như bạc, vàng, platin); kim loại nặng có độ bền cao (nickel); kim loại nặng có độ bền thấp (đồng, sắt, kẽm, thiếc và chì); kim loại nhẹ (nhôm).
  32. Emsley ước tính có khoảng 6 tấn vàng bị hao phí mỗi năm trên toàn cầu do nhẫn cưới 18 carat bị mài mòn từ từ.
  33. Tấm chì tiếp xúc với điều kiện khắc nghiệt của môi trường khí hậu công nghiệp và ven biển vẫn sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ.
  34. Electron tác động vào anode bằng wolfram tạo ra tia X; rheni giúp wolfram chống chịu sốc nhiệt tốt hơn; molybden và than chì đóng vai trò tản nhiệt. Molybden còn có khối lượng riêng chỉ gần bằng một nửa wolfram, làm giảm trọng lượng của anode.

Chú thích tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. , tr. 288; 374
  2. ^ , tr. 798
  3. ^ , tr. 23
  4. ^ , tr. 267
  5. ^ , tr. 452
  6. ^ , tr. 1189
  7. ^ , tr. 15
  8. ^ , tr. 534
  9. ^
  10. ^ , tr. 4
  11. ^
  12. , tr. 1691, 1723; , tr. 1182
  13. , tr. 1628, 1635, 1639, 1644
  14. , tr. 243
  15. ^ , tr. 1703
  16. , tr. 1001
  17. , tr. 5
  18. ^ , tr. 797
  19. , tr. 1415
  20. ^ , tr. 683
  21. , tr. 433
  22. ^ , tr. 511
  23. ^ , tr. 265
  24. , tr. 106: , tr. 284
  25. , tr. 297; , tr. 628
  26. , tr. 66
  27. , tr. 1796
  28. , tr. 1722–1723
  29. , tr. 1724
  30. ^ , tr. 1796
  31. , tr. 4–95
  32. , tr. 94
  33. , tr. 226
  34. ^ , tr. 209–211
  35. , tr. 478
  36. ^ , tr. 1368
  37. , tr. 2980; , tr. 592; , tr. 529
  38. , tr. 78
  39. , tr. 89
  40. ^ , tr. 416
  41. , tr. 6–7
  42. , tr. 332; 364
  43. , tr. 294; 334, 336
  44. , tr. 7
  45. , tr. 1511–1512
  46. , tr. 168; , tr. 6; , tr. 176
  47. , tr. 794–795; 800
  48. , tr. 480
  49. , tr. 1; , tr. 347–348; , tr. 93; , tr. 2–3
  50. ^ , tr. 143
  51. , tr. 71
  52. , tr. 30
  53. ^ , tr. 1
  54. , tr. 106
  55. , tr. 62
  56. , tr. 456–457
  57. , tr. ix; , tr. 369
  58. , tr. 11604-1
  59. , tr. 75
  60. , tr. x
  61. , tr. 428–429; 414; , tr. 527; , tr. 437; 21–22; 346–347; 408–409
  62. , tr. 8–9
  63. : "That which distinguishes metals from all other bodies ... is their heaviness ..." [Cái để phân biệt kim loại với mọi vật khác ... là độ nặng của chúng ...]
  64. ; , tr. 753
  65. , tr. 526
  66. , tr. 31
  67. , tr. 2
  68. , tr. 14
  69. , tr. 208
  70. , tr. 794
  71. , tr. ix
  72. , tr. 802
  73. , tr. 89; , tr. 2–3
  74. , tr. 1513
  75. ^
  76. , tr. 35; passim
  77. , tr. 280, 286; , tr. 549, 551
  78. ^ , tr. 7–48
  79. , tr. 553
  80. , tr. 47; 331; 138; 133; passim
  81. , tr. 2
  82. , tr. 604; 31; 133; 358; 47; 475
  83. , tr. 214, 218
  84. , tr. 331; 89; 552
  85. , tr. 571
  86. , tr. 24; passim
  87. , tr. 307
  88. , tr. 192; 197; 240; 120, 166, 188, 224, 269, 299, 423, 464, 549, 614; 559
  89. , tr. 794; 799
  90. , tr. 519
  91. , tr. 80
  92. , tr. 519–520; 567; , tr. 387
  93. , tr. 11528
  94. , tr. 455
  95. , tr. 59
  96. , tr. 208
  97. , tr. 208
  98. , tr. 208
  99. , tr. 42
  100. , tr. 1, 20, 35–36
  101. , tr. 311
  102. , tr. 1474, 1501
  103. ^
  104. , tr. 3, passim
  105. , tr. 259; , tr. 490
  106. , tr. 63
  107. , tr. 107–108
  108. , tr. 44
  109. , tr. 146
  110. , tr. 476
  111. , tr. 369
  112. , tr. 315
  113. , tr. 240
  114. , tr. 595
  115. , tr. 154–159
  116. , tr. 15, 17–20
  117. , tr. 12276
  118. ; , tr. 2589–2590
  119. , tr. 95–101
  120. ^ , tr. 14–17
  121. , tr. 29; passim
  122. ^ , tr. 74
  123. ^ , tr. 73–89
  124. , tr. 32, 63, 85
  125. , tr. 482
  126. , tr. 234
  127. , tr. 32, 33
  128. , tr. 23–24
  129. , tr. 383
  130. , tr. 83, 91, 102–103
  131. , tr. 210–211; , tr. 69
  132. , tr. 197
  133. , tr. 11–12
  134. , tr. 214
  135. , tr. 11
  136. , tr. 1511
  137. , tr. 403
  138. , tr. 27
  139. ;
  140. , tr. 203–204
  141. , tr. 525–528; 428–429; 414; 57–58; 22; 346–347; 408–409; , tr. 98
  142. , tr. 32 et seq.
  143. , tr. 437
  144. , tr. 208; , tr. 411–413; , tr. 332; , tr. 10–12
  145. , tr. 409
  146. , tr. 3–4
  147. , tr. 44
  148. , tr. 1277
  149. , tr. 437
  150. , tr. 186
  151. , tr. 68
  152. , tr. 55
  153. , tr. 3
  154. , tr. 180
  155. , tr. 1380
  156. ^ , tr. 335–336
  157. , tr. 520
  158. ^ , tr. 230
  159. , tr. 334
  160. , tr. 85; , tr. 4–96
  161. , tr. 230. Tuy nhiên, hai tác giả viết thêm: "Các muối sulfide của ... Ga(III) và Cr(III) thường tan và/hoặc bị phân hủy trong nước."
  162. , tr. 96
  163. , tr. 294
  164. , tr. 195
  165. , tr. 251
  166. , tr. 825
  167. , tr. 66; , tr. 478
  168. , tr. 10
  169. , tr. 158, 434, 180
  170. , tr. 603
  171. , tr. 432
  172. , tr. 338–339; 338; 411
  173. , tr. 260; 401
  174. , tr. 3
  175. , tr. 203
  176. , tr. 94
  177. , tr. 231
  178. , tr. 5
  179. , tr. 200–201
  180. , tr. 120 (mật độ electron cao); , tr. 69–70 (số hiệu nguyên tử cao)
  181. , tr. 269
  182. , tr. 10; , tr. 5–6, 17
  183. ^ , tr. 286
  184. , tr. 173
  185. , tr. 10, 13
  186. , tr. 80.5; , tr. 10
  187. , tr. 239
  188. , tr. 139
  189. , tr. 78
  190. , tr. 80
  191. ^ , tr. 102
  192. ^ , tr. 58
  193. , tr. 57
  194. , tr. 354, 801
  195. , tr. 35–37
  196. , tr. 342
  197. , tr. 314
  198. , tr. 16, 96
  199. , tr. 129
  200. , tr. 218–219
  201. ; , tr. 154
  202. ; , tr. 488
  203. , tr. 315; , tr. 126
  204. , tr. 35
  205. , tr. 299; , tr. 1401, 1407
  206. , tr. 156
  207. ^ , tr. 25
  208. , tr. 259
  209. , tr. 42
  210. , tr. 283–294; 297–333
  211. , tr. 124
  212. , tr. 235: "Here is a rugged hard metal cutter ... for cutting ... through ... padlocks, steel grilles and other heavy metals." [Đây là một máy cắt kim loại cứng chắc chắn ... để cắt ... xuyên qua ... khóa móc, lưới thép và các kim loại nặng khác.]
  213. , tr. 41
  214. , tr. 3.3–13
  215. , tr. 1729
  216. , tr. 239
  217. , tr. 437, 441
  218. , tr. 4
  219. , tr. 208
  220. , tr. 206
  221. , tr. 1238; , tr. 77
  222. , tr. 15
  223. , tr. 337, 404, 411
  224. , tr. 141; 286
  225. , tr. 625
  226. , tr. 555, 557
  227. , tr. 531
  228. , tr. 123
  229. , tr. 415
  230. ; , tr. 1, 84, 201
  231. , tr. 1529
  232. , tr. 359; , tr. 1
  233. , tr. 174
  234. , tr. 180
  235. , tr. 447; 74; 384; 123
  236. , tr. 11; , tr. 571
  237. , tr. 215
  238. , tr. 135; 313; 141; 495; 626; 479; 630; 334; 495; 556; 424; 339; 169; 571; 252; 205; 286; 599
  239. , tr. 450
  240. , tr. 334
  241. , tr. 459
  242. , tr. 409–410
  243. , tr. 323
  244. , tr. 212
  245. , tr. 428; 276; 326–327
  246. , tr. 73; 141; 141; 141; 355; 73; 424; 340; 189; 189
  247. , tr. 192; 242; 194
  248. , tr. 80; , tr. 6535
  249. ^ , tr. 177
  250. , tr. 248–249, 255
  251. , tr. 238
  252. , tr. 73
  253. , tr. 47, 367–369, 373; , tr. 302
  254. , tr. 695
  255. , tr. 69
  256. , tr. 48

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ahrland, S.; Liljenzin, J. O.; Rydberg, J. (1973). “Solution chemistry”. Trong Bailar, J. C.; Trotman-Dickenson, A. F. (biên tập). Comprehensive Inorganic Chemistry. Volume 5: The Actinides. Oxford: Pergamon Press. tr. 465–635.
  • Albutt, M.; Dell, R. (1963). The nitrites and sulphides of uranium, thorium and plutonium: A review of present knowledge. Harwell, Berkshire: UK Atomic Energy Authority Research Group.
  • Alves, A. K.; Berutti, F. A.; Sánchez, F. A. L. (2012). “Nanomaterials and catalysis”. Trong Bergmann, C. P.; de Andrade, M. J. (biên tập). Nanonstructured Materials for Engineering Applications. Berlin: Springer-Verlag. ISBN 978-3-642-19130-5.
  • Amasawa, E.; Yi Teah, H.; Yu Ting Khew, J.; Ikeda, I.; Onuki, M. (2016). “Drawing Lessons from the Minamata Incident for the General Public: Exercise on Resilience, Minamata Unit AY2014”. Trong Esteban, M.; Akiyama, T.; Chen, C.; Ikea, I.; Mino, T. (biên tập). Sustainability Science: Field Methods and Exercises. Springer International. tr. 93–116. doi:10.1007/978-3-319-32930-7_5. ISBN 978-3-319-32929-1.
  • Aoshima, K. (2012). “Itai-itai disease: cadmium-induced renal tubular osteomalacia”. Nihon Eiseigaku Zasshi. Japanese Journal of Hygiene. 67 (4): 455–463. doi:10.1265/jjh.67.455. ISSN 1882-6482. PMID 23095355.
  • Ariel, E.; Barta, J.; Brandon, D. (1973). “Preparation and properties of heavy metals”. Powder Metallurgy International. 5 (3): 126–129.
  • Atlas, R. M. (1986). Basic and Practical Microbiology. New York: Macmillan Publishing Company. ISBN 978-0-02-304350-5.
  • Baird, C.; Cann, M. (2012). Environmental Chemistry (ấn bản 5). New York: W. H. Freeman and Company. ISBN 978-1-4292-7704-4.
  • Baldwin, D. R.; Marshall, W. J. (1999). “Heavy metal poisoning and its laboratory investigation”. Annals of Clinical Biochemistry. 36 (3): 267–300. doi:10.1177/000456329903600301.
  • Ball, J. L.; Moore, A. D.; Turner, S. (2008). Ball and Moore's Essential Physics for Radiographers (ấn bản 4). Chichester: Blackwell Publishing. ISBN 978-1-4051-6101-5.
  • Ban cố vấn vật liệu quốc gia Hoa Kỳ (1971). Trends in the Use of Depleted Uranium. Washington DC: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia – Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia.
  • Ban cố vấn vật liệu quốc gia Hoa Kỳ (1973). Trends in Usage of Tungsten. Washington DC: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia – Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia.
  • Bánfalvi, G. (2011). “Heavy metals, trace elements and their cellular effects”. Trong Bánfalvi, G. (biên tập). Cellular Effects of Heavy Metals. Dordrecht: Springer. tr. 3–28. ISBN 978-94-007-0427-5.
  • Baranoff, E. (2015). “First-row transition metal complexes for the conversion of light into electricity and electricity into light”. Trong Wong, W-Y (biên tập). Organometallics and Related Molecules for Energy Conversion. Heidelberg: Springer. tr. 61–90. ISBN 978-3-662-46053-5.
  • Berea, E.; Rodriguez-lbelo, M.; Navarro, J. A. R. (2016). “Platinum Group Metal—Organic frameworks”. Trong Kaskel, S. (biên tập). The Chemistry of Metal-Organic Frameworks: Synthesis, Characterisation, and Applications. 2. Wiley-VCH Weinheim. tr. 203–230. ISBN 978-3-527-33874-0.
  • Berger, A. J.; Bruning, N. (1979). Lady Luck's Companion: How to Play... How to Enjoy... How to Bet... How to Win. New York: Harper & Row. ISBN 978-0-06-014696-2.
  • Berry, L. G.; Mason, B. (1959). Mineralogy: Concepts, Descriptions, Determinations. San Francisco: W. H. Freeman and Company.
  • Biddle, H. C.; Bush, G. L. (1949). Chemistry Today. Chicago: Rand McNally.
  • Bộ Hải quân Hoa Kỳ (2009). “Gulf of Alaska Navy Training Activities: Draft Environmental Impact Statement/Overseas Environmental Impact Statement” (PDF). Chính phủ Mỹ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  • Bonchev, D.; Kamenska, V. (1981). “Predicting the properties of the 113–120 transactinide elements”. The Journal of Physical Chemistry. 85 (9): 1177–1186. doi:10.1021/j150609a021. Bonetti, A.; Leone, R.; Muggia, F.; Howell, S. B. biên tập (2009). Platinum and Other Heavy Metal Compounds in Cancer Chemotherapy: Molecular Mechanisms and Clinical Applications

1 Khởi đồng nặng bao nhiêu kg?

6. BẢNG KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA MỘT SỐ CHẤT.

Thép nặng hơn nhôm bao nhiêu?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết, nhôm nhẹ hơn thép. Trong thực tế, khi so sánh hai tấm nhôm và thép có cùng thể tích, trọng lượng thép có thể nặng gấp ba lần trọng lượng của nhôm.

Tỷ trọng riêng của vàng là bao nhiêu?

Khối lượng riêng của vàng là 19301 kg/m3.

1 khối nhôm nặng bao nhiêu kg?

Khối lượng riêng của nhôm dao động từ 2601 ->2701 kg/m3. Thông thường khối lượng riêng của nhôm sẽ được lấy giá trị là 2700 kg/m3.