Văn học việt nam giai đoạn 1945 đến 1975

Văn học việt nam giai đoạn 1945 đến 1975

THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ VHVN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975

1. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

a). Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954

Văn học giai đoạn từ năm 1945 – 1954 phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng của

dân tộc khi đất nước giành được độc lập và cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó

sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến. Văn học giai đoạn này tập trung

khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân. Thể

hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

Với hình thức thể hiện phong phú, đa dạng như truyện ngắn, kí, thơ, văn xuôi,

kịch, lí luận phê bình… nhưng hầu hết đều các tác phẩm đều thiên về khuynh

hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Những tác phẩm và tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn xuôi gồm: Một lần tới

Thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng; Đôi mắt, Nhật ký ở rừng của Nam

Cao; Làng của Kim Lân; Vùng mỏ của Võ Huy Tâm; Kí sự Cao Lạng của Nguyễn

Huy Tưởng; Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc…

- Những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của lĩnh vực thơ kháng chiến gồm: Cảnh

Khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của Hoàng

Cầm; Tây Tiến của Quang Dũng; Đất nước của Nguyễn Đình Thi; Đồng chí của

Chính Hữu; đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

- Ngoài văn xuôi và thơ, đây cũng là giai đoạn phát triển của các thể loại kịch (Bắc

Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng; Chị Hòa của Học Phi). Riêng

mảng lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học tuy chưa phát triển mạnh nhưng cũng

có một số tác phẩm có ý nghĩa quan trọng ra đời.

b). Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964

- Giai đoạn từ năm 1955 – 1964 là chặng đường văn học xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước với nội dung bao trùm là hình ảnh

người lao động; những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa

xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan; tình cảm sâu nặng với miền Nam trong

nỗi đau chia cắt.

- Thành tựu:

  • Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực

đời sống.. Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu gồm:

· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng,

Cao điểm cuối cùng, Trước giờ nổ súng…)