Văn hóa ứng xử học đường là gì năm 2024

Văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục càng quan trọng. Cách ứng xử nhân văn nơi trường học càng thể hiện nét đẹp "tiên học lễ". Thế nhưng, thời gian qua, một số điều chưa đẹp, thậm chí là xấu xí đã xảy ra ở môi trường giáo dục, nhất là bạo lực học đường.

Bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, phụ huynh với giáo viên, giáo viên với giáo viên gây ảnh hưởng xấu đối với ngành giáo dục. Nhiều vụ bạo lực xấu xí, đau lòng đã xảy ra. Và vụ việc xảy ra ở Tuyên Quang, khi học sinh lớp 7 có hành động ném dép vào đầu giáo viên, dùng lời lẽ, hành động xúc phạm giáo viên là điều không tưởng.

Bức xúc. Buồn. Đó là tâm trạng mà chúng tôi không thể tránh khỏi trong những ngày qua. Trước khi viết bài này, tôi đã hỏi ý kiến một số giáo viên và học sinh về văn hóa ứng xử thầy-trò trong thực tế mà họ trăn trở. Một nữ giáo viên gắn bó với sự nghiệp giáo dục gần 30 năm, từng công tác ở trường công, trường tư ở tỉnh và TP.HCM cảm thán những vụ việc trò tấn công thầy cô, nhất là vụ ở Tuyên Quang khiến cô ám ảnh.

Từng là giáo viên dạy bộ môn, giám thị, quản nhiệm đối diện rất nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, cô cho biết cách ứng xử của học trò với nữ giáo viên trong trường hợp này không thể chấp nhận được.

Với góc nhìn của học trò tôi, nhiều em đã bày tỏ bức xúc trước hành động xấu xí của học sinh vô lễ với giáo viên. Một học trò lớp 12 nói với tôi: "Dù thầy cô có hành động không đúng chuẩn mực như thế nào thì học sinh cũng không nên có hành động khiếm nhã, thay vào đó, học sinh có những cách giải quyết đúng mực, chẳng hạn như báo cho nhà trường". Một học trò khác tâm sự: "Việc xúc phạm giáo viên bằng lời nói và bằng cả hành động cho thấy thất bại trong việc giáo dục con cái của phụ huynh, để con mình hỗn hào như vậy".

Văn hóa ứng xử học đường là gì năm 2024

Ứng xử văn minh, nghĩa tình trong môi trường dạy học, bất cứ thời đại nào, điều này vô cùng quan trọng

ẢNH MINH HỌA TNO

Một nam sinh lớp 12 bày tỏ mong muốn rằng giữa học sinh và giáo viên phải có mối quan hệ tôn trọng, thông cảm, thấu hiểu lẫn nhau trong môi trường giáo dục. Đặc biệt không nên áp đặt hay tư thù cá nhân. Trường học cũng như một xã hội thu nhỏ, nơi mà mọi người cùng nhau thực hiện nếp sống văn minh, nghĩa tình. Thầy trò luôn yêu thương và thấu hiểu.

Hay một nữ sinh khác chia sẻ, mọi mối quan hệ đều xuất phát từ sự tôn trọng mới giữ được sự hòa nhã tốt đẹp. Học sinh tôn trọng giáo viên phần lớn là dựa vào sự dạy dỗ và cư xử của phụ huynh đối với giáo viên, vì cách dạy của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đối với nhận thức của trẻ. Và giáo viên cũng như vậy, học trò luôn mong thầy cô vào lớp mang tâm thế vui vẻ, hòa nhã khi bước vào lớp. Giáo viên có thể mang những nỗi buồn bực riêng từ bên ngoài cuộc sống, nhưng học trò mong mỗi thầy cô để những nỗi buồn ấy ngoài khung cửa, để vào lớp với một tâm trạng tốt nhất, để không khí lớp học không căng thẳng.

Tôi luôn nghĩ rằng thầy cô ứng xử văn minh sẽ không bao giờ được dùng lời lẽ xúc phạm học trò, bởi những lời lẽ ấy sẽ gây tổn hại tâm lý các em. Và chính các học trò phải biết tôn sư trọng đạo. Trong môi trường giáo dục, để tình thầy trò trở nên tốt đẹp, điều đầu tiên là sự tôn trọng lẫn nhau. Điều tiếp theo, nhà trường, thầy cô và gia đình phải cùng phối hợp để dạy dỗ mỗi học sinh. Tránh dùng bạo lực, vì khi dùng bạo lực nghĩa là ta đã thua người khác.

Ứng xử văn minh, nghĩa tình trong môi trường dạy học, bất cứ thời đại nào, điều này vô cùng quan trọng. "Tiên học lễ" là điều trước nhất và quan trọng nhất. Tiên học lễ không chỉ ở trường học mà cũng rất cần lắm ở trường học gia đình. Và ứng xử nhân văn trong trường học cần lắm ở người lớn chúng ta. Cha mẹ cần là tấm gương "tiên học lễ" cho con em mình. Và với thầy cô, thực hiện tiên học lễ, hậu học văn hãy là "Người thầy giỏi không chỉ dạy học sinh bằng kiến thức, bằng những câu chữ có sẵn mà phải dạy bằng cả tâm hồn mình".

Báo Thanh Niên mở diễn đàn "Ứng xử văn minh trong học đường"

Trước hành vi ứng xử gây xôn xao dư luận của học sinh và cô giáo tại lớp 7C Trường THCS Văn Phú (xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Thanh Niên Online mở diễn đàn: "Ứng xử văn minh trong học đường" với mong muốn nhận được những chia sẻ, trải nghiệm, khuyến nghị, ý kiến từ độc giả để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện; giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh có cách ứng xử văn minh, phù hợp trong môi trường học đường hiện nay.

Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ [email protected]. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn "Ứng xử văn minh trong học đường".

TS. NGUYỄN THỊ THÚY CƯỜNG(*)

(*) Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Văn hóa ứng xử của sinh viên là một thành tố quan trọng của văn hóa. Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa ứng xử ngày càng trở nên quan trọng. Văn hóa ứng xử trở thành thước đo nhân cách của mỗi con người nói chung và mỗi sinh viên nói riêng. Trong bài viết này, tác giả làm rõ một số khái niệm về văn hóa ứng xử; các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số định hướng nhằm giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: mạng xã hội; toàn cầu hóa; sinh viên; văn hóa ứng xử

1. Đặt vấn đề Văn hóa ứng xử là một bộ phận quan trọng của văn hóa học đường. Văn hóa ứng xử thể hiện trình độ đạo đức, thẩm mỹ, diện mạo nhân cách của cá nhân trong cộng đồng xã hội. Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về văn hóa ứng xử. Tác giả Đỗ Long cho rằng: “Văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ và hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp lý và đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng, của xã hội”(1). Văn hóa ứng xử là cách ứng xử của con người đối với những sự việc diễn ra trong cuộc sống, được đánh giá thông qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành vi, tốc độ xử trí… Theo tác giả Phan Xuân Dũng: “Văn hóa ứng xử trong nhà trường là những biểu hiện hoạt động của mỗi cá nhân (hoặc nhóm người), được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ, sự giao tiếp và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môi trường giáo dục hàng ngày”(2). Trong khi đó, tác giả Lê Thị Hương cho rằng, ứng xử là “cách sống, cách đối nhân xử thế, cách cư xử, thái độ và hành vi của cá nhân, của nhóm xã hội đối với một vấn đề một cá nhân hay một nhóm xã hội khác”(3). Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”, với mục tiêu chung là: “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”(4). Những quan niệm trên cho thấy, văn hóa ứng xử trong nhà trường là những chuẩn mực đạo đức quy định cách ứng xử, giao tiếp của mọi người trong nhà trường với nhau về thái độ làm việc, giảng dạy, học tập và tiếp thu kiến thức, cách ứng xử với sinh viên, viên chức và người lao động. Như vậy, theo tác giả, văn hóa ứng xử trong nhà trường là các chuẩn mực mang tính đạo đức, thẩm mỹ, chi phối hành vi ứng xử của của thầy với trò, của trò với trò trong môi trường học đường được thể hiện qua lời nói, thái độ, cử chỉ, hành động… trong từng hoàn cảnh, những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, văn hóa ứng xử còn được thể hiện qua việc ứng xử với các cảnh vật, đồ vật trong nhà trường, qua sự tương tác giữa mọi người với nhau trong môi trường học đường. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong giai đoạn hiện nay Thứ nhất, mạng xã hội Hiện nay, việc đăng ký tham gia vào mạng xã hội được thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng và tiện lợi đã thu hút rất nhiều các giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi sinh viên. Mạng xã hội đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mạng xã hội là một trong những công cụ tìm kiếm thông tin, góp phần bổ sung và bồi đắp thêm những kiến thức cho người học. Mạng xã hội giúp truy cập các thông tin một cách dễ dàng, giúp kết nối với gia đình, người thân, bạn bè khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng. Mạng xã hội còn là kênh giải trí cho giới trẻ, như xem phim, nghe nhạc, hát… Bên cạnh những tác động tích cực thì mạng xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa ứng xử của của một bộ phận sinh viên theo chiều hướng tiêu cực. Việc học sinh, sinh viên lạm dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến sao nhãng việc học tập, đặc biệt là đắm chìm trong các trang ảo, ngại tham gia các hoạt đông ngoại khóa. Tình trạng một bộ phận học sinh, sinh viên nghiện game online diễn ra ngày càng nhiều. Một số sinh viên đã lấy trộm tiền của bố mẹ, ông bà, thậm chí là ăn trộm đồ, trộm tiền của những người xung quanh để theo đuổi những trò chơi trực tuyến. Điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp học hành dang dở, mà còn là con đường đưa đến các tệ nạn trong xã hội(5). Một bộ phận học sinh, sinh viên sa đà, tham gia quá sâu vào mạng xã hội đã dẫn đến thiếu sự tương tác, chia sẻ với những người xung quanh, ít thời gian dành cho người thân và bạn bè. Các em chỉ thích chú tâm vào các thông tin giật gân để câu like, nổi tiếng trên các trang mạng thay vì các em cần học tập các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân trong tương lai. Việc các em dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng xã hội cũng làm thiếu đi sự sáng tạo, không phát huy được tính độc lập, tự chủ của bản thân. Các thông tin trên mạng rất phong phú và đa dạng, có tốt, có xấu, có đúng, có sai, có thông tin đã được kiểm chứng nhưng cũng có những thông tin chưa được kiểm chứng. Trong môi trường giao tiếp không gian mạng, những thông tin cá nhân có thể ảo hóa và dễ dàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả. Sự lừa dối trên mạng xảy ra khá nhiều, một số người xem nó như một trò chơi, từ đó dần ảnh hưởng sang quan niệm về đạo đức và ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực khác. Vì vậy, khi tuổi đời còn trẻ, chưa đủ sự chín chắn, nếu quá chú tâm phụ thuộc vào mạng xã hội sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, các em cũng có khả năng mất kiểm soát hành vi, đua theo những trò bạo lực, thiếu tự tin vào chính mình, có thể bị đe dọa về mặt tinh thần. Như vậy, nếu học sinh, sinh viên không biết chọn lọc thông tin, phát huy các mặt tích cực của mạng xã hội mang lại sẽ rất dễ bị sao nhãng vào những mục tiêu không quan trọng khác. Do đó, cần hạn chế tối đa những tiêu cực trong thế giới ảo, tăng cường kiểm soát bản thân, biết cân đối thời gian để không vướng vào những sai lầm đáng tiếc. Thứ hai, toàn cầu hóa Trong quá trình toàn cầu hóa, sinh viên, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị – xã hội. Phần lớn sinh viên theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng, nên sinh hoạt tập trung trong cùng một cộng đồng với những mối quan hệ khá thân thiết. Sinh viên với tuổi đời còn trẻ, năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, từ đó quá trình toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ tới đối tượng này. Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa ứng xử của sinh viên rất phong phú và đa dạng, có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa tác động đến với văn hóa ứng xử của sinh viên tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế. Với sức trẻ, có tri thức và dễ tiếp thu cái mới, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, cùng sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viên đã hòa kịp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi. Từ đó đã tạo ra sự xích lại gần nhau của các giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở. Giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng mở rộng cũng là cơ hội tốt cho sinh viên được mở rộng tầm nhìn, tiếp cận, thụ hưởng các thành tựu văn hóa đa dạng hơn trong thời kỳ hội nhập quốc tế(6). Về mặt tiêu cực, nếu sinh viên không có khả năng chọn lọc thì có thể dễ bị “nhấn chìm” trong các yếu tố “không phù hợp” với xã hội và con người Việt Nam. Tác động của toàn cầu hóa còn làm cho một bộ phận sinh viên hình thành tâm lý sính ngoại, “học đòi”, “bắt chước” những cái mới không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam; hành xử thiếu văn hóa, đạo đức bởi ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài dẫn đến chối bỏ hoặc lãng quên truyền thống văn hóa dân tộc. Một bộ phận sinh viên bắt đầu hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa. Một bộ phận sinh viên có các quan niệm đạo đức đang bị lệch chuẩn. Chẳng hạn, có quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, mọi nơi. Thứ ba, giáo dục gia đình Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Việc tổ chức cuộc sống gia đình, việc dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ rất quan trọng. Nhân cách, đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến con cái, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành những phẩm chất, nhân cách gốc của con trẻ. Trong mỗi gia đình, cha mẹ, ông bà không chỉ giáo dục con cháu về đạo đức và văn hóa, mà còn giáo dục về thái độ, cử chỉ, giao tiếp và ứng xử lễ nghĩa, kính trên nhường dưới; đồng thời, rèn luyện cho con tính tự giác trong học tập, suy nghĩ, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp, kỹ năng sống,… giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, ý thức được trách nhiệm của mình đối với mọi người và xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế hiện nay, gia đình Việt Nam truyền thống đang có những biến đổi mạnh mẽ và chịu tác động từ xu thế toàn cầu hóa. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống cũng đã và đang thay đổi. Không ít gia đình, mối quan tâm, chăm sóc của một bộ phận cha mẹ dành cho con cái suy giảm. Một số cha mẹ chưa dành thời gian thích đáng cho con. Đây là một trong những thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống, nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ nói riêng. Thứ tư, giáo dục nhà trường Trong môi trường văn hóa học đường, thầy giáo, cô giáo luôn là những tấm gương sáng để các em học tập, noi theo. Tuy vậy, một số giảng viên vẫn còn hạn chế trong cách ứng xử văn hóa học đường. Một số giảng viên vào lớp muộn nhưng không bao giờ xin lỗi sinh viên. Một số giảng viên biết sinh viên vi phạm nghỉ quá số buổi quy định nhưng vẫn cho thi, sinh viên đi học quá trễ vẫn cho vào; một số sinh viên làm việc riêng trong giờ nhưng giảng viên vẫn không xử lý. Thậm chí, một vài giảng viên có thái độ khinh miệt hoặc quát mắng sinh viên một cách thái quá, không những không thể hiện thái độ thân thiện, không sẵn sàng giúp đỡ, mà còn gây áp lực, gây “khó dễ” cho sinh viên… Như vậy, văn hóa ứng xử của sinh viên trong giai đoạn hiện nay chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trong mỗi yếu tố đều có mặt ưu và nhược, có mặt tích cực, nhưng cũng có mặt hạn chế. Vấn đề đặt ra là mỗi sinh viên cần nhận biết những mặt tích cực của các nhân tố đó để phát huy, trau dồi văn hóa ứng xử của mình theo hướng chân, thiện, mỹ. 3. Định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay Một là, giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường và khách đến thăm, làm việc tại trường Trong mối quan hệ sinh viên với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường, sinh viên cần lễ phép, kính trọng, trung thực với cán bộ, giảng viên và nhân viên trong nhà trường. Khi chào hỏi cần có thái độ, ngôn ngữ xưng hô thể hiện sự kính trọng, phát huy truyền thống “tôn sư, trọng đạo”. Khi chưa được sự đồng ý của giảng viên thì không được ghi âm, ghi hình, chụp ảnh trong giờ học. Sinh viên cần sử dụng mạng xã hội trong những mục đích thích hợp, không nên sử dụng để phê phán cán bộ, giảng viên, cũng như nhân viên trong nhà trường. Sinh viên cần có thái độ tích cực khi bày tỏ các chính kiến, quan điểm của mình trước cán bộ, giảng viên và nhân viên trong trường. Khi có các vấn đề liên quan đến quyền lợi của tập thể, bản thân và có nguyện vọng muốn đề nghị các cán bộ, giảng viên và nhân viên trong trường giải quyết thì cần giữ bình tĩnh và khéo léo, tế nhị. Trong các hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường, sinh viên cần chủ động phối hợp tích cực, hợp tác với giảng viên để đạt kết quả tối ưu nhất. Lớp trưởng, lớp phó và các nhóm trưởng phải luôn chủ động báo cáo với giảng viên về các tình hình của lớp, như số sinh viên nghỉ học, vắng học, đi muộn hay các diễn biến tình hình của lớp… Tuyệt đối, sinh viên không nên sử dụng những mối quan hệ cá nhân đặc biệt, hay tiền bạc, vật chất để làm “công cụ” nhằm mưu cầu, thiên vị lợi ích cho bản thân mình hay cho lợi ích nhóm. Bên cạnh đó, sinh viên cần có tinh thần dũng cảm, biết lên án những hành vi vụ lợi, lợi dụng công việc để thực hiện những hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, làm xấu đi mối quan hệ thầy trò. Trong trường hợp sinh viên bị trù dập, đe dọa cần mạnh dạn báo cáo với người có thẩm quyền để làm sáng tỏ sự việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi có khách đến thăm và làm việc tại trường, sinh viên phải thể hiện phép lịch sự, chào hỏi lễ phép, tiếp đón niềm nở, có thái độ cởi mở, thân thiện, hòa nhã khi giao tiếp. Phải tận tình, hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, giải thích rõ ràng cụ thể trong phạm vi, giới hạn cho phép của mình nếu khách có yêu cầu(7). Hai là, giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với bạn bè và cộng đồng xã hội Ứng xử văn hóa trong xưng hô của sinh viên với bạn bè phải thân mật, cởi mở, trong sáng. Không gọi tên bạn gắn liền với tên cha, mẹ, hoặc không gọi tên biệt danh theo những khiếm khuyết về ngoại hình hoặc đặc điểm cá biệt về tính nết. Khi chào hỏi, bắt tay nhau hay giới thiệu với người khác phải thể hiện sự lịch sự, tránh sự cục cằn, thô thiển, không gây ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong thăm hỏi, giúp đỡ nhau phải chân thành, tế nhị, không che dấu khuyết điểm của nhau, không nên xa lánh, coi thường người khác khi bị bệnh, tàn tật hay có hoàn cảnh khó khăn. Khi chúc mừng bạn phải chân thành, vui vẻ, không gây khó xử. Ứng xử trong quan hệ đối thoại bạn bè phải chân thành, thẳng thắn và cởi mở, không nên chê bai, huơ chân, múa tay, khạc nhổ, nói tục, chửi thề mà phải biết lắng nghe tích cực và thảo luận, tranh luận phải mang tính xây dựng. Trong quan hệ bạn bè khác giới ứng xử phải đảm bảo tôn trọng, không săn đón, vồ vập, quá mức điệu bộ. Không phân biệt thành phần gia đình, tôn giáo hay có thái độ kỳ thị(8). Trong giao tiếp với cộng đồng xã hội, ứng xử của sinh viên cần lễ phép, ân cần, cởi mở, giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không được cãi vã, to tiếng, gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, cần đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không xích mích, trả thù cá nhân. Sinh viên cần thực hiện tốt các nội quy và quy định tại nơi công cộng và địa phương sinh sống. Ba là, giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với bản thân Sinh viên cần chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự giao thông, an toàn xã hội. Tích cực rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, có lối sống trung thực, khiêm tốn, lành mạnh và giản dị. Tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử và phòng chống tội phạm. Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, phát huy tự học, tự nghiên cứu. Sinh viên cần có lý tưởng sống tốt đẹp, có hoài bão, nâng cao ý thức tự lập, không ngừng phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Không ngừng rèn luyện lối sống tiết kiệm, giản dị và lành mạnh. Khi biết những khuyết điểm của người khác cần góp ý chân thành, không được bao che. Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập trung của đoàn, hội, các buổi giao lưu ngoại khóa. Sinh viên cần có tác phong nhanh nhẹn, không kêu gọi ầm ĩ, hò hét, mặc quần áo đồng phục, trang phục đúng theo quy định của nhà trường, của tổ chức. Trang phục đến trường của sinh viên phải sạch sẽ, gọn gàng đúng nội quy, quy định của nhà trường. Không ăn mặc hở hang, không nhuộm tóc, trang điểm quá lòe loẹt, tóc tai phải gọn gàng, văn minh, lịch sự. Nam sinh không nên để tóc quá dài hay cạo trọc, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài… Sinh viên cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ sở vật chất, cây xanh của nhà trường. Không đi đứng, leo trèo, ngồi lên bàn học, ngồi lên lan can, không tự động hái hoa, bẻ cành, hái lá… trong khuôn viên nhà trường. Mỗi sinh viên cần nghiêm túc thực hiện công tác tự phê bình và phê bình, thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú. Bốn là, giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với gia đình, lớp học và nhà trường Trong gia đình: văn hóa ứng xử của sinh viên trong xưng hô, mời gọi phải kính trọng, lễ phép, yêu thương, kính trọng, quan tâm mọi người trong gia đình. Trong ăn uống, đi, về trong gia đình phải chào hỏi lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng, không được kích bác, công kích người lớn tuổi. Trong quan hệ với anh, chị, em phải đảm bảo trật tự, thứ bậc, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, nhường nhịn, động viên an ủi chân thành. Mọi công việc trong gia đình phải biết chia sẻ, cùng nhau ghánh vác trách nhiệm. Trong lớp học và nhà trường: Khi ngồi trong lớp học nghe giảng bài, sinh viên cần có tư thế, tác phong nghiêm túc, giữ gìn trật tự, tôn trọng thầy cô giáo và các bạn. Không vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, quay ngửa, gục đầu, phát ngôn tùy tiện, không viết vẽ bậy lên bàn, lên vở, không nhai kẹo hay ăn quà vặt, không sử dụng điện thoại tùy tiện trong giờ học… Khi cần mượn hoặc trả đồ dùng học tập cần có thái độ nghiêm túc, lời nói nhỏ nhẹ, không làm ảnh hưởng đến lớp học. Trước khi kết thúc giờ học cần đảm bảo trật tự, không xô đẩy bàn ghế, cần giữ gìn vệ sinh chung, dọn dẹp bàn ghế gọn gàng, không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ để ra về. Sinh viên cần có thái độ tự tin, có ý chí tiến thủ, chủ động trong các hoạt động giao tiếp, nghiên cứu học tập. Luôn có diện mạo, phong thái phù hợp, mặc trang phục theo đúng quy định. Không nhuộm tóc nhiều màu, hoặc cắt tóc quá kiểu cách gây sự chú ý. Khi giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng sinh viên cần giữ bình tĩnh, từ tốn, phải vừa có lý và có tình, không được thách thức, kiêu căng, hiếu thắng, không được manh động. Phải giữ gìn sự đoàn kết, phải biết lắng nghe, đóng góp ý kiến phải chân thành, mang tính xây dựng. Khi có mâu thuẫn, vướng mắc không giải quyết được phải nhờ thầy cô giải quyết. Khi bị ốm, đau, đột xuất phải tế nhị, kín đáo, tránh làm ảnh hưởng lây lan bệnh cho người khác. Phải luôn biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và cảm ơn với mọi người. Năm là, giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với công tác học tập và rèn luyện Sinh viên cần nghiêm túc thực hiện quy chế đào tạo, quy định của công tác học sinh, sinh viên, quy định về giờ giấc học tập (bao gồm cả giờ tự học), quy định đối với học sinh, sinh viên nội, ngoại trú, quy định về nếp sống văn hóa học đường đối với người học. Tích cực, chủ động, tự giác trong quá trình tiếp thu kiến thức; tích cực tham gia thảo luận, tranh luận trên lớp. Các bài tập và đề tài được giao… cần hoàn thành tốt và đúng thời hạn. Các kiến thức đã học cần tích cực vận dụng vào cuộc sống. Trong kiểm tra, thi cử sinh viên cần có thái độ trung thực và nghiêm túc, không gian lận dưới mọi hình thức. Khi mắc vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường hay các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên cần tự giác khắc phục và sửa chữa lỗi lầm. Trong các hoạt động học tập, các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua do các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phát động sinh viên cần tích cực tham gia nhiệt tình và đầy đủ. Đồng thời, phải tích cực phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, có ý thức rèn luyện kỹ năng sống. 4. Kết luận Bài viết đã làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử của sinh viên; những yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong giai đoạn hiện nay, cả tác động tích cực và tiêu cực. Vì vậy, việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong mối quan hệ với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường và khách đến thăm, làm việc tại trường; giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với bạn bè và cộng đồng xã hội; giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với bản thân; giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với gia đình, lớp học và trong nhà trường; giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với công tác học tập và rèn luyện trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết./.

————————————-

(1) Đỗ Long, Tâm lý học với văn hóa ứng xử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008, tr.73 (2) Phan Xuân Dũng, Xây dựng nề nếp văn hóa ứng xử trong nhà trường; http://ms.hpu2.edu.vn/uploads/trung-tam-gdqp-ha-noi-2/2018_12/xay-dung-ne-nep-van-hoa-ung-xu-trong-nha-truong.pdf (3) Lê Thị Thanh Hương, Ứng xử của người dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong gia đình, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2009, tr.12 (4)https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2018/10/1299.signed.pdf (5) Đoàn Thị Thu Huyền, Lý Thị Vân Chinh, Ảnh hưởng của mạng xã hội đến văn hóa ứng xử, lối sống của học sinh phổ thông, Hội thảo giáo dục Việt Nam, 2021, tr.926-927 (6) Trần Nguyên Hào, Giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay – kinh nghiệm từ Trường đại học Hà Tĩnh, Hội thảo giáo dục Việt Nam, 2021, tr.1016-1017 (7) Đỗ Thị Loan, Lại Thị Hằng, Một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo giáo dục Việt Nam, 2021, tr.710-712 (8) Văn hóa giao tiếp ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội, https://123docz.net/trich-doan/3792798-nhung-giai-phap-doi-voi-van-hoa-ung-xu-cua-sinh-vien.htm

Post Views: 2.247

Thế nào là văn hóa ứng xử trong trường học?

Văn hóa ứng xử là hệ thống các giá trị, chuẩn mực điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục. Đặc biệt là cách ứng xử của thầy cô đối với học trò, đối với đồng nghiệp, đối với phụ huynh học sinh.

Văn hóa hóa học đường là gì?

Văn hóa học đường là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam thành những con người phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

Thế nào là văn hóa ứng xử trong gia đình?

Trong các gia đình, văn hoá ứng xử là mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng, cùng nhau chia sẻ các khó khăn và niềm vui trong cuộc sống. Người chồng sẽ giúp vợ những phần việc nhà và luôn tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, văn hoá ứng xử còn được dựa trên tình yêu thương của ông bà, anh chị em với nhau.

Tại sao phải ứng xử có văn hóa?

Văn hoá ứng xử giúp xác định cách chúng ta giao tiếp và tương tác với người khác. Nó tạo ra một cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh và đáng tin cậy với những người xung quanh. Khi có văn hóa ứng xử tốt, mọi người cảm thấy thoải mái hơn và tạo ra một không gian hạnh phúc hơn để sống và làm việc.