V tach là gì

Ventricular tachycardia, VT ‘ dịch sang tiếng việt nghĩa là gì? Nghĩa tiếng việt chuyên ngành y tế: nhịp thất nhanh, một tình trạng rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm, do một ổ phát điện bất thường ở tâm thất. Xung lực thần kinh không theo tuyến truyền dẫn thường lệ nên tim đập nhanh từ 140-200 nhịp mỗi phút, kéo dài vài giây đến nhiều giờ, các cơn go bóp ít hữu hiệu sẽ đưa đến tụt huyết áp và có khi tim ngừng đập.

Nguyên nhân : kích tim, đau cơ tim (cardiomyopathy). Định bệnh bằng tâm điện đồ, không sớm chữa trị sẽ đưa đến tử vong. Trong trường hợp khẩn cấp, dùng máy khử rung, thuốc chống rối loạn nhịp tim tiêm và sau đó uống.

V tach là gì

V tach là gì

  • loạn nhịp nhanh ở thất. Các loạn nhịp này kéo dài sẽ tổn thương bệnh nhân và có thể đưa đến ngất và tử vong. Phân chia thêm giữa 
    • nhịp nhanh thất, thường do một hoặc vài ổ ngoại vị tạo nên nhịp nhanh.
      • nhịp nhanh thất đơn giạn (monomorphic ventricular tachycardia, mVT) Một ổ loạn nhịp thường ở vị trí một số cơ bị hoại tử. Khi một ngoại tâm thu (sóng không phải do dẫn truyền từ trên nhĩ xuống) đến vùng này, vì vận tốc dẫn truyền  và các thời gian trở xung quanh vùng bị hoại tử khác nhau, một vòng vào lại sẽ được tạo ra. Vòng này sẽ phát ra các sóng điện với nhịp nhanh truyền ra thất. Các BN với bệnh cơ tim phì đại với nghẽn cũng có thể bị những cơn nhịp nhanh thất.

        V tach là gì

        Nhịp nhanh thất do một ổ loạn nhịp trong cơ tim. Vi trí ổ loạn nhịp có thể ở bất cứ nơi nào ở thất. Trong thời gian loạn nhịp ở thất, nút xoang vẫn hoạt động bình thường, và nút nhĩ thất vẫn truyền xuống nhưng bị các sóng loạn nhịp ở thất blốc.

        V tach là gì


        Điện tâm đồ nhịp nhanh thất đơn giạn.


        Các sóng sẽ (tương đối) đều và nhịp sẽ vứng.

        mVT thường xảy ra trong các BN đã bị những cơn thiếu máu cục bộ trầm trọng đưa đến các cơ tim bị hoại tử hoặc nặng hơn, đưa đến một cơn nhồi máu cơ tim.


        Nếu thuốc không công hiệu cần phải cấy máy phá rung. Đa số (>75%) các cơn mVT có thể điều trị bằng những đợt xung nhanh do một máy phá rung phát ra. Một thiểu số các cơn cần phải điều trị bằng sốc.
      • nhịp nhanh thất đa giạn (polymorphic ventricular tachycardia, pVT).

        V tach là gì

        Các cơn pVT thường xảy trong các BN có những bất thường trong chu kỳ tái khử cực cơ tim, như BN với hội chứng QT kéo dài (bệnh bẩm sinh), hoặc các BN có bệnh bẩm sinh loạn nhịp nhanh ở thất khi vận động (catecholaminergic pVT), hoặc do tác dụng độc hại (toxicity) của một loại thuốc , hoặc do bất cân bằng chất điện phân (electrolyte).  Xoắn đỉnh (hình trên) thường gặp ở các BN với HC QTkd là một hinh thức pVT.

        Nếu thuốc không công hiệu điều trị, sẽ cần phải cấy máy phá rung. Thường chỉ có sốc mới phá được các cơn pVT, tuy nhiên cúng nên thử một đợt xung nhanh nếu nhịp vững.

    • rung thất (ventricular fibrillation, VF).
      V tach là gì
      Rung thất do nhiều sóng chạy trong thất. Đây là lý do các sóng trong các chuyển đạo ở trong hình trên thay đổi liên tục. Khi rung thất, tim không còn bơm máu được (với nhịp nhanh thất vẫn còn bơm được nhưng giời hạn) vì các cơ không còn co đồng bộ, nên bệnh nhân sẽ ngất và đột tử trong một thời gian ngắn. Cần dùng sốc ngưng cơn rung thất.

      Rung thât có nhiều nguyên nhân. Có thể là hậu quả một nhồi máu cơ tim tạo nên nhiều vùng hoại tử, hoặc do môt ngoại tâm thu được phát đúng vào sóng T của một sóng thất bình thường. Các BN với hội chứng Brugada cũng có thể bị các cơn rung thất.

  • loạn nhịp nhanh trên thất. Đây không phải là loạn nhịp ở thất nên thường không có nguy hiểm trực tiếp cho bệnh nhân. Tuy nhiên nếu nhịp được truyền xuống thất cao, hay không đều, BN có thể có triệu chứng (mết, khó thở, đánh trống ngực). Các loạn nhịp trên thất thường xảy ra là rung nhĩ (nhịp thất không đều), cuồng động nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh nút nhĩ thất, vòng vào lại nút nhĩ thất, vòng vào lại nhĩ-thất

    V tach là gì
     

    V tach là gì
    Cuồng động nhị, môt loại nhịp nhanh ở nhĩ với nhịp nhĩ rất cao và đều có vòng vào lại ở nhĩ phải. Các sóng sẽ truyền xuống thất với blốc đều. Trong điện tâm đô cơn CĐN này bị blốc 4:1 (4 sóng nhĩ, 1 sóng thất)

    V tach là gì

    V tach là gì

    Khi rung nhĩ có nhiều sóng ở nhĩ. Hình bên dưới: điện tâm đồ rung nhĩ.

    Các dấu đỏ các "sóng" ở nhĩ. Nhịp thất (các phức bộ lớn) không đều.

  • Rung nhĩ có thể điều trị bằng thuốc hay bằng cắt đốt vùng động mạch phổi, một thủ thuật còn mới ở VN. Đa số các loạn nhịp trên thất thường có thể điều trị bằng cắt đốt. 
    Thường các máy phá rung 2 buồng có chức năng phân biệt nguồn gốc các cơn loạn nhịp nhanh. Khi phân tích là nhịp nhanh ở thất là một cơn loạn nhịp nhanh thất, máy sẽ điều trị bằng đợt xung nhanh hoặc bằng sốc. Nếu phân tích là nhịp nhanh trên thất máy sẽ không điều trị vì thất vẫn còn co bóp và tống máu đi được.

HỎI ĐÁP

V tach là gì
Huynh Ha 3 years ago

V tach là gì

V tach là gì

Nhịp nhanh thất (Ventricular Tachycardia) là tình trạng rối loạn nhịp tim do các tín hiệu bất thường từ tâm thất hoặc trên thất kèm theo sự bất thường trong hệ thống bó His-Purkinje.

Các dạng nhịp nhanh thất:

- Nhịp nhanh thất: tần số tim thường 100 - 200 chu kỳ/phút.

- Cuồng thất: tần số tim từ 250 - 300 chu kỳ/phút.

- Rung thất: tần số tim > 350 chu kỳ/phút.

- Xoắn đỉnh: là dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất nhiều ổ.

V tach là gì

Nhịp nhanh thất là tình trạng rối loạn nhịp tim bất thường

2. Nguyên nhân gây nhịp nhanh thất

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhịp nhanh trên thất như:

- Bệnh tim: gây tổn thương mô cơ tim làm tim thiếu oxy.

- Bệnh tim bẩm sinh.

- Bệnh cơ tim.

- Bệnh mạch vành.

- Bệnh van tim.

- Viêm cơ tim.

- Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh hoặc mắc phải.

- Mất cân bằng điện giải và các chất khoáng cần thiết ảnh hưởng đến việc truyền xung động điện.

Nguy cơ mắc phải bệnh nhịp nhanh trên thất:

- Sau cơn nhồi máu cơ tim.

- Hội chứng Brugada.

- Tăng huyết áp.

- Do tác dụng không mong muốn của một số thuốc.

- Biến chứng sau khi phẫu thuật tim.

- Lạm dụng các chất kích thích, gây nghiện.

- Chấn thương.

- Tiền sử gia đình.

3. Triệu chứng của nhịp nhanh thất

Hầu hết các cơn nhịp nhanh thất thoáng qua nên người bệnh thường không để ý đến các triệu chứng hoặc một số trường hợp có thể không có dấu hiệu đặc trưng.

Những triệu chứng, dấu hiệu thường gặp:

- Đau ngực, tức ngực, cảm giác nặng ngực.- Khó thở.- Đánh trống lồng ngực.- Hoa mắt, chóng mặt.- Ngất xỉu.- Động kinh.

- Ngừng tim.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhịp nhanh thất:

- Rối loạn nhịp tim lâu ngày gây ra suy tim.

- Ngất xỉu nhiều lần.

- Ngừng tim đột ngột gây đột tử.

V tach là gì

Cơn đau tức, đánh trống lồng ngực là triệu chứng bắt gặp ở bệnh nhân nhịp nhanh thất

4. Điều trị bệnh nhịp nhanh thất

Phương pháp chẩn đoán bệnh nhịp nhanh trên thất:

Thăm khám lâm sàng, khám thực thể nghe tiếng tim, hỏi tiền sử bệnh.

Phương pháp xét nghiệm:

- Đo điện tâm đồ (ECG), đo điện tim Holter.: đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng hiện nay nhất.

- Quan sát hình ảnh tim: Siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp mạch vành, chụp X-quang ngực.

- Xét nghiệm gắng sức.

- Xét nghiệm điện sinh lý.

- Chẩn đoán phân biệt: Block nhĩ nhanh từ trước, dẫn truyền lệch hướng, hội chứng WPW.

Phương pháp điều trị bệnh nhịp nhanh thất:

Dựa vào tình trạng bệnh, mức độ và nguyên nhân gây bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị thích hợp. Phối hợp điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng tái phát nhịp nhanh thất.

- Điều trị nội khoa: sử dụng một số loại thuốc như chẹn beta, chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn nhịp tim,...

- Điều trị ngoại khoa:

⦁ Sốc điện: trong trường hợp cấp cứu có triệu chứng nặng nề cần sốc điện chuyển nhịp cho bệnh nhân.

⦁ Cấy máy tạo nhịp thất chống nhịp nhanh.

⦁ Sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua dây catheter để triệt bỏ nhịp nhanh thất.

⦁ Phẫu thuật cắt bỏ ổ loạn nhịp.

- Thay đổi sinh hoạt: cần loại bỏ một số thói quen như hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, chất kích thích. Nên ăn nhạt, ít dầu mỡ, tránh vận động quá sức.

5. Phòng ngừa nhịp nhanh thất

Một số biện pháp giúp phòng ngừa tốt bệnh nhịp nhanh thất:

- Kiểm soát tốt huyết áp, lượng mỡ trong máu giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

- Cai thuốc lá, bia rượu.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích có chứa cafein như cà phê, trà,...

- Tránh lạm dụng các chất gây nghiện, ma túy.

- Chế độ ăn khoa học: ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo từ động vật, không ăn quá nhiều muối.

- Rèn luyện vận động thể thao giúp nâng cao sức khỏe.

- Kiểm soát cân nặng.

- Tránh xa các căng thẳng, stress trong cuộc sống.

- Khi phát hiện bệnh nhịp nhanh thất cần đi khám đúng lịch và uống thuốc đúng hướng dẫn.

 

 Nguồn video: Nhịp Sống Đỏ