Ứng dụng các quy luật của tri giác trong cuộc sống và học tập

You're Reading a Free Preview
Pages 7 to 16 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 20 to 36 are not shown in this preview.

   Khi nhìn vào bức tranh ta thấy được, ta biết được bức tranh vẽ cuốn sách, các hình vẽ nằm trong một cấu trúc nhất định với nhau tạo thành 1 chỉnh thể thống nhất, bức tranh được phản xạ một cách đầy đủ, trọn vẹn thông qua các thuộc tính bên ngoài như màu sắc, hình dạng…nghĩa là ta đã có tri giác về bức tranh.

TRI GIÁC là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động đến các giác quan của chúng ta.

Ứng dụng các quy luật của tri giác trong cuộc sống và học tập

Các quy luật cơ bản của tri giác

Quy luật về tính đối tượng của tri giác:

– Tính đối tượng của tri giác đó là hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng là thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài.

– Hình ảnh trực quan của tri giác:

+ Đặc điểm của sự vật hiện tượng.

+ Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

Ví dụ: các chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng dựa vào tiếng xích xe, tiếng động cơ.

– Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng
– nó là cơ sở của chức năng định hướng, hành vi và hoạt động của con người.

Ví dụ: người họa sĩ tri giác bức tranh tốt hơn chúng ta.

+ Khi cần xác định đó là đối tượng gì phản ánh bản chất bên trong của đối tượng.

+ Nếu chỉ dựa trên những hình ảnh về đặc điểm mà sự vật hiện tượng đem lại thông qua các giác quan khó có thể đem lại tri giác một cách đầy đủ, trọn vẹn.

+ Ngược lại, chỉ dựa trên hiểu biết vốn kinh nghiệm của bản thân mà vội vàng đưa ra kết luận rất dễ dàng mắc sai lầm thiếu chính xác trong quyết định.

Quy luật về tính lựa chọn cuả tri giác

   Khi ta tri giác một sự vật hiện tượng nào đó thì có nghĩa là ta tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh chung quanh lấy nó làm đối tượng phản
ánh của mình.
Vai trò giữa đối tượng và bối cảnh có thể chuyển đổi cho nhau.

Ứng dụng các quy luật của tri giác trong cuộc sống và học tập
              

– Có liên hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn.

– Do hứng thú, trạng thái tâm sinh lý cũng ảnh hưởng tới tri giác

Ví dụ: trong sách có nhiều chữ in nghiêng để nhấn mạnh, giáo viên dùng mực đỏ đánh giấu chỗ sai của học sinh…

   Xung quanh (điều kiện bên ngoài, ngôn ngữ…) ta có vô vàn sự vật, hiện tượng tác động vào tri giác không thể phản ánh được tất cả các
sự vật hiện tượng mà chỉ lựa chọn, tách ra một số tác động để tạo thành tri giác về đối tượng.

+ Trong giảng dạy các thầy cô thường dùng bài giảng kết với tài liệu trực quan sinh động, yêu cầu học sinh làm các bài tập điển hình, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp các học sinh tiếp thu bài.

Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:

– Những hình ảnh của tri giác mà con người thu được luôn luôn có một ý nghĩa xác định.

– Khi tri giác một sự vật hiện tượng nào đó ta gọi tên được sự vật hiện tượng đó trong đầu, và xếp sự vật hiện tượng đó vào một nhóm, một lớp các sự vật hiện tượng nhất định.

– Ngay cả tri giác sự vật không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong nó một sự giống nhau nào đó vơí những đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một nhóm phạm trù nào đó.

+ Tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đưa những sản phẩm phù hợp…

Quy luật về tính ổn định của tri giác

– Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.

– Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động với đồ vật và là một điều kiện cần thiết của đời sống con người. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có.

Ví dụ: Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối.

– Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do cấu trúc của sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định, mặt khác do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm về đối tượng. Là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người.

Ví dụ: một đứa trẻ đứng gần ta và một người lớn đứng xa ta hàng chục mét. Trên võng mạc ta hình ảnh của đứa trẻ lớn hơn ảnh của người lớn, nhưng ta vẫn biết đâu là đứa trẻ đâu là người lớn nhờ tri giác.

+ Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý, lãnh đạo ít bị tác động bởi môi trường xung quanh, có cái nhìn bao quát, toàn diện.

+ Tuy nhiên, đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện, độc đoán, trong suy nghĩ hành động của con người.

Quy luật tổng giác:

– Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con người còn bị quy định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác (thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình cảm, mục đích, động cơ,…).

– Sự phụ thuộc của tri giác vào vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ gọi là tổng giác. Điều này chứng tỏ ta có thể điều khiển được tri giác.

Ứng dụng các quy luật của tri giác trong cuộc sống và học tập

+ Trong giao tiếp: hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm, quần áo, lời nói, nụ cười…ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tri giác, những hiểu biết về trình độ văn hóa, nhân cách, tình cảm dành cho nhau.

+ Trong giáo dục: quan tâm đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, hứng thú, tâm lý, tình cảm,…giúp học sinh nhạy bén, tinh tế hơn.

Ảo giác (ảo ảnh thị giác)

Nhìn vào các hình ảnh sau:                      

Ứng dụng các quy luật của tri giác trong cuộc sống và học tập

– Nguyên nhân khách quan:

 + Do thiếu sự tương phản giữa vật và nền, do sự xóa nhòa giữa vật và nền.

Ví dụ: lợi dụng điều này trong chiến tranh, người ta ngụy trang công sự, khẩu súng bằng lá cây.

+ Do hiệu ứng khuếch tán, nghĩa là vật sáng to hơn vật tối mặc dù chúng bằng nhau.

   Người ta ứng dụng việc này vào thời trang: nếu bạn nữ có da trắng hồng, hay lựa chọn màu áo thật thẫm thì nổi hơn và ngược lại người có làn da tối thì lựa chọn màu sáng chứ đừng mặc áo màu trắng hay đen, đỏ,… Nếu bạn thấp thì nên mặc áo kẻ dọc sẽ tạo cảm giác cao hơn, nếu bạn cao, ốm thì nên mặc áo kẻ ngang.

– Nguyên nhân chủ quan: không hiểu được ý nghĩa về hinh ảnh mà mình cần tri giác.

Từ đó ta đưa ra khái niệm:

– Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch. Những hiện tượng này tuy không nhiều, song nó có tính qui luật.

+ Người ta lợi dụng ảo giác vào trong kiến trúc, hội họa, trang trí, trang phục…để phục vụ cho cuộc sống con người.

  Bên cạnh đó, thì ảo giác còn gây ra hoang tưởng, mơ mộng về một việc mà biết chắc không có thật, phản ánh không đúng, sai lệch về bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng…