Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

BS.CKII Phạm Lê Mỹ Hạnh – Trưởng khoa Sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí não. Hormon tăng trưởng được tiết ra tối ưu khi trẻ ngủ sâu sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao và thể chất toàn diện. Ngoài ra, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong trưởng thành não bộ, học hỏi và trí nhớ.

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Để phát triển khỏe mạnh và toàn diện, trẻ sơ sinh cần phải có những giấc ngủ ngon, đảm bảo cả thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ. Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ sẽ khiến trẻ hay quấy khóc, cáu kỉnh. Về lâu dài, rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến giảm trí nhớ, kém nhận thức, rối loạn hành vi, cảm xúc khi trẻ trưởng thành.

Theo bác sĩ Mỹ Hạnh, phần lớn trẻ sơ sinh sẽ có “tuần trăng mật” khi chào đời phần lớn thời gian trẻ ngủ và chỉ thức giấc khi đói cần bú, cần thay tã. Lúc này khoảng thời gian ngủ trẻ từ 16-18 giờ/ngày và ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể mất ngủ trong những ngày đầu đời do nhiều yếu tố tác động, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố liên quan đến môi trường, hành vi, gia đình, bệnh lý.

1. Môi trường

Theo bác sĩ Phạm Lê Mỹ Hạnh phụ huynh cần chú ý đến môi trường ngủ để giúp trẻ ngủ ngon. Nếu nhiệt độ phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ. Trẻ tiếp xúc quá nhiều ánh sáng đèn vào ban đêm cũng gây khó ngủ. Môi trường ngủ của trẻ có quá nhiều tiếng ồn, hoặc các hoạt động xung quanh cũng khiến trẻ khó ngủ, dễ tỉnh giấc và rất khó có thể tiếp tục ngủ lại.

Các yếu tố hành vi cũng ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ như trẻ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày, thì buổi tối trẻ ngủ ít hơn.

Khi cho trẻ ngủ, phụ huynh cần đảm bảo tã trẻ khô thoáng, sạch sẽ, quần áo thoáng mát sẽ tạo ra giấc ngủ ngon cho trẻ sơ sinh.

2. Hành vi

Theo bác sĩ Mỹ Hạnh những hành vi của người chăm sóc sẽ có thể tác động đến giấc ngủ trẻ sơ sinh. Nếu phụ huynh kích thích trẻ quá nhiều trước giờ ngủ (chơi đùa, nói chuyện) khiến trẻ khó ngủ hơn. Do đó khi chăm sóc trẻ sơ sinh, phụ huynh lưu ý kết thúc hoạt động chơi đùa, nói chuyện với trẻ 2 giờ trước khi cho trẻ ngủ. Việc cố gắng dỗ trẻ sơ sinh ngủ cũng có thể tạo ra kích thích cho trẻ, khiến trẻ khó chịu.

Ngoài ra, để con ngủ ngon giấc, không nên để trẻ ngủ trưa quá nhiều. Với trẻ sơ sinh, tính cách trẻ cũng ảnh hưởng giấc ngủ: trẻ dễ tính, ít cáu gắt, khóc đòi thường là những đứa trẻ dễ ngủ.

3. Gia đình

Yếu tố gia đình ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ trẻ sơ sinh. Theo bác sĩ Mỹ Hạnh, hiện nay có nhiều phương pháp chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh, một số gia đình lựa chọn nuôi con thuận tự nhiên không có lịch ăn ngủ rõ ràng, một số rèn luyện con theo phương pháp EASY, với việc tuân thủ lịch ăn, ngủ từ khi trẻ chào đời. Người mẹ mới sinh con dễ ảnh hưởng tâm lý do mệt mỏi kiệt sức. Mẹ bị trầm cảm, buồn rầu sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.

4. Bệnh lý

Bác sĩ Mỹ Hạnh cho biết, bất kỳ bệnh lý nào cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ bị bệnh thường khó ngủ. Những bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn gây tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024
Trẻ sơ sinh bị bệnh đường hô hấp gây khó ngủ

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi trẻ bệnh khiến phụ huynh gặp nhiều khó khăn hơn, do trẻ thiếu ngủ, gắt gỏng, bỏ bú. Do đó, để sớm khắc phục, phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.

Bác sĩ Mỹ Hạnh đưa ra một số gợi ý cho phụ huynh giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn, như tập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ, tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm, chuẩn bị tốt cho giấc ngủ của trẻ…

Trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh, trẻ không thể thức 2 giờ liên tục, do đó cha mẹ nên căn thời gian, tập cho con bú, đi ngủ đúng giờ. Đây là thói quen tốt cho sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cũng cần giúp trẻ phân biệt ngày và đêm. Vào ban ngày, phụ huynh lặp lại các động tác như mở cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên, trò chuyện, chơi đùa cùng trẻ, sử dụng tiếng ồn trắng… Mẹ có thể hát và nói chuyện càng nhiều càng tốt nhất là khi trẻ thức giữa các cữ bú. Ngược lại, vào ban đêm cần giữ yên lặng, phòng ngủ tối, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ để trẻ không bị tỉnh giấc.

Để trẻ ngủ ngon giấc, trước khi ngủ, phụ huynh cần cho trẻ ăn no, thay tã bỉm, mặc quần áo phù hợp. Cho trẻ đi ngủ sớm, đặt trẻ trong phòng ngủ thoải mái, không có quá nhiều gấu bông, chăn, gối không cần thiết có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Phụ huynh cũng cần lưu ý, hạn chế ru ngủ và ôm ấp, vỗ về trẻ, tránh để trẻ phụ thuộc vào việc ru ngủ quá nhiều.

Nếu có ai đó nói với mẹ rằng tuần đầu sau sinh là tuần lễ hạnh phúc khi bé chỉ ngủ khì suốt ngày và mẹ có thời gian để nghỉ ngơi thì mẹ hoàn toàn có thể nghi ngờ về điều đó. Sự thực thì nếu mẹ may mắn em bé sẽ rất ngoan, ít quấy khóc, chỉ ăn và ngủ, nhưng không phải mọi em bé đều như vậy. Chưa kể đến hàng loạt những vấn đề khác như cho bú, bé ị, tè, tắm cho bé, cho bé ngủ … Cùng tìm hiểu kĩ hơn về tuần lễ đầu tiên của bé yêu với Momo Rabbit mẹ nhé.

Cho bé bú trong tuần đầu sau sinh

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Cho bé bú đúng cách ngay từ đầu không phải việc dễ dàng với nhiều mẹ

Thông thường, sau khi sinh từ 24-48 tiếng sữa mẹ sẽ về nhiều, đây là nguồn dinh dưỡng đầu tiên vô cùng quý giá cho bé. Nhiều mẹ quan niệm việc cho bé bú là hoàn toàn tự nhiên và bản năng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng cho bé bú đúng cách ngay từ đầu.

Sữa mẹ có thể về nhanh hoặc chậm, đủ cho nhu cầu của bé hoặc chưa, mẹ có thể dễ dàng cho bé ngậm ti hoặc khó khăn … Rất nhiều tình huống có thể xảy ra ngay trong những giờ đầu sau sinh có thể khiến mẹ lo lắng. Lúc này mẹ sẽ cần sự giúp đỡ của người khác như các bà hay hộ lý, các chuyên gia y tế để không quá căng thẳng và áp lực.

Cho bé bú thường xuyên mỗi 2 tiếng với lượng nhỏ bởi dạ dày bé còn rất nhỏ chỉ chứa được cỡ 25-40ml mà thôi. Mẹ có thể cũng cần phải đánh thức bé để bé bú theo cữ, trong lúc bé bú hãy cố gắng trò chuyện với bé, xoa lưng, xoa đầu để tạo sự gần gũi với con.

Trong tuần đầu sau sinh, mẹ hãy tập làm quen với việc cho bé bú, cũng không nên quá căng thẳng khi sữa chưa về nhiều. Hãy luôn lạc quan, tích cực và chuẩn bị tinh thần thật tốt để thích nghi với sự xuất hiện của bé yêu nhé.

Bé sơ sinh ị lắm, tè nhiều

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Thay tã cho bé là hoạt động có tần suất nhiều nhất trong tuần đầu sau sinh

Với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 5-7 miếng lót. Con số này có thể lên tới 10 hoặc hơn với các bé uống sữa công thức.

Sau khi sinh cho đến tuần đầu sau sinh, mẹ có thể quan sát tình trạng phân để xem khả năng tiêu hoá, đào thải của bé. Phân ban đầu của bé là phân xu có màu đen, quánh. Sau khi bú mẹ phân sẽ chuyển dần sang màu xanh hoặc nâu nhạt. Nếu trong phân của bé có gợn trắng hoặc đỏ mẹ sẽ cần phải đưa bé đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân.

Các bé uống sữa công thức sẽ ít ị hơn các bé uống sữa mẹ bởi sữa công thức cần nhiều thời gian để tiêu hoá hơn. Điều này cũng dẫn tới việc bé bú mẹ ít bị táo bón hơn khi uống sữa công thức.

Giúp bé ợ hơi

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Vỗ ợ hơi ngay sau khi ăn sẽ giúp bé không khó chịu với cái bụng đầy không khí

Khi bé bú mẹ hoặc bú bình bé sẽ nuốt phải lượng không khí lớn. Lượng khí này sẽ khiến bé bị đầy hơi, khó chịu. Có nhiều bé có khả năng tự ợ hơi để đẩy không khí ra, nhưng phần lớn các bé sẽ cần mẹ hỗ trợ điều này. Nếu mẹ thấy bé không thoải mái, quấy khóc khi đang bú hoặc sau khi bú thì có thể bé đang bị đầy hơi.

Mẹ có thể giúp bé ợ hơi sau khi bú bằng cách bế bé úp lên ngực, vỗ nhẹ, xoa lưng cho bé. Thường xuyên giúp bé ợ hơi như vậy sẽ giúp bé không bị đầy, giúp ăn tốt hơn, không quấy khóc.

Bé nấc cụt, nôn trớ

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Nấc cụt hay trớ sữa là rất bình thường nhé mẹ ơi

“Mới bé thế đã bị nấc rồi à?” - Nhiều người sẽ hoảng hốt khi thấy bé sơ sinh nấc cụt. Tuy nhiên việc bé nấc cụt là hoàn toàn bình thường và không gây bất kỳ khó chịu nào cho bé nên mẹ có thể yên tâm.

Cũng như vậy, khi bé bị ọc sữa, trớ sữa mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đó có thể là do bé đã ăn quá no, hoặc bị đầy bụng, hoặc trào ngược. Nếu bé nôn kèm các cơn vặn mình, mẹ hãy cho bé gặp bác sĩ nhé.

Giải mã tiếng khóc

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Đói? Tã bẩn? Mệt? Khó chịu? Tất cả đều ở tiếng khóc.

Bé giao tiếp với mẹ bằng cách nào? Khóc. Tiếng khóc là cách duy nhất để bé thể hiện với mẹ sự khó chịu với một tác nhân nào đó.

Đó có thể là những thứ bình thường dễ nhận thấy như bé đói, tã bẩn, quá nóng, quá lạnh, tiếng ồn, ánh sáng … Cũng có thể là những thứ hoàn toàn không thể nắm bắt nguyên do.

Trung bình một em bé sơ sinh sẽ khóc tổng cộng 2 tiếng mỗi ngày, có thể tăng lên trong tuần, tháng đầu tiên và giảm đi ở những tháng tiếp theo. Bởi vậy nếu mẹ thấy bé khóc, Momo Rabbit khuyên mẹ hãy thật bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục và chờ đợi cơn khóc lóc qua đi. Mẹ cũng không nên tự trách mình vì không hiểu được con, bởi điều đó cần nhiều thời gian và tiếng khóc là rất bình thường.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Nhiều lúc mẹ mong con dậy chơi một chút mà con cứ ăn no lại ngủ khì

Tuần đầu sau sinh các bé sẽ ngủ bất chấp thời gian và không gian, mọi lúc, mọi nơi. Mẹ có thể thấy bé ngủ gần như suốt ngày. Trung bình bé sẽ ngủ 16-18 tiếng, có những bé ngủ tới 20 tiếng.

Ngủ là cách giúp cơ thể bé thích nghi với môi trường xung quanh, vượt qua chấn động của việc sinh nở. Bởi vậy, mẹ nên chuẩn bị cho bé môi trường ngủ thật dễ chịu để bé thoải mái nhất.

Các bé sơ sinh thích được cuốn bằng khăn bởi mang tới sự ấm áp, cảm giác được che chở như trong bụng mẹ. Cuốn bé cũng giúp bé giảm giật mình khi ngủ tốt hơn. Khi cho bé ngủ mẹ nên đặt bé nằm ngửa, hạn chế tối đa chăn, gối, gấu bông … xung quanh bé. Momo Rabbit khuyên mẹ hãy cũng tranh thủ ngủ thật nhiều để lấy lại sức nhé!

Tắm cho bé

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Cho bé đi tắm là hoạt động vừa "đáng sợ" vừa đáng yêu

Bé sơ sinh mẹ chỉ nên tắm cách 2-3 ngày/lần, không nên tắm hàng ngày khiến da bé bị khô. Chuẩn bị đồ tắm, đồ thay, điều chỉnh nhiệt độ phòng trước khi bắt đầu tắm cho bé. Sau khi tắm, nhanh chóng ủ ấm, lau khô người, mặc quần áo mới cho bé.

Ngay cả khi bé chưa rụng rốn mẹ cũng có thể tắm cho bé. Mẹ chỉ cần lưu ý thấm khô, lau lại cuống rốn bằng cồn 70 sau khi tắm. Nếu mẹ ngại làm ướt cuống rốn có thể thay bằng lau người cho bé bằng nước ấm.

Lưu ý các vùng da gấp nếp, dưới cổ, sau tai nơi có thể đọng lại chất bẩn.

Mẹ cũng cần chăm sóc bản thân

Tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Chăm con nhưng mẹ cũng cần dành thời gian cho bản thân được thư giãn, thoái mái nhé

Tuần đầu sau sinh không đơn giản là nghỉ ngơi phải không nào? Có rất nhiều sinh hoạt hoàn toàn mới mẻ mà mẹ cần phải thực hiện. Mẹ sẽ thấy chăm sóc bé yêu tốn lượng thời gian khổng lồ đến độ không có thời gian cho riêng mình.

Momo Rabbit nhắn mẹ hãy cố gắng sắp xếp lịch sinh hoạt của bé ngay từ đầu để nắm được giờ giấc. Những khoảng thời gian trống khi bé đã sạch sẽ, no bụng và ngủ, mẹ hãy làm những hoạt động mà mình cảm thấy thư giãn nhất. Việc nhà mẹ có thể nhờ người thân giúp đỡ hoặc thuê người nếu có điều kiện. Chỉ có giải toả đầu óc, thư giãn cơ thể mới giúp mẹ nhanh hồi phục, tránh hội chứng trầm cảm sau sinh. Lúc đó mẹ mới thực sự cảm thấy sẵn sàng yêu thương, vui thú với việc chăm sóc bé thay vì nghĩ rằng đó là gánh nặng, áp lực.

Trải qua tuần đầu sau sinh là màu hồng hay màu xám hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị và quá trình chăm sóc bé cũng như bản thân của mẹ. Với những chia sẻ trên, Momo Rabbit hy vọng giúp mẹ vơi bớt phần nào vất vả, áp lực để vui vẻ, hạnh phúc bên thiên thần bé nhỏ.

Tuần trăng mật của em bé là gì?

Chào bạn, Trong 2 tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh sẽ nằm và ngủ im sau khi bú xong, người ta thường gọi đây là 2 tuần trăng mật. Bước qua tuần thứ 3, trẻ bắt đầu phát triển vận động nên sẽ vặn vẹo. Điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thường sẽ chấm dứt khi trẻ biết lật (3 – 4 tháng tuổi).

Trẻ sơ sinh có bao nhiêu tuần khủng hoảng?

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường diễn ra trong các thời điểm sau: Giai đoạn 5 tuần tuổi, giai đoạn 8 tuần tuổi, giai đoạn 12 tuần tuổi, giai đoạn 19 tuần tuổi, giai đoạn 26 tuần tuổi, giai đoạn 37 tuần tuổi, giai đoạn 46 tuần tuổi, giai đoạn 55 tuần tuổi, giai đoạn 64 tuần tuổi, giai đoạn 75 tuần ...

Tại sao lại gọi là tuần trăng mật?

Tuần trăng mật là cụm từ gợi lên sự ngọt ngào, say đắm của những mối quan hệ yêu đương như mật ngọt, một phép ẩn dụ tương ứng với việc vợ chồng tiêu thụ các chất làm ngọt trong giai đoạn đầu của hôn nhân, những chất được cho là có đặc tính kích thích tình dục, thúc đẩy khả năng sinh sản hoặc mang lại điềm lành cho các ...

Honey month là gì?

Tuần trăng mật hay honeymoon được xem là một kỳ nghỉ của các cặp vợ chồng mới cưới (son – married), cụm từ này thường khiến người ta liên tưởng đến khoảng thời gian mặn nồng, ngọt ngào say đắm và đầy lãng mạn của đôi trẻ.