Trợ cấp mất sức là gì

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Chào luật sư, cho tôi hỏi, ba tôi năm nay 55 tuổi, trước đây làm nghề chạy xe ôm, cách đây 5 năm ông bị bệnh tai biến, bị liệt nữa người nhưng vẫn có thể đi lại chậm chậm được, và cách đây vài ngày thì khi đi tái khám ở bệnh viện được bác sĩ chuẩn đoán bệnh ung thư máu mãn tính, vậy ba tôi có thuộc diện được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng không ạ? Và theo tôi biết nếu được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì ba tôi sẽ được BHYT chi trả 95% chi phí điều trị bệnh, nên tôi thực sự mong luật sư giải đáp thắc mắc này cho tôi. Tôi cảm ơn?

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

* Trường hợp 1: Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 không có quy định liên quan đến chế độ mất sức lao động, chỉ có suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động. Tuy nhiên, chế độ tai nạn lao động này do Bảo hiểm xã hội chi trả khi bố anh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu bố anh có tham gia làm việc tại 01 đơn vị nhất định, đảm bảo các điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bố anh sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.

* Trường hợp 2: Nếu trước đây bố anh là công nhân, viên chức nghỉ việc do mất sức lao động, chế độ mất sức lao động quy định như sau:

** Đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động quy định tại Điều 1, Điều 2 Quyết định 60-HĐBT bao gồm:

- Từ nay tất cả công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động theo quy định tại điều 14 Nghị định 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng ½ thời gian công tác đã quy đổi.

- Những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã hết hạn trợ cấp theo quy định ở Điều 1, được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

+ Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang.

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật.

+ Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật.

+ Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.

+ Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (năm đủ 60, nữ đủ 55 tuổi).

+ Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập.

+ Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng thì ngoài những đối tượng nói trên, nếu thuộc diện dưới đây cũng tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

+ Người có đủ 5 năm công tác thực tế ở các chiến trường B, K, C ở biên giới, đảo xa, vùng có nhiều khó khăn gian khổ.
+ Những người có đủ 25 năm công tác quy đổi trở lên.

+ Những người tính đến ngày 01 tháng 01 năm 1990 đã hết tuổi lao động.

+ Những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động không thuộc đối tượng đặc biệt quy định tại Điều 2, nếu đã hết thời hạn hưởng trợ cấp thì sẽ thôi hưởng trợ cấp từ ngày 01 tháng 7 năm 1990.

Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyên ngành về hưu quy định: Bổ sung đối tượng trợ cấp mất sức lao động dài hạn là những người nghỉ việc, đã hoặc đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động nếu có thời gian công tác đủ 20 năm trở lên (không tính quy đổi theo hệ số).

Quyết định số 613/QĐ-TTg quy định việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động quy định: "Quyết định này quy định trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định 60/HĐBT ngày 01 tháng 03 năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng chính phủ mà có thời gian công tác thực tế tử đủ 15 năm đến dưới 20 năm."

* Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng:

- Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này khi hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

- Những người thuộc diện trên mà hết tuổi lao động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được hưởng trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.

Như vậy, nếu bố bạn trước đây là công nhân, viên chức nghỉ việc do mất sức lao động thuộc đối tượng như trên thì bố bạn sẽ được hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quy định pháp luật.

Nếu bố bạn không làm việc tại bất kỳ đơn vị nào? Trước đây cũng không nghỉ việc do mất sức lao động thì bố bạn không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quy định tại Quyết định 60-HĐBT, Quyết định 812/TTg; chế độ tai nạn lao động theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

LƯƠNG HẠNH   -   Chủ nhật, 03/07/2022 19:00 (GMT+7)

Bạn đọc Võ Thanh Hòa hỏi: Tôi tham gia cách mạng từ năm 1963 - 1973, hiện là thương binh 4/4. Sau đó, tôi chuyển công tác sang Ban Cải tạo nông nghiệp huyện Củ Chi (TPHCM) và làm đến năm 1982 thì nghỉ theo diện mất sức với tỷ lệ 61%, được hưởng chế độ như thương binh.

Từ đó đến nay, tôi chỉ được lãnh trợ cấp mất sức (hiện là 1.573.000 đồng/tháng), không được hưởng tiền thương binh, không được tham quan du lịch, nghỉ mát. Trường hợp của tôi có được chuyển sang lãnh chế độ hưu trí?

Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP.HCM trả lời:

Đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động, đồng thời là thương binh, nếu đủ điều kiện và có giấy tờ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH, thì được giải quyết thêm trợ cấp thương binh.

Cụ thể, có thời gian công tác thực tế được hưởng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên; nếu chưa đủ 20 năm công tác thực tế, nhưng trong đó có đủ 15 năm công tác thực tế phục vụ trong quân đội, công an; hoặc nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 8-2-1982 của Hội đồng Bộ trưởng (là người nghỉ hưởng mất sức lao động không qua giám định); hoặc có biên bản giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ thương tật, trong đó tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.

Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa TP.HCM tại Biên bản giám định khả năng lao động ngày 15.7.1982, tỷ lệ mất sức lao động của ông Hòa là 61%, trong đó đã tính gộp tỷ lệ mất sức lao động thương binh hạng 2/8.

Như vậy, ông Hòa không thuộc trường hợp được hưởng thêm chế độ trợ cấp thương binh hàng tháng. Tuy nhiên, ông Hòa vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi khác của thương binh như: Chế độ điều dưỡng 2 năm/lần, được xem xét hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định đối với thương binh.

Về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, theo quy định, là người khi nghỉ việc nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ điều kiện về tuổi đời. 

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Nội dung câu hỏi

Người hỏi: Trần Thị Hường

Hiện nay bố tôi 47 tuổi, đóng BHXH hơn 20 năm. Năm 2019, bố tôi phát hiện bị bệnh tim mạch. Hiện ông đang là lao động trực tiếp tại một nhà máy nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy tôi xin hỏi bố tôi có đủ điều kiện được nghỉ chế độ mất sức lao động không?

Tôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng từ 8/2012 theo Quyết đnh số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ với mức hưởng là 1.550.000 đồng/tháng. Tôi nghe nói năm 2016 được tăng trợ cấp mất sức lao động. Và tháng 9 tôi được nhận cả tiền trợ cấp và tiền truy lĩnh tăng trợ cấp tổng là 2.900.000 đồng. Số tiền tôi được nhận như vậy có đúng không?

Trợ cấp mất sức là gì
Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bác; chúng tôi xin tư vấn cho bác như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị Định 55/2016/NĐ-CP:

“Điều 2. Đối tượng Điều chỉnh

Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng, bao gồm các đối tượng sau đây:

c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết đnh số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

……………………………..

2. Các đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 05 năm 2016“.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 3 Nghị định 55/2016 NĐ-CP quy định về thời điểm và mức điều chỉnh như sau:

“Điều 3. Thời điểm và mức điều chỉnh

1. Điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này. Thời Điểm Điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Riêng các đối tượng đã được Điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.

2. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, giữ nguyên mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng của các đối tượng đã được Điều chỉnh tăng 8% trước đó; đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 trở đi, lương hưu được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng theo cách tính quy định tại Luật bảo hiểm xã hội.

3. Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng, thì mức hưởng được Điều chỉnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với người đang hưởng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, mức Điều chỉnh cụ thể như sau:

b) Tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng”.

Trợ cấp mất sức là gì

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, bác thuộc đối tượng được điều chỉnh tăng mức trợ cấp mất sức hàng tháng và thời điểm điều chỉnh được áp dụng từ ngày 1/1/2016. Vì mức trợ cấp hàng tháng của bác là 1.550.000 đồng (thấp hơn 1.850.000 đồng) nên mỗi tháng sẽ được tăng thêm 150.000 đồng vào tiền trợ cấp hàng tháng. 

Theo thông tin bác cung cấp thì tháng 9/2016 bác nhận được 2.900.000 đồng cả tiền trợ cấp hàng tháng và tiền truy lĩnh tăng thêm. Từ tháng 1/2016 đến tháng 9/2016 thì số tiền được truy lĩnh của bác là:

9 tháng x 150.000 = 1.350.000 đồng.

Tổng số tiền truy lĩnh tăng thêm và tiền trợ cấp tháng 9/2016 của bác là:

1.550.000 + 1.350.000 =2.900.000 đồng

Như vậy, số tiền bác được nhận như trên là hoàn toàn đúng. Từ tháng 10/2016 mức trợ cấp hàng tháng của bác được nhận sẽ là 1.550.000 + 150.000 = 1.700.000 đồng.

Trên đây là bài viết về vấn đề Tăng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo Nghị định 55/2016. Ngoài ra, bác có thể tham khảo thêm bài viết: Điều chỉnh tăng lương khi nghỉ hưu năm 2015

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Tăng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo Nghị định 55/2016; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.