Trình bày suy nghĩ về món nợ mẹ quá nhiều

Chuyện vay nợ ở đời chẳng có gì là lạ. Nợ tiền, nợ của được phân định rạch ròi dễ bề vay trả. Ở quê nhiều khi là mượn một lon gạo, nợ một chén dầu, nợ vài lon nếp. Có nợ thì có trả, sòng phẳng dễ ợt và trơn tru, chỉ cần vạch cái hàng rào là chạy qua nhà hàng xóm mượn, bữa sau cũng thế mà đon đả cười vui qua trả lại. 

Nhưng những thứ không đong đếm được ví như ân tình thì làm sao mà trả hết. Bởi thế mà nhà Phật từng răn dạy “Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm”. 

Bạn yêu người đó năm năm, nồng đậm và thiết tha chừng nào thì ngày mà người đó rũ sạch để quay lưng đi cũng đớn đau chừng ấy. Bạn đòi người ta trả lại năm năm thanh xuân, năm năm của tuổi trẻ nhiều mộng ước tin yêu. Trời, làm sao mà trả đây! Không lẽ họ ở vậy năm năm cho bạn bằng lòng hả dạ. Quy ra vật chất rồi bắt kẻ kia trả cho đủ, gọi là bù đắp thì chẳng còn là nợ ân tình nữa rồi. Thương yêu dẫu gì cũng là tự nguyện, đâu ai buộc bạn phải yêu người ta. 

Đời mình còn nhiều món nợ to tát hơn thế nhiều. Chúng mình nợ ba mẹ cả trời biển công sinh thành và dưỡng dục. Về già, ba mẹ chẳng mong con cái chăm lo gọi là đền đáp công ơn, thế mà lắm đứa con chia định rạch ròi, ba mẹ ở nhà tui chừng này thì ở nhà anh chừng đó, nuôi cả anh và tui chớ đâu nuôi mình tui.

Món nợ của ta và cha mẹ chẳng bao giờ trả hết được bằng yêu thương chứ đừng nói đến trả bằng chuyến du lịch, bằng bữa cơm ngon, bằng tuổi già nhàn hạ. Chúng mình đã nợ vô vàn giọt mồ hôi của cha, nợ những cằn nhằn của mẹ, nợ những lo toan, nợ những thương yêu bất tận từ người. 

Chúng mình nợ thầy cô giáo những lời giảng, những lời răn dạy. Những bài học về cuộc sống và bài học trong sách vở, thầy cô chỉ dạy những điều hay, ta gom lại làm hành trang cho mình. 

Mình nợ lời cảm ơn với chị quét rác cho đường phố sạch sẽ sau buổi liên hoan, buổi bắn pháo hoa, buổi ca nhạc ngoài trời, cho mình, sau một đêm rã rời vì đứng chen nhau xem hội, sáng ra đã thấy đường phố sạch sẽ để mà hít thở. Núi rác hôm qua cả ngàn người bỏ lại đổi bằng tất bật mưu sinh của các chị trong đêm. 

Mình nợ cô bán hàng rong tất tưởi gánh đồ ra phố để rau trái còn tươi mơn mởn. Những cọng rau còn thơm mùi sương sớm, bàn tay đầy mủ nhựa khi hái trái cây. Cả gánh hàng của cô đổi lại chưa bằng một buổi hẹn hò cà phê của ta với bạn, thế mà gánh hàng ấy cô nuôi mấy đứa con vào đại học. 

Mình nợ bác sửa xe một cái bắt tay với bàn tay lem luốc đầy dầu mỡ, cảm ơn vì nếu không có bác còng lưng ngồi gõ gõ đục đục chắc chảy nước mắt mà dắt xe đi bộ cả quãng dài. 

Nợ nâng niu những mầm xanh, những bông hoa bé nhỏ vừa hé nụ cho mình tha hồ ngắm. Nợ lời hẹn ước một buổi bình minh trên biển, nợ buổi chiều cuối ngày lang thang trên phố nghe bạn kể về cuộc tình vừa tan. 

Nợ những lời cay đắng mình nói ra trong lúc giận dỗi, nợ lời ân cần khuyên nhủ khi người ta cần bấu víu ở mình. Nợ những lời dịu dàng khi đã nghiêm khắc khắt khe quá với cậu em bé nhỏ, nợ một buổi ngồi lắng nghe cô em gái mới lớn tâm sự về cái thời nhăng nhít mình cũng từng đi qua. 

Nợ lời cảm ơn khi người ta cố làm mình bật cười từ vài câu bông đùa tếu táo lúc mình đang buồn bã. Nợ một lời thương chưa ngỏ, nợ một nhung nhớ chẳng dám tròn câu. 

Có món nợ lớn lao vô cùng cứ ngỡ chẳng bao giờ ta trả được và những món nợ mà mình tặc lưỡi cho qua vì xem như chúng nhỏ bé, tủn mủn chẳng đáng gì.

Trót mang kiếp người là trót mắc nợ nên chỉ mong kiếp này mình sống sao đủ để đong đếm mà trả bớt gánh nợ cuộc đời. Người ta chỉ thanh thản ra đi khi đã trả xong món nợ của trần ai, và cho ai đó đôi lần lỡ mắc nợ mình, hình dung năm tháng phôi pha món nợ kia rồi cũng nhạt bớt, chỉ cần sống sao cho êm đềm…

Diệu Ái

Đề thi thử môn Ngữ văn trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Lần 1)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Mẹ ạ, nếu kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…

Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc – việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều… Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”

(Trích Thư gửi mẹ hiền – Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 9 – Báo Dantri.com ngày 20/10/2016)

1 Xác định phương thức biểu đạtchính của đoạn trích trên.

  • Văn bản đã cho được viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm/biểu cảm.

2 Anh chị hiểuthế nào về câu văn: “Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…”.

  • Nội dung của câu văn: trên cuộc đời khi không còn mẹ, con từng trải qua thành công và nhiều thất bại, mệt mỏi và bi quan, tiêu cực, những lúc đó, con tìm đến mẹ, để được an ủi, chia sẻ và mong được mẹ chỉ bảo. Mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần vô cùng quan trọng của con, dù là trong suy nghĩ và tâm tưởng.

3 Theo anh chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước của mình. “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…”

  • Bạn Anh Thưviết như vậy hiểu là: rất thương yêu và kính trọng mẹ, không lúc nào quên hình bóng mẹ yêu. Con nợ mẹ nhiều, hiểu là còn nhiều lỗi với mẹ: lời xin lỗi, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, chưa cố gắng trong mọi việc, chưa biết thương mẹ, chưa hiểu mẹ và thờ ơ, chưa quan tâm chăm sóc mẹ …Con làm mẹ lo lắng và buồn lòng.

4 Đoạn trích trên gợi cho anh chị điều gì tâm đắc nhất

  • Đoạn trích trong đề bài, gợi nhiều điều tâm đắc nhất. Thí sinh có thể chọn và diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu một trong những điều tâm đắc nhất sau.
    • Tình yêu thương mẹ là thiêng liêng nhất.
    • Mẹ là quý nhất, mẹ là tất cả, không có ai bằng mẹ.
    • Hãy biết sống hiếu thảo và yêu thương, kính trọng, chăm sóc mẹ.
    • Điều đau khổ nhất, bất hạnh nhất là không còn mẹ.
    • Hãy sống đúng phận làm con, đừng để mẹ lo lắng và khóc nhiều vì con.
    • Hãy làm điều gì đó ngay cho mẹ vui, khi chưa muộn.

Anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về món nợ mẹ quá nhiều được bạn Anh Thư nhắc đến trong đoạn trích.

  • * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về đoạn văn nghị luận xã hội để viết đoạn khoảng 200 chữ, tương đương ½ trang giấy thi. Đoạn văn viết có cảm xúc; diễn đạt dễ hiểu, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.* Yêu cầu cụ thể:a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

    b) Nêu đúng vấn đề:

    Suy nghĩ về món nợ mẹ quá nhiều, yêu cầu thí sinh diễn đạt cụ thể nội dung trả lời của câu hỏi 3, phần đọc hiểu.Thí sinh có thể viết theo cách trình bày đoạn văn khác nhau nhưng cần làm rõ các gợi ý sau: Con nợ mẹ nhiều, hiểu là còn nhiều lỗi với mẹ: lời xin lỗi, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, chưa cố gắng trong mọi việc, chưa biết thương mẹ, chưa hiểu mẹ và thờ ơ, chưa quan tâm chăm sóc mẹ …Con làm mẹ lo lắng và buồn lòng.
    c) Sáng tạo

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 15 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ ạ, nếu có kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…

Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc – việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều… Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”

(Trích Thư gửi mẹ hiền – Nguyễn  Anh Thư)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về câu văn: “Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…”

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước cuta mình: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…” (1, 0 điểm)

Câu 4: Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về “món nợ mẹ quá nhiều” được bạn Anh Thư nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc cùng đoàn

Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thăm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Lời giải chi tiết

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung của câu văn: Trên cuộc đời khi không còn mẹ, con từng trải qua thành công và thất bại, mệt mỏi và bi quan, tiêu cực, những lúc đó, con tìm đến mẹ, để được an ủi, chia sẻ và mong được mẹ chỉ bảo. Mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần vô cùng quan trọng của con, dù là trong suy nghĩ và tâm tưởng.

Câu 3:

- Anh Thư rất thương yêu và kính trọng mẹ, không lúc nào quên hình bóng mẹ. “Con nợ mẹ nhiều”, hiểu là còn nhiều lỗi với mẹ: lời xin lỗi, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, chưa cố gắng trong mọi việc, chưa biết thương mẹ, chưa hiểu mẹ và thờ ơ, chưa quan tâm chăm sóc mẹ. Con còn làm mẹ lo lắng và buồn lòng.

Câu 4:

Đoạn trích gợi ra nhiều suy nghĩ. Gợi ý:

- Tình yêu thương mẹ là điều thiêng liêng nhất

- Mẹ là điều quý giá nhất mà ta có được

- Hãy biết sống hiếu thảo, yêu thương, kính trọng, chăm sóc mẹ

- Điều đau khổ nhất, bất hạnh nhất là không còn mẹ

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

Học sinh trình bày suy nghĩ của mình. Đoạn văn diễn đạt có cảm xúc, chân thành, dễ hiểu

Gợi ý:

- Cuộc đời mỗi con người đẹp hơn nhờ có mẹ. Tuy nhiên, những đứa con muôn đời vẫn luôn mang trong mình những nón nợ với mẹ, món nợ không thể đếm đong. Thứ con nợ mẹ là tình cảm, sự lo lắng, tình cảm yêu thương và quan tâm săn sóc của mẹ dành cho con, là những lúc con hư không nghe lời khiến mẹ thất vọng, là những lúc con thất bại, yếu đuối làm mẹ buồn lòng, là những bao dung, thứ tha sau bao lần con mắc lỗi…. Món nợ bạn Anh Thư nhắc đến trong bài chính là món nợ như thế.

- Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, cho ta cuộc sống, nuôi dưỡng ta lớn khôn trưởng thành. Mẹ phải chịu bao gian lao vất vả, cho con từng miếng cơm manh áo, từng giấc ngủ và là người chắp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng.

- Khi mẹ còn sống chúng ta phải biết trân trọng, biết ơn đừng làm mẹ buồn, mẹ khóc. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể như siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ, luôn biết ơn người đã có công sinh thành ra mỗi chúng ta, người luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện, không tiếc bất cứ điều gì, luôn cố gắng dành cho chúng ta những điều tốt nhất.

- Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ đáng buồn biết bao. 

Câu 2:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc

- Giới thiệu đoạn trích

II. Phân tích

- Phân tích 12 câu thơ trên thành 2 luận điểm:

+ Luận điểm 1: 8 câu đầu chính là khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam

+ Luận điểm 2: 4 câu còn lại chính là khí thế, niềm vui chiến thắng tại các chiến trường khác nhau.

- Chi tiết như sau:

1. Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam

+ 2 câu đầu: Mở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào chiến dịch:

- “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn.

- Điệp từ “đêm đêm” “thời gian liên tục tiếp nối.

- So sánh “như là đất nung” + từ láy “rầm rập”, Khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời.

- Sự lớn mạnh của quân đội ta về lực lượng, khí thế.

+ 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:

* Đoàn quân:

- Từ láy: “điệp điệp trùng trùng”, những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận.

- Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng:

- Nghệ thuật nhân hóa: ánh sao theo chân đoàn quân, treo lơ lửng trên đầu súng, soi sáng khắp các ngả đường hành quân, thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành cùng chiến sĩ.

- Ẩn dụ: ánh sao => lý tưởng cách mạng luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi sáng, niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế.

* Đoàn dân công:

- Những bó đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn quân dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai… họ đến từ những miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở: xe đạp thồ, gùi, cáng…quyết tâm kiên cường vượt qua khó khăn nguy hiểm để bảo đàm vũ khí, thuốc men, lương thực… cho tiến tuyến.

- Cách nói cường điệu “bước… bay”: vừa diễn tả lực lượng đông đảo vừa diễn tả một sức mạnh hùng hậu phục vụ chiến trường. Cuộc chiến đấu của ta là đấu tranh nhân dân, đã phát huy sức mạnh toàn dân.

- Hình ảnh thơ thật đẹp “muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc”, xua tan những lạnh lẽo, tăm tối nơi rừng núi.

- Từ láy” điệp điệp trùng trùng” + từ “nát đá” góp phần tạo nên âm điệu hùng tráng mạnh mẽ.

* Đoàn ô tô quân sự:

- Hình ảnh “ đèn pha bật sáng”, ánh sáng rực rỡ xuyên thủng đêm dày tăm tối.

- Hình ảnh ẩn dụ:

+ “nghìn đêm”: Quá khứ nô lệ.

+ “sương dày”: những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại.

- So sánh: “Như ngày mai lên”, niềm tin tưởng, lạc quan, hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước.

- Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp. Âm hưởng hào hùng, sôi nổi nào nức; hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ.

- Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…, ánh sáng của niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập. Tất cả tạo thành khúc hùng ca chiến thắng. Việt Bắc không còn là của mình hay là của riêng ta mà là "của ta" – của chúng ta, của tất cả mọi người Việt Nam kháng chiến.

2. Niềm vui khi tin chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về:

- Điệp từ ”vui” như tiếng reo mừng chiến thắng, cảm xúc náo nức, vui sướng, tự hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước.

- Liệt kê những địa danh kết hợp từ “trăm miền” mở ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.

- Nhịp điệu thơ dồn dập, tươi vui, náo nức cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng của những chiến thắng.

- Những từ: “vui về”, “vui lên”, "vui từ” đã đặt Việt Bắc làm tâm điểm của mọi niềm vui.

- Giọng thơ say mê, náo nức tràn ngập niềm vui sướng trong lòng hàng triệu con người từ bắc chí nam.

III. Kết luận

- Khái quát vấn đề.

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay