Trên thế giới có tổng số bao nhiêu môn học

Học phần và Tín chỉ được quy định tại Điều 3 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT và được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT như sau:

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.

2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

  1. Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
  1. Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.

4. Hiệu trưởng quy định việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học cho sinh viên, đánh giá kết quả tự học của sinh viên và số giờ tiếp xúc sinh viên ngoài giờ lên lớp.

5. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Trên đây là quy định về Học phần và Tín chỉ. Để hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT.

Chương trình giáo dục phổ thông mới chia làm hai giai đoạn: Giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 9) và Giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến 12). Từ năm học 2022 - 2023 tới, chương trình mới được áp dụng cùng lúc ở cả ba khối lớp 3, 7 và 10.

Với chương trình lớp 3 mới, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ 1, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm.

Số tiết học Tiếng Việt trong năm là 245, trung bình 7 tiết mỗi tuần; Toán 175 tiết, mỗi tuần 5 tiết. So với chương trình hiện hành, thời lượng Toán không thay đổi, còn Tiếng Việt giảm một tiết/tuần. Ngoài ra, chương trình mới quy định thời lượng học ngoại ngữ là 4 tiết trong tuần, cả năm 140 tiết. Các em cũng được học thêm Tin học và Công nghệ, tăng thời lượng học Tự nhiên và xã hội.

Tổng số tiết/tuần là 28 (chương trình hiện hành là 23 tiết). Các trường tiểu học tổ chức dạy hai buổi/ngày với tổng số tiết không quá 7, mỗi tiết kéo dài 35 phút.

Với chương trình lớp 7 mới sẽ không còn hai môn Sinh học, Vật lý mà thay bằng Khoa học tự nhiên. Hai cặp môn Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc và Mỹ thuật cũng được tích hợp lại. Tuy nhiên số tiết và nội dung vẫn giữ nguyên thời lượng như chương trình hiện hành.

Các môn học, hoạt động bắt buộc khác gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm giáo dục của địa phương. Chương trình mới cho phép học sinh lớp 7 tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số hoặc Ngoại ngữ 2.

Tổng số tiết mỗi tuần của chương trình hiện hành là 28,5+, còn chương trình mới là 29. Các trường được khuyến khích dạy hai buổi/ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho lớp 10 cũng có sự thay đổi rõ rệt, học sinh không phải học 17 môn bắt buộc như chương trình hiện hành. Thay vào đó sẽ học các môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Học sinh tự chọn 5 môn khác từ 3 nhóm (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn) là Khoa học xã hội với: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học; nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật.

Về thời lượng của chương trình lớp 10, trường THPT tổ chức học một buổi, mỗi buổi không quá năm tiết, mỗi tiết 45 phút tương tự hiện nay. Tuy nhiên, chương trình mới khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ. Học sinh sẽ học 29 tiết mỗi tuần trong năm lớp 10, thấp hơn mức 29,5+ theo chương trình hiện hành.

Để chuẩn bị cho kế hoạch này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh mục sách giáo khoa theo chương trình mới. Cụ thể: lớp 3 có 43 đầu sách được chọn, lớp 7 là 45 sách, còn lớp 10 có 55 sách. Ở cả ba khối lớp, Tiếng Anh đều là môn có số đầu sách được phê duyệt nhiều nhất, dao động 9-10 sách, mỗi môn còn lại khoảng 1-4 sách.

Được biết so với chương trình lớp 1 với năm bộ sách, danh mục sách giáo khoa lớp 3, 7 và 10 chỉ còn ba bộ, gồm Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và cuộc sống.

Hiện nay theo quy định, UBND cấp tỉnh có quyền thành lập hội đồng, quyết định lựa chọn sách giáo khoa. Với quy trình là giáo viên sẽ nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa, sau đó bỏ phiếu kín. Từ đóng góp của giáo viên, các trường tổ chức cuộc họp gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn và đại diện cha mẹ học sinh để chọn ra các bộ sách. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, chuyển cho hội đồng danh mục sách được các trường đề xuất.

Sau khi nhận đề xuất, hội đồng bỏ phiếu kín để chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Từ kết quả này, UBND tỉnh phê duyệt danh mục sách để sử dụng tại các trường trong khu vực.

Sở Giáo dục và Đào tạo phải thông báo danh mục sách được phê duyệt chậm nhất 5 tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới, tức tháng 4 hàng năm. Hiện các địa phương chỉ còn vài ngày để hoàn thành quá trình chọn sách.

Liên quan đến vấn đề sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 thì vừa qua tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã tổ chức giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng từ năm học 2022-2023 bằng hình thức trực tuyến. Qua đó giúp cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận, nắm được cấu trúc, nội dung các sách giáo khoa mới.

Lớp 6 có tổng cộng bao nhiêu môn học?

Chương trình cải cách mới cho lớp 6 bao gồm tổng cộng 12 môn học và các hoạt động giáo dục bắt buộc, cụ thể là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (bao gồm Âm nhạc và Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Công nghệ, và Tin học ( ...

Có tất cả bao nhiêu môn học lớp 12?

Đối với khối lớp 12 thì chương trình học vẫn áp dụng theo chương trình học từ năm 2018 trở về trước, bao gồm 13 môn học bắt buộc như đã nêu ở mục 1.

Lớp 8 có những môn học gì?

Chương trình giáo dục mới lớp 8. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Món gì học sinh ghét nhất?

Địa lý và Lịch sử, hai môn xã hội có cơ cấu số tiết giống nhau, nhưng lâu nay, hầu hết học sinh phổ thông hãi nhất, chán nhất là môn Lịch sử.