Tr và tx trong kinh tế vĩ mô là gì

- Hàm tiêu dùng C = f(Yd): phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiêu dùng dự kiến vào lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.

C = C0+ Cm.Yd

  • C0: Tiêu dùng tự định, khi Yd = 0.
  • Cm: Tiêu dùng biên.

- Hàm tiết kiệm S = f(Yd): phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến vào lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.

S = Yd – C = Yd – (C0+ Cm.Yd) =-C0+ (1 – Cm)Yd

  • C0> 0 và 0 < Cm < 1

2. Đầu tư trong khu vực tư nhân

- Hàm đầu tư theo sản lượng I = f(Y): phản ánh sự phụ thuộc của lượng đầu tư dự kiến vào sản lượng quốc gia.

I = I0+ Im.

  • YI0: Đầu tư tự định.
  • Im: Đầu tư biên theo sản lượng, phản ánh lượng thay đổi của đầu tư khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị.

Tr và tx trong kinh tế vĩ mô là gì
Xem thêm: Các ký hiệu kinh tế vĩ mô và vi mô cần nhớ

3. Ngân sách chính phủ

- Ngân sách chính phủ: là bản liệt kê nguồn thu và các khoản chi tiêu của CP trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. + Nguồn thu của chính phủ: thuế (Tx). + Chi tiêu của chính phủ: chi mua HH, DV (G) và chi chuyển nhượng (Tr)

T = Tx – Tr(T gọi là thuế ròng)

- Mức độ thặng dư hay thâm hụt ngân sách biểu thị bằng:

B = T – G; %(B/T) hay %(B/Y)

  • Nếu T > G, ngân sách chính phủ thặng dư.
  • Nếu T < G, ngân sách chính phủ thâm hụt.
  • Nếu T = G, ngân sách chính phủ cân bằng

- Hàm thuế ròng T = f(Y): phản ánh các mức thuế ròng mà chính phủ có thể thu được trên cơ sở các mức sản lượng khác nhau.

T = T0+ Tm.Y

Tm: thuế ròng biên hay thuế biên. + Mặt khác: Yd = Y – Tx + Tr = Y – (Tx – Tr) hay Yd = Y – T + Thay vào hàm tiêu dùng: C = C0+ Cm.Yd C = C0+ Cm (Y – T) = C0+ Cm(Y – T0– Tm.Y) \= C0+ Cm.Y – Cm.T0– Cm.Tm.Y \= (C0– Cm.T0) + Cm(1 – Tm)Y

4. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

- Hàm xuất khẩu X = f(Y): phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dự kiến mua HH và DV trong nước ứng với từng mức sản lượng khác nhau.

X = X0;(X không phụ thuộc vào sản lượng)

- Hàm nhập khẩu M = f(Y): phản ánh lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, ứng với từng mức sản lượng khác nhau.

M = M0+ Mm.Y

Mm: nhập khẩu biên, (0 < Mm < 1). - Xuất khẩu ròng (Net Exports - NX): NX = X – M

Tr và tx trong kinh tế vĩ mô là gì

Xem thêm: Tổng hợp công thức kinh tế vi mô

5. Tổng cầu

- Hàm tổng cầu theo sản lượng AD = f(Y): phản ánh sự phụ thuộc của lượng tổng cầu dự kiến vào sản lượng quốc gia.

AD = A0+ Am.Y

  • A0: Tổng cầu tự định hay chi tiêu tự định.
  • Am: Tổng cầu biên.
  • Am.Y: Tổng cầu kéo theo (chi tiêu kéo theo /chi tiêu ứng dụng)

- Tổng cầu (Aggregate Demand - AD): toàn bộ lượng tiền mua HH và DV SX trong nước.

AD = C + I + G + X – M

1. Phương pháp xác định sản lượng cân bằng

  1. Phương pháp 1: Sản lượng cân bằng trên đồ thị tổng cầu AD = f(Y)

- Sản lượng Y0 là mức sản lượng cân bằng(giao điểm giữa đường tổng cầu AD với đường 45 độ)

- Tại điểm E0:

AS = AD

Y = C + I + G + X – M

Y = A0+ Am.Y

Tr và tx trong kinh tế vĩ mô là gì

Xem thêm:

  1. Phương pháp 2: Sản lượng cân bằng trên đồ thị “bơm vào - rút ra”

Yd = Y – T hay Y = Yd + T

Thay vào phương trình cân bằng:

Y = C + I + G + X – M

Yd + T = C + I + G + X – M

Yd – C + T + M = I + G + X

mà Yd – C = S

Nên: S + T + M = I + G + X

Tr và tx trong kinh tế vĩ mô là gì

  1. Phương pháp 3: Sản lượng cân bằng trên đồ thị tiết kiệm và đầu tư

Thuế ròng (T) là thu nhập cuối cùng của chính phủ, được dùng vào việc: tiêu dùng (Cg) và tiết kiệm (Sg)

Cg + Sg = T

Chính phủ dùng tiền tiết kiệm (Sg) để mua hàng đầu tư (Ig). Tổng cộng tiền mua HH tiêu dùng và tiền mua hàng đầu tư là toàn bộ chi mua HH và DV của chính phủ (G)