Top công ty 10 logistics fdi viêt nam năm 2022

Trong 5 dự án, có 2 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 219,4 triệu USD, 03 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 754,8 triệu USD.

Cụ thể, 2 dự án đăng ký mới gồm: Dự án sản xuất sản phẩm màn hình vô tuyến và màn hình của Công ty TNHH Công nghiệp New Motion, Singapore, vốn đầu tư 185 triệu USD tại Khu công nghiệp Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một; và dự án Trung tâm Logistics ECPVN Bình Dương 2 của Công ty Emergent Việt Nam Logistics Development Pte, Singapore, vốn đầu tư 34,4 triệu USD tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B, TP.Dĩ An.

Ngoài ra, có 3 dự án điều chỉnh tăng vốn. Đó là dự án sản xuất sợi tổng hợp của Công ty TNHH Polytex Far Eastern có vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 610 triệu USD, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1,37 tỷ USD tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, huyện Bàu Bàng; dự án Nhà máy sản xuất Giấy của Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper, vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 100 triệu USD, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1,1 tỷ USD tại Khu công nghiệp Quốc tế Protrade, TP.Thủ Dầu Một; và dự án Nhà máy sản xuất dao cạo râu của Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương, vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 44,8 triệu USD, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 247,8 triệu USD tại Khu công nghiệp Đồng An, TP.Thủ Dầu Một.

Tại buổi lễ, các nhà đầu tư đánh giá Bình Dương là tỉnh kinh tế phát triển năng động, cơ sở hạ tầng phát triển, thủ tục hành chính gọn và linh động. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng tin tưởng Việt Nam và Bình Dương kiểm soát tốt dịch bệnh để nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Để Bình Dương tiếp tục là địa chỉ đáng tin cậy, điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, theo ông Nguyễn Hoàng Thao, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh cùng các cấp, các ngành sẽ tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung huy động mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng  hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đặc biệt, triển khai thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp an tâm đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tính từ đầu năm 2021 đến ngày 15/5, Bình Dương đã thu hút 1,252 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 159% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP.HCM và Hà Nội, với 3.974 dự án,tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước.

Một lần nữa Việt Nam tiếp tục chứng minh khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19 trong làn sóng thứ 3, giúp giữ vững niềm tin của giới đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đã hạn chế các tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Khác với hầu hết các quốc gia trên thế giới phải tăng chi tiêu cũng như cung cấp các gói hỗ trợ lớn, Việt Nam vẫn giữ mức nợ dưới 55,3% GDP năm 2020. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã khiến các nền kinh tế trên toàn cầu gia tăng thêm 24 nghìn tỷ USD các khoản nợ trong năm 2020, đạt mức kỷ lục 281 nghìn tỷ USD và tổng nợ/GDP toàn cầu ở mức 355%.

Top công ty 10 logistics fdi viêt nam năm 2022

Tỷ lệ nợ/ GDP toàn cầu qua các năm

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Tài chính toàn cầu (IIF), các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đã tác động phần lớn đến số nợ gia tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhà băng và hộ gia đình trên toàn cầu gia tăng thêm lần lượt 5,4 nghìn tỷ USD, 3,9 nghìn tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ USD các khoản nợ mới.

Như vậy, Việt Nam nhìn chung đang ở vị thế tốt hơn so với các quốc gia khác khi dư địa để thực hiện các chính sách kinh tế lớn vẫn rộng rãi.

Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 nhờ nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn.

Top công ty 10 logistics fdi viêt nam năm 2022

Theo đó, một số yếu tố giúp Việt Nam đạt vị trí xếp hạng cao của lĩnh vực logistics Việt Nam bao gồm:

Đầu tiên là lợi thế địa lý. Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển với nhiều cảng, cũng với đường biên giới với Trung Quốc - trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới. Trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành nên 2 cảng nước sâu quan trọng, đó là Cái Mép (miền Nam) và Lạch Huyện (miền Bắc).

Thứ hai là dòng vốn FDI gia tăng trong 20 năm qua. Việt Nam đã thành công trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều đặn, với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia rót vốn như Samsung, LG Electronics, Apple, Microsoft, Intel... Theo sau đó, chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ sẽ tới Việt Nam, càng gia tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường đối với dòng vốn FDI.

Top công ty 10 logistics fdi viêt nam năm 2022

Thứ ba là xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Ngay cả khi thương mại toàn cầu tổn thương vì đại dịch, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn gia tăng tích cực. Trong 2 tháng đầu năm, hàng hóa xuất khẩu tăng gần 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Top công ty 10 logistics fdi viêt nam năm 2022

Cuối cùng là việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Việt Nam thành công khi định vị bản thân trên bản đồ thương mại toàn cầu, đặc biệt trong các năm qua đã tích cực tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.