Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán việt nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có diễn biến giằng co với xu hướng hồi phục là chủ đạo trong năm 2023 dưới tác động bởi nhiều yếu tố trái chiều. Tổng kết cả năm, chứng khoán vẫn mang về thành quả tích cực.

Về mặt tích cực, diễn biến giảm mạnh của mặt bằng lãi suất năm 2023 sau giai đoạn tăng nóng cuối 2022 là yếu tố hỗ trợ đáng kể nhất đến dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, các yếu tố kìm hãm thị trường có thể kể đến như sự suy yếu của kinh tế vĩ mô, lợi nhuận các doanh nghiệp sụt giảm mạnh, Trung Quốc mở cửa nền kinh tế không như kỳ vọng, các xung đột địa chính trị ở khu vực Trung Đông…

Phiên 29/12/2023 - phiên cuối cùng của năm 2023 khép lại với sắc xanh nhẹ của chỉ số sàn HOSE trong khi chỉ số sàn HNX giảm nhẹ.

Tổng kết cả năm, thị trường chứng khoán vẫn mang về thành quả tích cực. VN-Index năm 2023 tăng 12.2%, chốt ở 1,129.93 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 12.53%, chốt ở 231.04.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa tiếp tục nối dài chuỗi ngày khởi sắc. VN-Index tăng phiên thứ 3 liên tiếp qua đó leo lên mức 1.122,46 điểm, cao nhất trong gần 9 tháng. So với thời điểm bắt đầu đi lên từ tuần cuối tháng 4, chỉ số này đã tăng 8,5%. Vốn hóa toàn sàn chứng khoán tương tứng tăng thêm 380.000 tỷ (~16 tỷ USD) qua đó vượt mức 4,8 triệu tỷ đồng.

Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán việt nam

Không chỉ đi lên về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng được cải thiện đáng kể thời gian gần đây. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE từ đầu tháng 6 đã tăng vọt lên trên 15.780 tỷ đồng, gấp rưỡi tháng trước. Thậm chí, các phiên giao dịch tỷ USD cũng đã xuất hiện trở lại dù chưa thường xuyên.

Lãi suất huy động giảm đã giúp thị trường chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn một cách tương đối. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước cũng vừa tăng vọt trong tháng 5 lên mức cao nhất trong 9 tháng. Theo một số nhận định, có một lượng tiền nhàn dỗi đang dịch chuyển từ kênh tiết kiệm sang chứng khoán dù con số có thể không quá lớn.

Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán việt nam

Lãi suất cho vay cũng ít nhiều hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ giảm áp lực lên chi phí vốn của các công ty chứng khoán qua đó giúp mở ra dư địa để giảm lãi suất cho vay margin. Điều này có thể kích thích nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư tăng trở lại.

Trong báo cáo gần đây, SGI Capital cho rằng dư nợ margin bắt đầu tăng nhanh hơn chỉ số dù chưa tới mức cảnh báo. Tỷ lệ margin có thể sẽ tăng khi dòng tiền mới tự tin về xu hướng lãi suất giảm. Quỹ đầu tư này nhận định lãi suất tiền gửi đã hạ trung bình 2-3% và có thể hạ thêm do tín dụng yếu. Do đó, thanh khoản của thị trường chứng khoán sẽ duy trì ở mặt bằng mới và có thể tiếp tục cải thiện.

Cẩn trọng không thừa

Không thể phủ nhận thị trường đang có nhiều tín hiệu tích cực nhưng vẫn có những rủi ro đang tiềm ẩn nhà đầu tư cần lưu ý. Sau nhịp tăng kéo dài vừa qua, nhiều nhóm cổ phiếu đã bứt phá rất mạnh với mức tăng hàng chục %.. Một số cái tên đang ở mức cao nhất trong nhiều tháng, thậm chí vượt đỉnh lịch sử. Do đó, áp lực chốt lời là không thể tránh khỏi, đặc biệt với những cổ phiếu nóng.

Định giá thị trường cũng không còn quá hấp dẫn với P/E của VN-Index hiện đã trên 13,x lần, cao hơn đáng kể so với thời điểm xuống đáy giữa tháng 11 năm ngoái. Con số này có thể sẽ còn tiếp tục đắt hơn nữa nếu tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết không sớm được cải thiện trong thời gian tới.

Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán việt nam

Lãi suất cho vay giảm khá chậm và vẫn đang duy trì ở mức cao sẽ tiếp tục gây áp lực lên lợi nhuận của các doanh nghiệp. Với nền so sánh cao cùng kỳ năm ngoái, các nhóm ngành quan trọng như ngân hàng, bất động sản, thép, chứng khoán, bán lẻ,… nhiều khả năng vẫn sẽ khó tăng trưởng dương trong quý 2 dù lợi nhuận có thể cải thiện so với quý đầu năm.

Những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế chưa thực sự rõ ràng, thậm chí một số chỉ tiêu còn suy yếu. Chỉ số PMI tháng 5 tiếp tục giảm xuống còn 45,3 cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp. Hoạt động xuất khẩu cũng gặp nhiều thách thức với giá trị chỉ đạt 136,2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán việt nam

Tăng trưởng tín dụng yếu trong khi tốc độ giải ngân đầu tư công vẫn là một dấu hỏi lớn có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh tế trong nước. Những tồn đọng trên thị trường trái phiếu và khó khăn của lĩnh vực bất động sản khó có thể giải quyết dứt điểm trong ngắn hạn. Các chính sách tiền tệ, tài khóa chưa thể có hiệu quả ngay mà cần thời gian để thẩm thấu.

Lạc quan hơn, Dragon Capital nhận định giai đoạn phục hồi đang bắt đầu với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách vĩ mô. Theo quỹ ngoại này 4/5 tiêu chí đã chuyển biến tích cực gồm lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, thanh khoản cải thiện và giải pháp cho các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn.

Tiêu chí duy nhất còn lại là sự cải thiện về mặt tăng trưởng lợi nhuận. Mặc dù vẫn chưa rõ ràng, nhưng Dragon Capital tin rằng lợi nhuận của 80 doanh nghiệp hàng đầu đã chạm đáy trong quý 4 năm 2022 và tăng trưởng dương sẽ bắt đầu quay trở lại trong nửa cuối năm 2023, với khả năng phục hồi vào năm 2024.