Tông khí là gì

Khái niệm về Khí, Huyết,Thủy, Hỏa trong đông y

0 844

Share

I. KHÍ

1. Đại cương về khí
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong triết lý y học phương Đông là khí. Trong cơ thể con người, từ mảnh da, miếng thịt, sợi lông, sợi tóc, đốt xương, nước mắt, nước miếng đều là khí (khí ở dạng hữu hình).

Trong vũ trụ sở dĩ có sự sống là nhờ khí. Chúng ta tiếp nhận được ánh sáng, tiếp nhận được nhiệt độ nóng, lạnh, gió mát, oi bức cũng nhờ khí. Trong phương ngôn có câu: nhân tuyệt khí tắc tử (người tuyệt khí thì chết). Trong câu này: Khí mà khi tuyệt thì người ta chết có phải là khí trời không? Không hoàn toàn như vậy vì nhiều trường hợp người ta nằm giữa bầu không khí trong lành mà vẫn chết. Vậy thì khí mà chúng ta muốn khảo cứu đây là gì? Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu sâu rộng về bản chất của khí.

2. Khái niệm về khí

Có ba chữ khí: một chữ khí có nghĩa là bỏ đi, lìa xa, quên đi, một chữ khí ám chỉ công cụ, đồ dùng và một chữ khí thể hiện cả sinh thái của sự sống và vật chất. Chúng ta chỉ đề cập, nghiên cứu chữ khí này thôi. Chỉ một chữ khí này mà biết bao nhiêu hợp từ có nó. Chữ Hán được tạo thành mang tính chất tượng nghĩa, tượng thanh, tượng hình và trong nguyên tắc cấu trúc những chữđồng âm mà khác về ý nghĩa, khác về bản chất thì chữ viết khác nhau. Vậy mà biết bao nhiêu hợp từ có chữ khí. Chữ khí này có bộ mễ, thể hiện một ý nghĩa là có sự sống và có sự sống là có nó. Chúng ta đi vào nghiên cứu ba loại khí:

Không khí.

Thần khí.

Dinh khí.

(Không khí, thần khí, dinh khí về ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nhưng có chung bản chất nên có chung một chữ viết).

2.1. Không khí: Là khí trời, con người ta sống trong khí trời như cá sống trong nước. Không khí gồm có khí ôxy, nitơ, hydrô, cácbon

2.2. Thần khí: Có dũng khí, hào khí, sầu khí Đó là cái khí thể hiện từ trong thần phách, tâm hồn, tinh
lực con người. Ví như:

Dũng khí là cái khí tạo nên sự dũng cảm và từ hành động dũng cảm nó toát ra cái khí mà gọi là dũng khí. Trong thần khí còn có chính khí. Ý nghĩa chính khí này khác với chính khí trong điều trị (chính khí hư). Tại các bàn thờ của người Hoa kiều, người ta có thờ Quan Vân Trường mà phía chính diện có chữ chính khí có ý là họ tôn sùng Quan Vân Trường mọi tư duy, hành động đều chính đáng và tư duy hành
động đó luôn toát ra chính khí. Còn sinh khí hợp từ này không có nghĩa là khí sống mà sinh khí là bực tức, uất ức, cáu giận. Cái khí này là một trong tứ độ tường cùng với tửu, sắc, tài. Người xưa coi: Tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, tiền bạc, khí) là 4 bức tường kìm hãm chí tiến thủcủa con người, cái khí đó cũng thuộc về thần khí.

2.3. Dinh khí: Là thành phần trong dinh dưỡng, một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ, kinh lạc hoạt động. Trong dinh khí có nguyên khí.

Nguyên khí còn gọi là chân khí, khí của chân nguyên, do tiên thiên sinh ra được tàng trữ ở thận.

Vinh khí: Trong đồ ăn thức uống của con người, chỉ có 5 oại gọi là ngũ vị: tân, toan, cam, hàm, khổ (tân là vị cay, toan là vị chua, cam là vị ngọt, hàm là vị mặn, khổ là vị đắng). Năm vị này sau khi nhập vị (đưa vào bao tử) thì được hỗ trợ do sự vận hóa thủy cốc của tỳ và được nguyên khí từ thận đưa lên xúc tác, ngũ vị đã được hóa thành ngũ khí. Đó là chiêm, tinh, hương, tiêu, hủ (chiêm là mùi của cầm thú chết, tinh là mùi tanh, hương là mùi thơm, tiêu là mùi khét, hủ là mùi mục nát).

Ngũ khí này còn gọi là khí tỳ vị. Ngũ khí được đưa lên thủ thái âm phế rồi từ đó phân bổ tới các ngũ tạng lục phủ củng cố huyết và nuôi dưỡng cơ thể. Phần khí này được vào mạch thành một bộ phận của
huyết dịch gọi là vinh khí.

Tông khí: Tông khí là khí trời hợp với khí của tì vị mà thành, sự vận hành của khí huyết. Sự hô hấp hơi thở tiếng nói và mọi hoạt động đều quan hệ mật thiết đến tông khí.

Vệ khí: Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng khí Tỳ vị, hoạt động được là do sự tuyên phát của phế. Vệ khí đi ngoài mạch phân bố toàn thân trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì thấm nhuận da lông, đóng mở tuyến mồ hôi, bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập.

Vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Khí là một dạng hợp chất chưa hữu hình trong thành phần cơ cấu không gian và cơ thể con người ta cũng như trong mọi sinh thái của vũ trụ, do sự vận hóa khác nhau mà tạo thành các loại khí khác nhau và mang tính chất khác nhau.

II. HUYẾT

Khái niệm về huyết

Sự sống còn và mạnh yếu của con người là phụ thuộc ở thành phần huyết, chức năng huyết và khối lượng huyết. Chẳng những thế huyết còn quyết định cả tình cảm, lý trí, tính tình và đặc điểm riêng của con người như người ta thường nói: anh ấy có máu liều lĩnh, bà này có máu ghen, ông này có máu
nóng, anh kia cómáu cờ bạc.

Ngoài danh từ huyết nói huyết còn gọi là tâm huyết, can huyết.

Tâm huyết là huyết do tâm quản lý và thuộc về tâm.

Can huyết là huyết tàng trữ tại can do can quản lý và điều hành.

Hai loại huyết trên là một song khi bất bình thường thì nó là hình thái và phương tiện biểu hiện bệnh lý của tâm và biểu hiện bệnh lý của can. Tính chất bệnh lý của tâm và can khác nhau nên 2 loại phương tiện đó được mang tên theo bản tông của nó.

Tóm lại những thành phần tạo nên huyết là dạng vật chất hữu hình ở thể lỏng đài tải thủy, hỏa, khí, tân dịch đi điều hòa nuôi dưỡng bảo vệ và phát triển cơ thể.

III. THỦY

Khái niệm về thủy

Nếu định nghĩa theo ngôn ngữ và văn phạm thì có thể nói thủy là nước và nước là thủy. Nhưng theo dịch lý thì Thủy lại là quẻ Khảm và Khảm là Thủy. Theo số lý thì Thủy là Can Nhâm, Can Quý là Chi Tý, Chi Hợi và ngược lại Nhâm, Quý, Tý, Hợi là Thủy. Vậy mỗi bộ môn có một ngôn ngữ danh từ khái niệm khác nhau. Trong Đông y học thì thủy hình thể là nước, song nước không là thủy mà là nước thuộc thủy vì trong thủy của y lý không chỉ có nước mà còn bao gồm nhiều thành phần cơ cấu có chức năng khác ở dạng chưa hữu hình và vô hình.

Vì thế cho nên khi thận thủy suy chúng ta không thể uống nước hoặc bơm nước vào để bổ thủy hoặc bị phù nề thì không thể điều trị bằng cách hút nước ra mà chỉ điều trị bằng cách ổn định sự điều tiết vậy có thể khái niệm rằng: Thủy là dạng vật chất hữu hình hoặc vô hình chủ về sự điều tiết chất lỏng trong cơ thể.

IV. HỎA

Khái niệm về hỏa

Trong văn phạm và ngôn ngữ thì hỏa có thể hiểu là lửa, là sự cháy. Song trong y lý Đông phương thì không thể định nghĩa hỏa là lửa, là sự cháy. Và khi tâm hỏa suy không thể bổ hỏa bằng cách nướng tâm hoặc đưa lửa vào cơ thể mà chỉđiều trị bằng cách ổn định và phục hồi chức năng điều nhiệt cho cơ thể. Vậy có thể đi đến khái niệm rằng: Hỏa là dạng vật chất vô hình giữ vai trò ổn định, điều tiết nhiệt lượng trong cơ thể và trong sự chuyển hóa, trao đổi chất

0 844

Share FacebookTwitterReddItPinterestTumblrFacebook MessengerTelegramViber

I. KHÍ

1. Đại cương về khí
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong triết lý y học phương Đông là khí. Trong cơ thể con người, từ mảnh da, miếng thịt, sợi lông, sợi tóc, đốt xương, nước mắt, nước miếng đều là khí (khí ở dạng hữu hình).

Trong vũ trụ sở dĩ có sự sống là nhờ khí. Chúng ta tiếp nhận được ánh sáng, tiếp nhận được nhiệt độ nóng, lạnh, gió mát, oi bức cũng nhờ khí. Trong phương ngôn có câu: nhân tuyệt khí tắc tử (người tuyệt khí thì chết). Trong câu này: Khí mà khi tuyệt thì người ta chết có phải là khí trời không? Không hoàn toàn như vậy vì nhiều trường hợp người ta nằm giữa bầu không khí trong lành mà vẫn chết. Vậy thì khí mà chúng ta muốn khảo cứu đây là gì? Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu sâu rộng về bản chất của khí.

2. Khái niệm về khí

Có ba chữ khí: một chữ khí có nghĩa là bỏ đi, lìa xa, quên đi, một chữ khí ám chỉ công cụ, đồ dùng và một chữ khí thể hiện cả sinh thái của sự sống và vật chất. Chúng ta chỉ đề cập, nghiên cứu chữ khí này thôi. Chỉ một chữ khí này mà biết bao nhiêu hợp từ có nó. Chữ Hán được tạo thành mang tính chất tượng nghĩa, tượng thanh, tượng hình và trong nguyên tắc cấu trúc những chữđồng âm mà khác về ý nghĩa, khác về bản chất thì chữ viết khác nhau. Vậy mà biết bao nhiêu hợp từ có chữ khí. Chữ khí này có bộ mễ, thể hiện một ý nghĩa là có sự sống và có sự sống là có nó. Chúng ta đi vào nghiên cứu ba loại khí:

Không khí.

Thần khí.

Dinh khí.

(Không khí, thần khí, dinh khí về ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nhưng có chung bản chất nên có chung một chữ viết).

2.1. Không khí: Là khí trời, con người ta sống trong khí trời như cá sống trong nước. Không khí gồm có khí ôxy, nitơ, hydrô, cácbon

2.2. Thần khí: Có dũng khí, hào khí, sầu khí Đó là cái khí thể hiện từ trong thần phách, tâm hồn, tinh
lực con người. Ví như:

Dũng khí là cái khí tạo nên sự dũng cảm và từ hành động dũng cảm nó toát ra cái khí mà gọi là dũng khí. Trong thần khí còn có chính khí. Ý nghĩa chính khí này khác với chính khí trong điều trị (chính khí hư). Tại các bàn thờ của người Hoa kiều, người ta có thờ Quan Vân Trường mà phía chính diện có chữ chính khí có ý là họ tôn sùng Quan Vân Trường mọi tư duy, hành động đều chính đáng và tư duy hành
động đó luôn toát ra chính khí. Còn sinh khí hợp từ này không có nghĩa là khí sống mà sinh khí là bực tức, uất ức, cáu giận. Cái khí này là một trong tứ độ tường cùng với tửu, sắc, tài. Người xưa coi: Tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, tiền bạc, khí) là 4 bức tường kìm hãm chí tiến thủcủa con người, cái khí đó cũng thuộc về thần khí.

2.3. Dinh khí: Là thành phần trong dinh dưỡng, một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ, kinh lạc hoạt động. Trong dinh khí có nguyên khí.

Nguyên khí còn gọi là chân khí, khí của chân nguyên, do tiên thiên sinh ra được tàng trữ ở thận.

Vinh khí: Trong đồ ăn thức uống của con người, chỉ có 5 oại gọi là ngũ vị: tân, toan, cam, hàm, khổ (tân là vị cay, toan là vị chua, cam là vị ngọt, hàm là vị mặn, khổ là vị đắng). Năm vị này sau khi nhập vị (đưa vào bao tử) thì được hỗ trợ do sự vận hóa thủy cốc của tỳ và được nguyên khí từ thận đưa lên xúc tác, ngũ vị đã được hóa thành ngũ khí. Đó là chiêm, tinh, hương, tiêu, hủ (chiêm là mùi của cầm thú chết, tinh là mùi tanh, hương là mùi thơm, tiêu là mùi khét, hủ là mùi mục nát).

Ngũ khí này còn gọi là khí tỳ vị. Ngũ khí được đưa lên thủ thái âm phế rồi từ đó phân bổ tới các ngũ tạng lục phủ củng cố huyết và nuôi dưỡng cơ thể. Phần khí này được vào mạch thành một bộ phận của
huyết dịch gọi là vinh khí.

Tông khí: Tông khí là khí trời hợp với khí của tì vị mà thành, sự vận hành của khí huyết. Sự hô hấp hơi thở tiếng nói và mọi hoạt động đều quan hệ mật thiết đến tông khí.

Vệ khí: Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng khí Tỳ vị, hoạt động được là do sự tuyên phát của phế. Vệ khí đi ngoài mạch phân bố toàn thân trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì thấm nhuận da lông, đóng mở tuyến mồ hôi, bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập.

Vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Khí là một dạng hợp chất chưa hữu hình trong thành phần cơ cấu không gian và cơ thể con người ta cũng như trong mọi sinh thái của vũ trụ, do sự vận hóa khác nhau mà tạo thành các loại khí khác nhau và mang tính chất khác nhau.

II. HUYẾT

Khái niệm về huyết

Sự sống còn và mạnh yếu của con người là phụ thuộc ở thành phần huyết, chức năng huyết và khối lượng huyết. Chẳng những thế huyết còn quyết định cả tình cảm, lý trí, tính tình và đặc điểm riêng của con người như người ta thường nói: anh ấy có máu liều lĩnh, bà này có máu ghen, ông này có máu
nóng, anh kia cómáu cờ bạc.

Ngoài danh từ huyết nói huyết còn gọi là tâm huyết, can huyết.

Tâm huyết là huyết do tâm quản lý và thuộc về tâm.

Can huyết là huyết tàng trữ tại can do can quản lý và điều hành.

Hai loại huyết trên là một song khi bất bình thường thì nó là hình thái và phương tiện biểu hiện bệnh lý của tâm và biểu hiện bệnh lý của can. Tính chất bệnh lý của tâm và can khác nhau nên 2 loại phương tiện đó được mang tên theo bản tông của nó.

Tóm lại những thành phần tạo nên huyết là dạng vật chất hữu hình ở thể lỏng đài tải thủy, hỏa, khí, tân dịch đi điều hòa nuôi dưỡng bảo vệ và phát triển cơ thể.

III. THỦY

Khái niệm về thủy

Nếu định nghĩa theo ngôn ngữ và văn phạm thì có thể nói thủy là nước và nước là thủy. Nhưng theo dịch lý thì Thủy lại là quẻ Khảm và Khảm là Thủy. Theo số lý thì Thủy là Can Nhâm, Can Quý là Chi Tý, Chi Hợi và ngược lại Nhâm, Quý, Tý, Hợi là Thủy. Vậy mỗi bộ môn có một ngôn ngữ danh từ khái niệm khác nhau. Trong Đông y học thì thủy hình thể là nước, song nước không là thủy mà là nước thuộc thủy vì trong thủy của y lý không chỉ có nước mà còn bao gồm nhiều thành phần cơ cấu có chức năng khác ở dạng chưa hữu hình và vô hình.

Vì thế cho nên khi thận thủy suy chúng ta không thể uống nước hoặc bơm nước vào để bổ thủy hoặc bị phù nề thì không thể điều trị bằng cách hút nước ra mà chỉ điều trị bằng cách ổn định sự điều tiết vậy có thể khái niệm rằng: Thủy là dạng vật chất hữu hình hoặc vô hình chủ về sự điều tiết chất lỏng trong cơ thể.

IV. HỎA

Khái niệm về hỏa

Trong văn phạm và ngôn ngữ thì hỏa có thể hiểu là lửa, là sự cháy. Song trong y lý Đông phương thì không thể định nghĩa hỏa là lửa, là sự cháy. Và khi tâm hỏa suy không thể bổ hỏa bằng cách nướng tâm hoặc đưa lửa vào cơ thể mà chỉđiều trị bằng cách ổn định và phục hồi chức năng điều nhiệt cho cơ thể. Vậy có thể đi đến khái niệm rằng: Hỏa là dạng vật chất vô hình giữ vai trò ổn định, điều tiết nhiệt lượng trong cơ thể và trong sự chuyển hóa, trao đổi chất