Tiêu chí đánh giá nhân viên sale

Để chọn ra được người nhân viên bán hàng giỏi, nhiều doanh nghiệp đã căn cứ vào các tiêu chí và xếp hạng nhân viên qua bảng đánh giá nhân viên bán hàng để có những chính sách khen thưởng thỏa đáng.

Đánh giá nhân viên là một hoạt động, một nhiệm vụ quan trọng mà người quản lý nào cũng cần phải thực hiện.Vậy làm sao để đánh giá đúng đắn và tìm ra người ưu tú? Nhiều đơn vị đã sử dụng bảng đánh giá nhân viên bán hàng một cách rất hiệu quả để giải quyết vấn đề này.. Vậy nếu như bạn đang trong vai trò của một nhà quản lý, bạn đã biết đến phương pháp sử dụng bảng đánh giá nhân viên bán hàng đối với đội ngũ nhân viên của mình hay chưa? Hãy cùng Bích Phượng tìm hiểu điều thú vị trong phương pháp này cũng như cách đánh giá nhân viên sao cho đạt được hiệu quả cao nhất các bạn nhé.

1. Vì sao cần phải đánh giá nhân viên bán hàng?

Tiêu chí đánh giá nhân viên sale
Đánh giá nhân viên bán hàng

Nếu là một nhà quản lý nhất định các bạn cần phải thực hiện nhiệm vụ đánh giá nhân viên, đó là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong công tác quản lý, điều hành. Mục đích của việc đánh giá là nhằm giám sát, kiểm tra quy trình làm việc của người nhân viên xem họ có đang làm viêc hiệu quả hay không, liệu có đảm bảo được những yêu cầu, tiêu chí mà công việc đề ra hay không? Thông qua hoạt động đánh giá này, người quản lý sẽ có thể đưa ra được những kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn nhằm cải thiện tốt nhất chất lượng thực hiện công việc trong đội ngũ nhân viên, tìm ra được các yếu điểm, lơị thế của mỗi cá nhân đề xây dựng nên một quy trình quản lý, khai thác nhân lực sát hơn nữa.

Để việc đánh giá hiệu quả, các nhà quản lý được khuyến sử dụng bảng đánh giá nhân viên. Nhưng trước khi tìm hiểu cách sử dụng bảng nội dung này, hãy xem xét thật kỹ các tiêu chí đánh giá nhân viên cụ thể như thế nào bạn nhé.

Tham khảo ngay: Việc làm Nhân viên Bán hàng

2. Các tiêu chí giúp nhà quản lý đánh giá nhân viên hiệu quả

Để nhìn ra năng lực của một nhân viên chúng ta có thể căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Mỗi công việc sẽ có những tiêu chí đặc trưng để đánh giá và khi bạn là một nhà quản lý giỏi, bạn sẽ biết nên lựa chọn tiêu chí nào để nhìn ra năng lực của nhân viên dưới quyền quản lý của mình.

2.1. Đánh giá thông qua thái độ làm việc của nhân viên

Có thể đưa thái độ làm việc của nhân viên vào trong bảng đánh giá nhân viên bán hàng. Với một người nhân viên, bạn hoàn toàn có thể đào tạo họ phát triển kỹ năng và trình độ bán hàng để họ có thể đạt được những thành tích tốt trong công việc bán hàng thế nhưng riêng thái độ làm việc là thứ rất khó để đào tạo mà nó thuộc vào phạm trù ý thức của riềng mỗi cá nhân. Vậy nên khi nhìn vào thái độ làm việc của nhân viên chính là cách để chúng ta nhìn thấu ý thức của họ đối với công việc.

Hãy liệt kê những yếu tố này vào bảng đánh giá nhân viên bán hàng để nhận diện rõ nhất thái độ làm việc của họ:

2.1.1. Đức tính trung thực trong công việc

Wiliams Shakespeare đã từng nói rằng Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Lòng trung thực ở bất cứ đâu cũng sẽ giúp bạn nhận được sự trọng dụng và sự thành công. Đặc biệt đối với một người nhân viên bán hàng thì lòng trung thực càng trở nên quan trọng. Khi họ trung thực với cấp trên, với doanh nghiệp và quan trọng hơn là trung thực với chính công việc mà họ đảm nhận thì chắc chắn sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm của người quản lý.

Tiêu chí đánh giá nhân viên sale
Tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả

Tôi tin chắc chắn rằng nếu chọn người để giao phó những đầu việc quan trọng, bạn sẽ lựa chọn những người trung thực trước khi cân nhắc tới những ngươì nhanh nhẹn, tài năng bởi vì một lý do đơn giản duy nhất, những người trung thực sẽ luôn nói đúng, làm đúng công việc, thực hiện đúng các kế hoạch đã được cấp trên giao phó.

2.1.2. Sự nhiệt tình dành cho công việc của nhân viên bán hàng

Làm nhân viên bán hàng, nếu như thiếu đi sự nhiệt tình, bản thân chúng ta sẽ không thể nào mang đến cho khách hàng một sự phục vụ tốt nhất. Hơn nữa, sự nhiệt tình trong công việc sẽ giúp nhân viên bán hàng cống hiến hết mình cho công việc, dù có bao nhiêu khó khăn, trở ngại và áp lực thì chúng ta cũng sẽ vượt qua và hoàn thành công việc một cách tốt nhất nhờ có tinh thần làm việc nhiệt tình.

2.1.3. Thái độ tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp

“Hãy nhìn vào cách hành xử của nhân viên bán hàng để đưa ra quyết định mua hàng” – Đây là lời chia sẻ mà tôi được nghe từ rất nhiều người khách hàng trong phiếu phản hồi được tập hợp lại của một trung tâm thương mại. Có rất nhiều lời phàn nàn về việc nhân viên thiếu thái độ tôn trọng với khách và lời mong muốn được tiếp đón cẩn thận, chỉn chu hơn mỗi khi khách bước vào gian hàng nào đó tại trung tâm. Vậy đấy, sự tôn trọng khách hàng làm nên diện mạo của cửa hàng, rộng hơn nữa là toàn trung tâm hay hệ thống bán hàng của nhãn hiệu nào đó.

Tiêu chí đánh giá nhân viên sale
Đánh giá nhân viên bán hàng theo thái độ làm việc

Vậy để cho cửa hàng của mình ghi được dấu án tốt trong lòng khách hàng bằng việc xây dựng thái đọ tôn trọng khách hàng từ đội ngũ nhân viên, bạn sẽ nhìn nhận thái độ ấy thông qua những biểu hiện ứng xử nào của nhân viên?

Trước tiên, đó chính là thái độ lịch sự, cách tiếp xúc, trò chuyện với khách cởi mở, chân thành. Tiếp theo, nhân viên của bạn nên biết cách lắng nghe ý kiến từ khách hàng hay đồng nghiệp và tiếp nhận ý kiến đó, Hãy để ý xem nhân viên của bạn có chen ngang vào câu nói của khách hàng hay không hay trong chính cuộc trò chuyện với người quản lý là bạn, họ có giữ đúng những nếp giao tiếp lịch sự cần thiết hay không để đánh giá sao sát.

Về cơ bản, hãy nhìn nhận thái độ làm việc chuẩn mực của nhân viên thông qua yếu tố đã được liệt kê ở trên, chắc chắn khí đó bạn sẽ tìm ra những người tốt nhất và nhìn nhận được cả những tồn đọng trong thái độ làm việc còn thiếu sót của nhân viên.

2.2. Tiêu chí về năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên bán hàng

Tiêu chí đánh giá nhân viên sale
Đánh giá nhân viên bán hàng theo năng lực

Năng lực làm việc sẽ là yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng công việc, ảnh hưởng tới doanh thu cửa hàng rất lớn vì thế ở khía cạnh này người quản lý càng phải đánh giá một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để kịp thời điều chỉnh lại các vấn đề còn tồn đọng.

Sau đây sẽ là gợi ý về 3 tiêu chí giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá năng lực làm việc của nhân viên một cách tốt nhất.

2.2.1. Mức độ làm việc của người nhân viên bán hàng

Mức độ làm việc sẽ được đánh giá dựa vào khối lượng công việc và thời hạn nhân viên bán hàng thực hiện công việc đó hoàn thành. Nhìn nhận rõ nhất hiệu suất thông qua KPI được giao nhưng người quản lý cũng phải tính toán sao cho có thể giao xuống được một bộ KPI phù hợp với từng nhân viên, từng năng lực của mỗi người. KPI cần phải gắn liền với thực tế mới có thể tiến hành đánh giá sát sao được.

2.2.2. Sự phát triển trong công việc

Thông qua KPI công việc giao cho người nhân viên bán hàng, người quản lý có thể đưa ra các đánh giá về mức độ làm việc của người nhân viên. Từ đó chúng ta sẽ nhìn nhận được rõ nhất con đường phát triển của nhân viên đối với công việc.

2.2.3. Mức độ hoàn thành công việc

Tiêu chí đánh giá nhân viên sale
Đánh giá nhân viên hiệu quả

Đây được coi là tín hiệu để cho nhà quản lý đưa ra sự đánh giá chuẩn xác nhất về năng lực của mỗi nhân viên bán hàng trong công việc. Khi đã nhận diện rõ ràng về chuẩn mực của người nhân viên bán hàng thì người quản lý sẽ dễ dàng xây dựng nên một thước đo chuẩn mực để nhìn nhận nhân viên một cách cụ thể, rõ ràng nhất.

Với những tiêu chí trên, bạn đã có thể xây dựng dược bảng đánh giá nhân viên bán hàng chuẩn mực nhất.

BẠN CÓ THỂ TẢI BIỂU MẪU THEO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DƯỚI ĐÂY:

Tải xuống ngay

3. Lưu ý khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên bán hàng hiệu quả

Có nhiều cách xây dựng bảng đánh giá nhân viên bán hàng, bạn có thể xây dựng bảng đánh giá theo từng tiêu chí hoặc theo toàn bộ các tiêu chí cộng lại. Vậy khi xây dựng bảng đánh giá này người quản lý sẽ phải lưu ý điều gì?

Bám sát công thức đánh giá nhân viên tiêu chuẩn dưới đây để chúng ta có thể xây dựng một bảng đánh giá hoàn hảo:

3.1. Thu thập các nguồn tài liệu

Những lời nhận xét về nhân viên nào đó được lấy từ các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp, ý kiến phản hồi của khách hàng chính là căn cứ để cho người quản lý phụ trách trực tiếp đánh giá được nhân viên của mình một cách khách quan nhất và chính xác nhất. Dẫu biết rằng “năm người thì mười ý” thế nhưng ý kiến được phản hồi từ những đối tượng vừa nêu sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin giá trị nhất.

3.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng

Tiêu chí đánh giá nhân viên sale
Xây dựng bảng đánh giá nhân viên bán hàng

Việc xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng cũng giống với việc xây dựng kế hoạch làm việc. Khi có trong tay một bản tiêu chí đánh giá rõ ràng thì bạn tự ắt có được một nền tảng đánh giá nhân viên hiệu quả. Nên nhớ rằng, không phải tất cả nhân viên sẽ cùng được đánh giá bởi một bảng tiêu chí nhất định mà mỗi một vị trí, một cấp bậc khác nhau sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau đảm bảo sự phù hợp.. Nhưng dù là tiêu chí gì đi chăng nữa thì nhất định bảng đánh giá của bạn cũng phải đảm bảo được sự tính rõ ràng, cong ty phân minh,

3.3. Tránh hiệu ứng gần nhất

Con người có xu hướng làm việc và ghi nhớ dựa vào thông tin, kết qua ở thời điểm gần nhất chỉ mang tính châts tạm thời. Và do đó, nếu lấy điều đó ra làm tiêu chí đánh giá thì sẽ có khả năng lớn mang tới cho bạn thông tin đánh giá sai lệch. Điều đó cũng giống như việc một nhân viên vừa mắc lỗi, ngay lập tức bạn đã vin vào lỗi đó để quy chụp rằng anh ta không tốt, anh ta là nhân viên kém thì hoàn toàn sai.

Như vậy, với bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu được sâu sắc hơn bản chất của bảng đánh giá nhân viên. Qua đó có thể đưa ra chiến lược đánh giá nhân viên hiệu quả và xây dựng được những mẫu bảng đánh giá nhân viên tốt nhất.