Tiền lương nghỉ phép được tính như thế nào năm 2024

cho người lao động là gì? Phương pháp để doanh nghiệp hạch toán như thế nào? Doanh nghiệp quan tâm đến điều đó vì khoản tiền này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh. AZTAX hy vọng mang đến một số thông tin về để giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất qua bài viết này.

Tiền lương nghỉ phép là tiền lương được làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ phép (nghỉ hàng năm). Tiền lương nghỉ phép là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động được nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm hoặc nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Tiền lương nghỉ phép được tính như thế nào năm 2024
Tiền lương nghỉ phép là gì?

Nghỉ phép có được tính lương không? Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 có quy định về tiền lương nghỉ phép. Trong trường hợp người lao động thôi việc, bị mất việc nhưng chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì vẫn được doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

2. Trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất. Hy vọng qua bài viết, AZTAX sẽ mang đến các thông tin bổ ích về vấn đề trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất cũng như tại sao phải trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán và dịch vụ pháp lý, AZTAX luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và thực hiện thủ tục doanh nghiệp mong muốn để có được quy trình tính lương chính xác nhất.

(ĐCSVN) - Báo nhận được câu hỏi của nhiều bạn đọc hỏi: Theo quy định mới, chế độ người lao động được hưởng khi nghỉ phép năm và tiền phép năm của người lao động được thanh toán thế nào?

Trả lời:

Tiền lương nghỉ phép được tính như thế nào năm 2024
Ảnh minh họa.

Về chế độ người lao động được hưởng khi nghỉ phép năm được quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 113 Bô luật lao động năm 2019 (Bộ luật số: 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019) như sau:

"5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm".

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định 145/2020 ( Số: 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020) hai bên có thể thoả thuận người lao động được hỗ trợ thêm tiền tàu xe và tiền lương khi nghỉ phép nếu số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Về chế độ người lao động được hưởng khi chưa nghỉ phép năm quy định tại Khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 như sau: “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”

Như vậy, theo Bộ luật lao động năm 2019 có 02 trường hợp người lao động được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép là những ngày nghỉ do thôi việc và bị mất việc làm; nên từ năm 2021, người lao động chưa nghỉ hết phép năm mà vẫn tiếp tục làm việc sẽ không được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ mà chỉ thanh toán chế độ cho người lao động những ngày phép chưa nghỉ đối với trường hợp thôi việc hoặc bị mất việc làm.

Cách tính lương những ngày phép chưa nghỉ

Theo Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/02/2021) của Chính phủ quy định: “Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm”. Cụ thể, được tính như sau:

Tiền lương ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết = ( Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề ) x Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.

Ví dụ: Chị H nghỉ việc tại Công ty N từ ngày 01/9/2021. Trong năm 2021, tính đến hết ngày 31/8/2021, chị H có 08 ngày phép nhưng đã nghỉ mất 03 ngày. Mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động tại thời điểm tháng 8/2021 của chị H là 9.600.000 đồng/tháng. Trong tháng 8/2021, số ngày làm việc bình thường là 24 ngày. Theo đó, chị H còn 05 ngày nghỉ phép. Khi nghỉ việc tại Công ty N, chị H sẽ được thanh toán tiền lương chưa nghỉ phép như sau: (9.600.000 đồng/tháng : 24 ngày làm việc) x 05 ngày chưa nghỉ = 2.000.000 đồng./.

Nghỉ phép năm được tính từ khi nào?

Theo quy định trên, người lao động giao kết hợp đồng thử việc, sau khi kết thúc hợp đồng thử việc và ký hợp đồng lao động thì mới được bắt đầu tính ngày nghỉ phép năm cho thời gian thử việc đó. Thời gian thử việc cũng được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

Nghỉ phép có lương là như thế nào?

Căn cứ các quy định nêu trên thì ngày nghỉ phép năm là chế độ nghỉ việc có hưởng lương của NLĐ. Do đó, khoản tiền người sử dụng lao động trả cho NLĐ cho những ngày mà NLĐ không nghỉ hết phép năm được xem là tiền lương do người sử dụng lao động trả cho người lao động (hay tiền phép năm).

Người lao động một năm được nghỉ bao nhiêu ngày phép năm nghỉ hưởng nguyên lương?

Một năm người lao động có bao nhiêu ngày được nghỉ hưởng nguyên lương? Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

Nghỉ tết được hưởng bao nhiêu ngày lương?

HCM), theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Đối với Tết âm lịch người lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương 5 ngày. Nếu làm việc vào những ngày này, người lao động sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ.