Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Theo Liên Hợp Quốc, ước tính rằng mỗi năm có 246 triệu bé gái và bé trai bị bạo lực trong và xung quanh trường học.

Theo một cuộc khảo sát do Tổ chức Phòng chống Bạo lực Thanh niên thực hiện trên 4.073 học sinh của 64 trường học ở Hàn Quốc, bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 22% học sinh trả lời rằng mình từng là nạn nhân của bạo lực, trong khi 16% những học sinh này trả lời rằng các em phải chịu đựng những cơn đau chết người.

Tại Việt Nam, theo số liệu mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học.

Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau.

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước đây, tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Hiện giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30.

Trong đó, hơn 75% các trường hợp bạo lực mà đối tượng là học sinh và sinh viên. Tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Hàng loạt vụ việc vừa xảy ra gây chấn động dư luận, tối 15.4 tại nhà riêng, nữ sinh N.T.Y.N. (SN 2007, học sinh lớp 10A15, Trường THPT chuyên Đại học Vinh, thuộc Đại học Vinh) tự tử vì không thể chịu đựng được bạo lực học đường.

Ngày 21.10.2022, tại Trường THCS Đức Giang (Hoài Đức, Hà Nội), em H.X.Q bị bạn tụt quần ba lần trong một buổi học dẫn đến xấu hổ, uất ức rồi nhảy lầu, gây chấn thương nặng.

Không chỉ dừng lại ở bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất mà còn có nhiều vụ bạo lực vật chất xảy ra như ngày 20.2.2014, L.T.N (lớp 8 Trường THCS Thăng Long, quận 3, TP Hồ Chí Minh) đã đe dọa Đ.T.T (lớp 7, Trường THCS Lê Lợi, quận 3, TP Hồ Chí Minh) nếu không đưa tiền sẽ chặt đứt cánh tay, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ.

Ba vụ việc với ba tính chất, ba thời điểm khác nhau, nhưng cả ba đều gióng lên hồi chuông báo động về nạn bạo lực học đường.

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024
Đại diện trường Đại học Vinh thông tin với báo chí về vụ một nữ sinh của trường tự tử. Ảnh: Hải Đăng

Theo CDC, bạo lực học đường có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, khó ngủ, thành tích học tập thấp và bỏ học. Bạo lực học đường khiến cho thanh thiếu niên bắt nạt người khác và bản thân người bị bắt nạt phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi và sức khỏe tâm thần cao hơn.

Giáo sư Michael Males - Đại học California (Santa Cruz) cho biết hầu hết các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu giáo dục,… đều đồng ý rằng bạo lực học đường phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động của môi trường học, cộng đồng và gia đình,…

Giáo sư chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trước hết có thể bắt nguồn từ thái độ và hành vi của trẻ em. Đây là lứa tuổi nổi loạn, dễ suy nghĩ nông nổi mà có những hành động bạo lực nhằm thể hiện bản thân.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường còn đến từ phía gia đình, “Có nhiều trẻ em phải lớn lên trong gia đình có cha mẹ sử dụng ma túy, bị bắt, vào tù, thường xuyên sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, điều này gây ảnh hưởng tới tâm lí của trẻ rằng cứ dùng bạo lực là vấn đề sẽ được giải quyết”, giáo sư nói.

Cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhà trường, phụ huynh và xã hội

Theo Tiến sĩ Dorothy Espelage - Giáo sư tâm lí giáo dục tại Đại học Illinois, Urbana-Champaign (Chicago) - Phó Tổng biên tập của Tạp chí Tâm lí Tư vấn cho biết nhà trường, phụ huynh, xã hội cần phối hợp thì mới có thể làm giảm bạo lực và cải thiện môi trường học đường.

Tiến sĩ Dorothy Espelage cho biết con trẻ thường dành nhiều thời gian ở trường hơn là ở nhà. Vì vậy, trường học đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra môi trường học đường tích cực.

Không chỉ là nơi dạy kiến thức, trường học còn phải là nơi giáo dục đạo đức, tích cực đẩy mạnh phong trào ngoại khóa qua việc thành lập các câu lạc bộ như dance, art, guitar,... tạo điều kiện cho học sinh thể hiện mình theo nhiều khía cạnh tốt hơn chứ không phải dùng bạo lực để thể hiện.

Một kết quả điều tra không gây bất ngờ nhưng khiến nhiều người lo lắng: Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp I (Tiểu học) là 22%, cấp II (THCS) là 50%, cấp III (THPT) là 64% còn ở sinh viên là 80%.

Học sinh nói dối tăng dần đều?!

Ca dao, tục ngữ hay thành ngữ đều được đúc kết từ trong cuộc sống, nhưng ở thời điểm hiện tại, những câu thành ngữ xưa cần phải update (cập nhật) lên phiên bản mới, ví dụ như câu "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ"...

"Đi hỏi già" ám chỉ người già nhiều kinh nghiệm sẽ giúp được bạn, "về nhà hỏi trẻ" ý nói mọi chuyện ở nhà nên hỏi trẻ vì trẻ con ngây thơ không biết nói dối, chúng sẽ kể hết chuyện nó biết khi ở nhà. Đây là một kinh nghiệm sống mà ông cha ta đúc kết và truyền dạy. Nhưng có một kết quả khác cũng mới được đúc kết gần đây. Một kết quả này không gây bất ngờ nhưng nó lại là một tiếng chuông báo động cho người lớn.

Tại hội thảo "Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học" tổ chức ngày 24/9 vừa qua, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (đại học Quốc gia TP.HCM) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%.

Nói con số này không gây bất ngờ vì chuyện nói dối trong môi trường giảng đường không hề mới, nhưng nhìn vào "bước tiến" của nó giữa các bậc học thì thật đáng lo ngại. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở bậc đại học, không rõ ở những bậc sau đại học tỷ lệ này có được làm tròn lên... 100% không?

Tạm gác lại chuyện của người lớn để nhìn lại vấn đề nói dối ở trẻ. Ngay tại cấp I, lứa tuổi từ 6-10, đã có hơn 20% số trẻ nói dối cha mẹ. Có lẽ con số này cũng không chính xác theo kiểu cứ 5 trẻ thì có một trẻ nói dối, vì thực chất, người nào cũng nói dối một lần trong đời. Nhưng với trẻ con, việc nói dối có thể vô hại.

Trẻ sẽ nói dối nếu thấy điều đó có lợi. Ảnh minh họa.

Anh Nguyễn Văn Hưng (Định Công, Hà Nội) chia sẻ: "Việc con trẻ nói dối cũng vì nhiều lý do. Ban đầu có thể trẻ cũng không ý thức được đó là nói dối, câu chuyện của trẻ có thể thêm thắt chỗ này chỗ khác, không ảnh hưởng gì đến ai. Như có một lần đến trường đón con, trên đường về con bé kể chuyện nhìn một vụ cướp giật ở cổng trường, mô tả y như thật. Đến tối về cháu cũng kể cho cả nhà nghe, ai cũng tin và tỏ ra lo lắng. Ngày hôm sau tôi đến sớm ngồi ở quán nước, nói chuyện về vụ cướp nhưng những người ở xung quanh nói không có vụ cướp nào cả. Khi về tôi hỏi lại cháu thì cháu lại bảo nghe bạn kể lại".

Vị phụ huynh này cũng cho biết, từ đó anh chú ý hơn đến những lời nói và cử chỉ của con gái và thấy rằng cháu rất hay bịa ra những câu chuyện kiểu ly kỳ để gây sự chú ý. Hay những lúc mắc phải tội gì, cháu hay tìm những lý do để chối tội hoặc đổ cho người khác. "Tôi nghĩ trẻ con đứa nào cũng sợ bị đòn nên thường nói dối, đó cũng là lẽ bình thường. Việc này phải dạy bảo dần dần chứ không thể một sớm một chiều là ổn được".

"Xã hội buộc người ta nói dối"?

Theo kết quả khảo sát, càng lên cấp học cao hơn, mức độ nói dối của trẻ càng tăng. Thực chất là nó không chỉ tăng về số lượng mà cả về mặt "chất lượng". Phổ biến nhất là những trường hợp nói dối để xin nghỉ học, để trốn học đi chơi hoặc để có tiền tiêu xài. Trong nhiều năm làm chủ nhiệm, cô Nguyễn Thu Lan, trường P.C.T (Hà Nội) cho biết: "Tôi đã xử lý nhiều trường hợp các con bịa ra các lý do để viết đơn xin nghỉ học, rồi tự mình ký vào đơn đó. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi chỉ cần nhìn chữ ký cũng đủ biết mức độ thật giả của tờ đơn. Nếu có nghi ngờ, tôi liên hệ ngay với gia đình học sinh để tìm hiểu thêm thông tin".

Cô Lan cũng cho biết, khi trao đổi với các phụ huynh, cô nhận thấy rằng, nhiều khi chính các phụ huynh cũng bao che cho con em mình bằng cách... nói dối. Cô cho rằng, điều quan trọng là cần có sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường để theo sát các em. Vì "nếu trẻ nói dối thành công một lần sẽ có những lần sau nữa, và hậu quả thế nào thì thật khó lường", cô nói.

Trao đổi với Người đưa tin về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết: "Rõ ràng học sinh nói dối ngày càng nhiều so với trước đây. Bản thân trẻ em là tấm gương phản ánh xã hội. Nếu ở trong môi trường mà hàng ngày các em thấy cha mẹ nói dối, thầy cô nói dối thì trẻ sẽ tự nhiên mà nhiễm thói nói dối. Chỉ đơn cử như việc nghe cha mẹ nói chuyện trong bữa ăn, ông bố nói với người mẹ rằng "hôm nay anh phải kê vượt số liệu thì mới kiếm được tí chút" và nhận được sự đồng tình của người mẹ thì trẻ sẽ hiểu rằng nói dối có lợi. Hay khi ở trường, nếu thầy cô đánh giá sai về trẻ, trẻ cũng coi đó là nói dối và chẳng muốn phấn đấu nữa".

Vị Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam phân tích: "Nguyên nhân sâu xa của hành vi này là do cơ chế buộc người ta phải nói dối. Ví dụ đơn giản nhất là các văn bản thanh toán về tài chính, theo quy định thì các đại biểu đến họp được 70.000 đồng thôi. Nhưng hiện nay ở nhiều nơi người ta vẫn "tạo điều kiện" để đại biểu được nhận 100.000 đồng bằng cách khai khống số lượng người tham gia hoặc chỉ họp một buổi nhưng lại ghi thành hai. Như vậy thì chính cơ quan Nhà nước cũng nói dối thì còn nói được ai? Nói cách khác thì xã hội hiện nay rất nhiều việc buộc người ta phải nói dối và người ta chấp nhận việc nói dối đó là hợp pháp vì các chế độ không đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay. Học sinh "hưởng" hậu quả giáo dục của cả xã hội như thế thì chuyện các em nói dối không thể tránh và trách được".

Người ta vẫn nói "Trẻ con như tờ giấy trắng", thói quen nói dối tránh tội và đổ lỗi không phải tự trẻ con có thể nghĩ ra. Có thể nó đến tự nhiên qua cách dỗ dành của người lớn. Giờ tôi vẫn thấy các bà các chị mỗi khi thấy trẻ bị ngã thường chạy lại đỡ và dỗ dành: "Đánh chừa cái đất làm con/cháu ngã".

Trẻ nói dối nhiều nhưng...

Khi được hỏi về số liệu thống kê nói dối tăng theo cấp học, GS. Nguyễn Ngọc Phú cho biết: "Mỗi cuộc khảo sát cần tìm hiểu kỹ về đối tượng và phạm vi của khảo sát. Có thể người ta khảo sát ở TP.HCM nhưng số liệu này lại không thể áp dụng cho học sinh ở Cần Thơ hay Đồng Nai, như vậy không thể khái quát lên để khẳng định được. Việc nói dối là có thật nhưng tăng dần theo cấp học thì chưa thể khẳng định được, cần phải xem số liệu cụ thể xem mẫu điều tra như thế nào để có được số liệu tăng như thế. Vì có thể càng lớn người ta càng ý thức được việc nói dối là xấu và không nói dối nữa thì sao?".

Thanh Xuân

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Học sinh miền Trung nghỉ học tránh siêu bão

Thứ 2, 30/09/2013 | 09:02

Phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên – Huế, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, tất cả các trường khu vực miền Trung, nơi cơn bão đi qua, ngày 30/9, phải cho học sinh, sinh viên nghỉ học để tránh bão số 10.

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Học sinh cấp 3 chỉ còn phải học 3 môn bắt buộc

Chủ nhật, 22/09/2013 | 12:27

Ban soạn thảo đề án đổi mới toàn diện giáo dục kiến nghị vẫn duy trì hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, trong đó tiểu học và THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản (9 năm) còn THPT là nâng cao, phân hóa (3 năm).

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Đà Nẵng: Học sinh vi phạm, bố mẹ bị nêu tên ở trường

Thứ 3, 17/09/2013 | 16:17

Trong hội nghị sơ kết một tháng triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố mới đây, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu đã đưa ra một phương án là sẽ nêu tên phụ huynh học sinh đậu đỗ xe không đúng quy định trong giờ cao điểm trước các cổng trường vào các buổi chào cờ sáng thứ Hai hàng tuần

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Tỉ lệ trẻ trốn học là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Người đưa tin tặng quà học sinh trường Xiếc năm học mới

Thứ 5, 05/09/2013 | 15:56

Sáng 5/9, Trường trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2013 – 2014. Lãnh đạo báo Người đưa tin cùng nhiều nhà hảo tâm đã có những phần quà thiết thực trao tặng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường.