Thuyết trình về toàn cầu hóa tới văn hóa vn năm 2024

FILE 20220610 192726 1. Chính THỨC TUYỂN TẬP 50 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN CỰC CHẤT VÀO 10 - Học Văn cùng cô Lê Mai

  • Đặc trưng của văn hóa làng xã Việt Nam truyền thống và sự thay đổi của những đặc trưng làng xã trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
  • Văn hóa ứng xử giao tiếp
  • Làng xã Việt Nam
  • Nguyễn Minh Ngọc - TIỂU LUẬN VĂN HÓA VIỆT NAM
  • Nghị luận xã hội sự chủ động trong cuộc sống và dàn ý phân tích Tây Tiến
  • Nghị luận xã hội cách ứng xử giữa người với người
  • Đọc hiểu và phân tích Chiều tối
  • Đọc hiểu và nghị luận xã hội chấp nhận là khôn ngoan
  • TÍN HIỆU THẨM MỸ NHÓM VĂN 8

Preview text

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

____________________

TIỂU LUẬN

Môn: Văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế

Đề tài
SỰ GIA TĂNG VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA – TỪ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC

GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Hồng Thúy TS. Đào Ngọc Tuấn Sinh viên thực hiện : Bùi Diệu Linh Lớp : TTQT48C1 - A Mã sinh viên : TTQT48C1-

Hà Nội, 12/

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3NỘI DUNG

  1. Khái niệm văn hóa, toàn cầu hóa 1. Văn hóa ................................................................................. 4 1. Khái niệm ................................................................... 4 1. Đặc trưng ................................................................... 6 2. Toàn cầu hóa ......................................................................... 6 1. Khái niệm ................................................................... 6 1. Các loại hình toàn cầu hóa ........................................ 7 II. Tác động của toàn cầu hóa tới văn hóa 1. Tác động tích cực ................................................................. 8 2. Tác động tiêu cực ................................................................. 9 3. Kết luận ............................................................................... 10 III. Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa - từ thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 1. Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị .... 10 2. Sự gia tăng vai trò của văn hóa đối với kinh tế .................. 12 3. Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong các mối quan hệ hợp tác ............................................ 14

KẾT LUẬN

  1. Đánh giá .................................................................................. 15 II. Hành động .............................................................................. 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 16

NỘI DUNG
  1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA, TOÀN CẦU HÓA

1. Văn hóa 1. Khái niệm

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm tương đối rộng với rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, liên quan đến hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của con người hình thành thông qua quá trình tương tác với xã hội, tự nhiên và bản thân trong thực tiễn. Do đó, quan niệm về văn hóa cho đến hiện nay vẫn còn rất trừu tượng và chưa có một định nghĩa nào có thể bao quát hết được nội dung của nó; đặc biệt, khi nhìn nhận vị trí của văn hóa trong sự phát triển của thế giới, mỗi cá nhân/tổ chức lại có những cách nhìn nhận khác nhau, và điều đó một phần quan trọng phụ thuộc vào quan niệm về văn hóa. Vào năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn – hai nhà văn hóa học Hoa Kỳ, thông qua nghiên cứu về khái niệm văn hóa được đề cập trong nhiều lĩnh vực, đã thống kê được không dưới 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tính đến thời điểm hiện nay, số lượng định nghĩa này đã tăng lên rất nhiều, với khoảng hơn 300 định nghĩa được tiếp cận dưới những góc nhìn khác nhau.

Theo Tiến sĩ Phạm Thái Việt đề cập trong “Đại cương về Văn hóa Việt Nam”, nhìn chung, định nghĩa về văn hóa có thể được phân chia thành các loại chính như sau:

- Các định nghĩa miêu tả: trong đó trọng tâm được đặt vào việc liệt kê tất cả những gì mà khái niệm văn hóa bao hàm. Người tiêu biểu cho định nghĩa như vậy về văn hóa là E. B. Tylor.

- Các định nghĩa lịch sử: trong đó nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống (chẳng hạn E. Sapir). Các định nghĩa kiểu này dựa trên việc giả định về tính ổn định và bất biến của văn hóa, bỏ qua tính tích cực của con người trong phát triển và cải biến văn hóa.

- Các định nghĩa chuẩn mực: hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị. Chẳng hạn W. Thomas coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, tâm thế, phản ứng cư xử).

- Các định nghĩa tâm lý học: trong đó nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Chẳng hạn W. Sumner và A. Keller định nghĩa: “Tổng thể những sự thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh,... Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”.

- Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng tới tổ chức cấu trúc của văn hóa. R. Linton chú trọng đến hai khía cạnh của văn hóa: “a/ Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b/ Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà người ta học được và các kết quả ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa”.

- Các định nghĩa nguồn gốc: trong đó văn hóa được xác định từ góc độ nguồn gốc của nó. Nhà xã hội học P. Sorokin định nghĩa: “Với nghĩa rộng nhất của từ, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau”.

Hay gần đây, UNESCO cũng đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Tuy nhiên, định nghĩa này của UNESCO mới chỉ được coi là chuẩn mực tạm thời bởi văn hóa là hiện tượng bao trùm lên mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần con người, mỗi định nghĩa chỉ có thể thâu tóm một phương diện của khái niệm này. Vì thế, với mỗi một nhà nghiên cứu, họ lại có một cách tiếp cận riêng về khái niệm này. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thái Việt, toàn cầu hóa có thể hiểu theo một số định nghĩa như sau:

  • Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, thể hiện và dưới dạng những dòng tư tưởng, tư bản, kỹ thuật, và hàng hóa ở quy mô lớn, đang tăng tốc và khuếch trương trên toàn thế giới và gây ra những biến đổi căn bản trong xã hội của

chúng ta.

  • Toàn cầu hóa là một quá trình không thể đảo ngược và là sự hợp nhất giữa các khuynh hướng như: quá trình quốc tế hóa toàn bộ đời sống xã hội, sự phụ thuộc lẫn nhau xuyên quốc gia của các công ty, sự phối hợp hành động của các tổ chức quốc tế khác nhau, và kèm theo đó là quá trình tự do hóa các hình thức giao dịch kinh tế và xã hội hết sức đa dạng. Toàn cầu hóa không chỉ mở ra các kênh mới của quá trình lưu chuyển các nguồn tài chính, trí tuệ, con người và vật chất một cách tự do xuyên biên giới; mà đồng thời còn tạo ra những biến đổi sâu sắc mang tính bản chất đối với đời sống cũng như hoạt động của mỗi

quốc gia (nói riêng) và các dân tộc (nói chung)

  • Toàn cầu hóa là sự hình thành nên một trật tự thế giới tùy thuộc lẫn nhau của các quan hệ siêu quốc tế và xuyên quốc gia. Những mối liên hệ này đang chuyển hóa mạnh mẽ các cơ chế giải quyết vấn đề nội bộ sang một cơ chế thống nhất

chung cho toàn nhân loại

Nói cách khác, toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu.

Cũng như khái niệm văn hóa, toàn cầu hóa không có một định nghĩa cố định; bởi toàn cầu hóa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, miễn là thông qua quá trình đó, khoảng cách giữa các quốc gia được thu hẹp lại trên các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến xã hội, văn hóa.

2. Các loại hình toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa có thể hiểu là sự kết nối về nhiều mặt giữa các quốc gia, thường được chia thành ba thể thức chính:

- Toàn cầu hóa kinh tế: đề cập đến sự chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới. Đó là sự hội nhập thế giới ngày càng gia tăng và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới.

- Toàn cầu hóa chính trị: đề cập đến các cuộc thương thuyết, đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển.

- Toàn cầu hóa văn hóa: đề cập đến việc truyền tải các giá trị văn hóa trên toàn thế giới theo cách mở rộng và tăng cường quan hệ xã hội.

II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI VĂN HÓA

1. Tác động tích cực

Xét trên phương diện tích cực, sự không phân biệt ranh giới giữa các quốc gia, sự “cởi mở” về mọi phương diện đời sống xã hội đã khiến quá trình toàn cầu hóa trở nên hữu ích và cần thiết đối với nhân loại trong thời đại hiện nay. Đặc biệt về văn hóa, có thể nói, toàn cầu hóa đã tác động tương đối toàn diện đến mọi mặt của đời sống tinh thần dân tộc, thông qua việc tiếp xúc với phong tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật và các nét đặc trưng cấu thành bản sắc dân tộc. Sự tiếp xúc và giao lưu đó đã làm giảm dần những khác biệt, tạo điều kiện cho các nền văn hóa được hiểu biết lẫn nhau, các dân tộc có điều kiện nhìn nhận lại chính mình khi so sánh, đối chiếu với văn hóa nhân loại; từ đó mà lối sống của con người cũng trở nên phong phú, đa dạng và cởi mở hơn.

Giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng là điều kiện tốt để giới trẻ được mở rộng tầm nhìn, tiếp cận, hưởng thụ sản phẩm, thành tựu văn hóa đa dạng hơn trong thời kỳ hội nhập. Hơn nữa, để thích ứng với môi trường toàn cầu hóa, con người phải sáng tạo, năng động và có khả năng thích ứng nhanh với sự biến động của xã hội, thời cuộc, sự phát triển của khoa học công nghệ. Đây có thể coi là thời cơ nhưng cũng đồng thời là thách thức lớn, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện bản thân, tích cực, chủ động, sáng tạo. Với người Việt Nam nói riêng, đặc biệt là những người trẻ, chúng ta đã chủ động học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức của thời đại công nghiệp, hiện đại. Đây có lẽ là một trong những tác động tích cực nhất của toàn cầu hóa đến lối sống của con người, cho phép họ năng động hơn, tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội hơn; biết sống có

khủng bố, xung đột sắc tộc hay xung đột về tôn giáo như vậy phản ánh tình trạng lạc hậu, bảo thủ về văn hóa của một bộ phận nhân loại và nó tác động trở lại kinh tế và chính trị. Điều đó thực ra cũng là tất yếu bởi khi các nền văn hóa xâm nhập lẫn nhau, những giá trị phổ biến xâm nhập vào những giá trị cá biệt, những vùng cá biệt sẽ gây ra những phản ứng trong đó có những phản ứng cực đoan. Do các đặc thù chính trị, đặc thù địa lý mà những phản ứng luôn luôn khác nhau và nếu thái quá thì trở thành những phản ứng cực đoan.

Có thể nói, ba nguy cơ chính đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam được Tiến sĩ Đinh Ngọc Thạch nêu ra: Sự xáo trộn tự phát trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, chủ nghĩa lãng mạn ngây thơ dẫn đến hiện tượng tha hóa bản sắc, nghịch lý giữa tính mở của không gian giao tiếp và sự biệt hóa ngày càng sâu sắc giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các dân tộc và các khu vực. Toàn cầu hóa có thể tạo nên những biến thái mới, làm thay đổi các chuẩn mực, các giá trị..à nuốt chửng cả một nền văn hóa, nếu nền văn hóa ấy không đủ sức vượt qua thách thức. Trong đó, hệ quả nặng nề nhất là nền văn hóa của một dân tộc bị đồng hóa bởi các nền văn hóa khác lớn mạnh hơn.

3. Kết luận

Như vậy, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, chắc chắn khi tham gia vào quá trình này sẽ xuất hiện nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến con người và nền văn hóa của mỗi quốc gia. Ngoài những ảnh hưởng, tác động nêu trên, chắc chắn vẫn còn những phương diện có thể tốt hoặc xấu mà toàn cầu hóa đã đem lại. Điều này được nhận diện và trở thành mối quan tâm chung của cả thế giới và của cả Nhà nước Việt Nam nói riêng trong quản lý, định hướng xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia.

III. SỰ GIA TĂNG VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA – TỪ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1. Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị

“Chính trị” trong ngôn ngữ phương Tây là “khoa học và nghệ thuật giành, giữ và thực thi quyền lực”. Còn ở phương Đông, bản thân từ “chính trị” trong nguyên nghĩa đã bao hàm ý cai trị, quản lý đất nước, xã hội theo chính đạo.

Theo Platon – nhà triết học cổ đại Hy Lạp định nghĩa: “Chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ”. Văn hóa chính trị có thể hiểu là hệ thống các niềm tin về quyền lực, quyền và thẩm quyền – những yếu tố gắn với thiết chế nhà nước. Trong suốt lịch sử nhân loại, sự giao thoa giữa chính trị và văn hóa diễn ra đều đặn tự nhiên nhưng lại tùy thuộc rất lớn vào những đại diện ở cả hai phía. Tùy theo sự tham dự và thẩm thấu của văn hóa vào chính trị đến độ sâu rộng như thế nào mà chính trị càng trở nên có văn hóa. Ngược lại, chính trị khi thừa nhận vị thế của văn hóa và truyền tải càng nhiều các giá trị văn hóa vào quá trình thực thi quyền lực, thì càng có ý nghĩa tích cực, hiệu quả. Bản thân nó tùy theo chất văn hóa nhiều ít của mỗi nền chính trị mà có thể dịnh lượng được sự phát triển của văn hóa nhân loại trên con đường văn minh.

* Trên thế giới

Trong thế giới hậu Chiến tranh lạnh, nền chính trị toàn cầu lần đầu tiên trở nên đa cực và đa văn minh, hiện đại hóa được phân biệt với phương Tây hóa. Nền chính trị toàn cầu bắt đầu được tái định hình theo các xu thế văn hóa. Trong bối cảnh hệ thống chính trị toàn cầu mới, các quốc gia hạt nhân của những nền văn minh lớn đang thay thế những siêu cường của thời kỳ Chiến tranh lạnh với vai trò là lực hút và lực đẩy mạnh mẽ với các quốc gia khác. Những thay đổi này có thể thấy rất rõ ở các nền văn minh phương Tây, Chính thống giáo và Trung Hoa. Theo đó, các khối văn minh trỗi dậy kéo theo các quốc gia hạt nhân, các quốc gia thành viên, các dân tộc thiểu số tương đồng về mặt văn hoá.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan hệ chặt chẽ giữa chính trị - văn hóa và ngược lại là văn hóa – chính trị cũng được thể hiện thông qua cách ứng xử trong chính trị, cách đối xử với cá nhân hay giai cấp, tầng lớp. Ở các quốc gia hiện đại, quyền lực chính trị thể hiện chủ yếu ở quyền lực của đảng chính trị; của nhà nước và của nhân dân. Trong đó việc thực thi các quyền lực này cần có yếu tố văn hóa (được định hướng bởi văn hóa).

* Đối với Việt Nam

Trong bối cảnh này, ở Việt Nam, mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị là không thể tách rời, trong đó văn hóa được xem là yếu tố cố kết chặt chẽ với chính trị. Nếu chính trị định hướng và tạo môi trường cho sự phát triển của văn

lượng của ngành công nghiệp văn hóa và nghệ thuật ước tính đạt gần 919 tỉ USD, chiếm 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2017.

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế, tạo điều kiện để con người được chủ động và tích cực hội nhập; nhưng đồng thời cũng có những thách thức lớn với nước ta, đặc biệt trong vấn đề văn hóa. Cũng như UNESCO đã khẳng định, nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời khỏi môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của những dân tộc ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.

* Đối với Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa Việt Nam đã trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Có thể kể đến việc chú trọng và đẩy mạnh vào các hoạt động du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của vài vùng ở Việt Nam, khai thác tối ưu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, tạo ra sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam; từ đó thu hút khách du lịch và bạn bè quốc tế, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi nhuận cho đất nước. Du lịch không ngừng đổi mới, sáng tạo ra nhiều loại hình khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, trong đó nổi bật là những chương trình du lịch văn hóa. Ông Phan Đình Phùng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã khẳng định: “Mối quan hệ giữa văn hóa với du lịch là mối quan hệ tương tác, gắn bó mật thiết với nhau, hòa quyện vào nhau không thể tách rời. Văn hóa là nguồn tài nguyên nhân văn, là kho báu, là môi trường, là lực hấp dẫn để du lịch phát triển. Có thể khẳng định, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc. Ngược lại, thông qua du lịch, văn hóa được giới thiệu, quảng bá, phát huy và có thêm những điều kiện để giao lưu phát triển.”

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định: “ Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội, luật pháp, kỷ cương..ến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”.

3. Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong các mối quan hệ hợp tác

* Trên thế giới

Giao lưu văn hóa với các quốc gia, dân tộc là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội hiện đại. Những nước tương đồng về văn hoá sẽ hợp tác về kinh tế và chính trị. Những năm đầu thập niên 1990, người ta nghe nói nhiều đến chủ nghĩa khu vực và khu vực hoá nền kinh tế thế giới, có thể kể đến như sự thành công trên con đường hội nhập bằng một thị trường chung của Liên minh Châu Âu hay Cộng đồng Kinh tế Đông Á (EAEC) với tiền đề quan trọng là kinh tế đi sau văn hoá.

* Đối với Việt Nam

Thực tiễn cho thấy, giao lưu văn hóa đã trở thành nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia và có vai trò to lớn trong việc hòa giải dân tộc, đẩy lùi các cuộc xung đột, chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo; đồng thời thúc đẩy các nước tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó có 30 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; trở thành nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với tất cả 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nước lớn. Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời, đặc sắc, đóng vai trò ngày càng quan trọng và có nhiều đóng góp trong các mối quan hệ ở bình diện quốc tế.

Các hoạt động giao lưu văn hóa ngày càng trở nên phổ biến, có hiệu quả trong nỗ lực nâng tầm vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế. Giao lưu văn hóa không chỉ đẩy mạnh quan hệ với cộng đồng quốc tế mà còn truyền bá văn hóa nước nhà đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, gắn kết kiều bào với quê hương, đất nước, thẩm thấu văn hóa Việt Nam tới cộng đồng nước sở tại.