Thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm

Ký sinh trùng là loại sinh vật chuyên sống ký sinh trên các loại sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng và gây bệnh cho các sinh vật đó. Với điều kiện nuôi tôm mật độ cao và môi trường bị ô nhiễm như hiện nay, tôm nuôi rất dễ bị nhiễm kí sinh trùng gây hại, vì vậy bà con nên sử dụng Mega Kill  để giúp tôm có sức đề kháng tốt, ngăn chặn các loại kí sinh và tăng trưởng nhanh hơn.

1. Giới thiệu Mega Kill

Thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm

Mega Kill - Thảo dược đặc hiệu loại bỏ ký sinh trùng

Mega Kill là sản phẩm thảo dược đặc hiệu với nhiều thành phần dược liệu quý từ Ấn Độ, các hoạt chất này giúp phòng và trị các loại bệnh liên quan đến tiêu diệt ký sinh trùng gây hại cho tôm, giúp tôm sinh trưởng tốt hơn. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty hàng đầu của Ấn độ trong nghiên cứu và sản xuất thuốc và thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy hải sản.

Sản phẩm này được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi BIOAQUA, công ty nhập khẩu hàng hóa từ xưởng sản xuất và đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt hỗ trợ bà con nông dân trong nuôi tôm để mang lại lợi nhuận cao với những sản phẩm chính hãng từ MEGAVET FORMULATIONS.

Như vậy, bà con đã có một biện pháp hiệu quả trong chăn nuôi để có được năng suất cao khi nuôi tôm. Việc ngăn chặn và tiêu diệt các loại ký sinh trùng là rất quan trọng nên cần phải đặc biệt lưu ý.

2. Thành phần Mega Kill

Sản phẩm được nghiên cứu phát triển và sản xuất với thành phần là những nguyên liệu quý có lợi cho tôm. Trong mỗi 1000mg chứa:

- Axit citric (min): 2500mg

- Canxi (min): 2000mg

- Phốt pho (min): 900mg

- Chất mang: vừa đủ 1000mg

Ngoài ra sản phẩm còn chứa các loại thảo dược dùng trong đời sống hàng ngày, bà con có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

3. Công dụng Mega Kill

Thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm

Công dụng Mega Kill

Mega Kill có một số công dụng như sau:

- Ký sinh trùng trong gan, ruột được loại bỏ từ đó tăng sức đề kháng cho tôm

- Mega Kill là thảo dược đặc hiệu nên an toàn với tôm, bà con có thể an tâm sử dụng

- Phòng chống bệnh vi bào tử trùng, các loại nấm độc gây bệnh cho tôm.

4. Cơ chế hoạt động của Mega Kill

- Sản phẩm khi qua đường tiêu hóa sẽ được hấp thu và xử lý bởi xúc tác Enzyme có trong đường ruột, đẩy nhanh sự phân hủy các chất hữu cơ và các loại ký sinh trùng có trong đường ruột. Tăng cường sức đề kháng ngăn chặn sự ký sinh của các loại vi khuẩn gây hại.

- Các hợp chất thảo dược có trong Mega Kill tác động trực tiếp lên vỏ, bào quan của ký sinh trùng làm chúng không hấp thu được thức ăn sau đó chết. Ở các dạng bào tử khác, Mega Kill cũng gây ức chế, khiến chúng không thể phát triển và được xổ bỏ ra ngoài cơ thể tôm.

- Việc sử dụng chế phẩm sinh học là biện pháp để ngăn ngừa và phòng các loại bệnh liên quan đến ký sinh trùng một cách hiệu quả. Mega Kill cung cấp các khoáng chất và các acid hữu cơ giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch của tôm.

5. Hướng dẫn sử dụng Mega Kill

5.1 Liều dùng Mega Kill

Thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm

Liều dùng sản phẩm Mega Kill

Trộn trực tiếp sản phẩm Mega Kill vào thức ăn với liều lượng như sau:

- Sử dụng cho phòng bệnh: trộn 3-5g/ kg thức ăn, 1-2 ngày/ tuần.

- Sử dụng trường hợp tôm bị nhiễm ký sinh trùng nặng: 10g/ kg thức ăn, sử dụng liên tục 2-3 ngày.

- Để tăng hiệu quả sử dụng nên dùng vào 1 cữ sáng trong ngày do lúc này tôm ăn mạnh.

5.2 Lưu ý khi sử dụng Mega Kill

Để có được một lứa tôm nuôi có chất lượng, khỏe mạnh và không mắc các bệnh đường ruột hay bị ký sinh trùng gây hại thì bà con khi sử dụng Mega Kill cần phải lưu ý một số yếu tố sau:

- Luôn đảm bảo môi trường sống của tôm sạch sẽ, nước và đáy ao phải được xử lý sạch sẽ trước khi bắt đầu nuôi.

- Bảo quản sản phẩm tại nơi thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

- Đậy kín sản phẩm sau khi dùng, tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại.

- Dùng đúng liều lượng ghi trên bao bì và hướng dẫn, nếu muốn dùng tăng liều lượng thì nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.

6. Thông tin liên hệ

Trên đây là công dụng và thành phần của Mega Kill, bà con khi sử dụng sản phẩm giúp tôm ngăn chặn và loại bỏ các loại ký sinh trùng. Khi không có các loại kí sinh gây hại gây bệnh thì tôm sinh trưởng tốt và có năng suất cao. Sản phẩm phân phối tại BIOAQUA với giá cả ưu đãi cho bà con, hãy liên hệ đặt hàng ngay để được tư vấn cụ thể hơn.

Bệnh do ký sinh trùng trên tôm rất đáng lo ngại vì nó có thể làm tôm biếng ăn, chậm lớn, gây ra bệnh phân trắng và ốp thân trên tôm. Người nuôi rất khó nhận biết bằng mắt thường, chỉ có thể quan sát thấy đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể.

Một số loại bệnh có tác nhân từ ký sinh trùng đáng lo ngại như:

  • Bệnh do vi bào tử trùng do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP) gây ra.
  • Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy do nhiễm ký sinh trùng: Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis.
  • Bệnh phân trắng trên tôm do nhiễm ký sinh trùng: Trùng hai tế bào (Vermifrom và Gregarine) gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột. 

Thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm

Dấu hiệu nhận biết khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng:

- Nhiễm kí sinh trùng nhẹ thường không gây hại tôm nhưng khi bị nhiễm nặng tôm sẽ bơi lội chậm chạp, lờ đờ gần mặt nước hoặc tấp mé ao. Dấu hiệu lâm sàng thường là vùng cơ bụng bị đục, tôm lờ đờ và mất phụ bộ. Nhiễm bẩn bề mặt vỏ tôm cũng ảnh hưởng quá trình lột xác.
- Nhiễm trùng kí sinh ở mang có thể gây nên tình trạng thiếu oxy do hạn chế khả năng lấy oxy của mang. Tôm nhiễm kí sinh nặng sẽ chết nhiều nếu Oxy hòa tan xuống thấp.
- Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột ziczac.
- Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng màu đục hạt gạo.
- Phân trong nhá bã, màu phân nhạt hơn màu thức ăn.
- Tôm ăn yếu, tôm chậm sinh trưởng.

1. Bệnh vi bào tử trùng:

Tôm nhiễm bệnh chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. khi tôm lớn dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.

2. Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy:

Các dấu hiệu tổng thể của tôm nhiễm bệnh haplosporidian bao gồm: sự co lại của gan tụy, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm lớn, tăng trưởng chậm, FCR tăng cao.

3. Bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine

  • Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh…
  • Tôm giảm ăn nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn. Tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn
  • Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột.
  •  Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường.

Thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm

Cách phòng và trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng:

Vì các bệnh liên quan đến ký sinh trùng rất khó quan sát bằng mắt thường. Nên bà con phải thường xuyên 5 - 7 ngày 1 lần mang mẫu tôm và mẫu nước đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra.

  • Với mẫu tôm nhiễm khuẩn, ký sinh trùng thường sẽ được quan sát dưới kính hiển vi qua lớp vỏ tôm, dịch tôm ở phần đuôi hay phụ bộ, mang tôm,…nơi ký sinh trùng tập trung nhiều nhất. Ngoài ra còn có thể ở trong ruột tôm mà bà con chưa có kỹ năng phân tách mẫu để quan sát nên phải nhờ đến các kỹ sư thủy sản ở phòng lab thực hiện giúp.
  • Ngoài ra, ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại còn có thể có trong mẫu nước. Bà con có thể dùng chai lọ đựng mẫu nước và mang đi kiểm tra (mẫu nước phải còn mới trong vòng 24h vì nếu quá 24h có thể thay đổi các chỉ tiêu nước cũng như không chính xác trong quá trình xét nghiệm).

1. Phòng bệnh:

  • Chọn con giống ở cơ sở uy tín, được xét nghiệm đầy đủ sạch các mầm bệnh và ký sinh trùng
  • Cải tạo ao: với ao bạt thì nên chà rửa sạch sẽ, xịt diệt khuẩn đáy ao và phơi ao. Với ao đất thì cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao nhiều ngày để sạch khuẩn.
  • Công tác cải tạo đầu vụ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian gây bệnh (hến, ốc, chem chép,..). Nguồn nước cấp vào ao nuôi được xử lý kỹ càng, qua hệ thống màng lọc (túi lọc),...để lọc bỏ ấu trùng, trứng các loài cá, nhuyễn thể,..
  • Chuẩn bị nước nuôi: Nên đảm bảo nguồn nước luôn ổn định với tôm, khi mới bắt đầu thả tôm thì cần làm nước đạt chuẩn các chỉ tiêu pH, kH, Oxy , độ mặn để khi thả tôm không bị sock nước và dễ nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi cũng phải theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu nước, si phong đáy ao để xả bớt thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột,…tránh tạo khí độc làm tôm nhiễm bệnh.
  • Định kỳ diệt khuẩn 20 – 30 ngày 1 lần: diệt khuẩn giúp diệt được các vi khuẩn có lợi, các loại ký sinh trùng bám vào vỏ tôm chưa kịp xâm nhập vào cơ thể tôm,…có thể dùng các loại thuốc diệt khuẩn mang tính nhẹ để không gây ảnh hưởng đến tôm để diệt khuẩn và ký sinh trùng. Nhưng bà con cũng cần lưu ý là sau 2 – 3 ngày bà con nên cấy lại vi sinh vật có lợi để ổn định lại nguồn nước ao vì diệt khuẩn sẽ làm mất đi một phần vi sinh trong ao.

Bà con nên phòng ký sinh trùng cho tôm khi tôm được 10 ngày tuổi, định kỳ sử dụng Thảo Mộc 39 7 ngày/lần để phòng ký sinh trùng trên tôm (dùng 2 - 3 ml/kg thức ăn). Sau đó dùng EM gốc (3 gram/kg thức ăn) dùng liên tục trong quá trình nuôi, để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm.

2. Trị bệnh khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng:

  • Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, bà con sử dụng Thảo Mộc 39 dùng 5 ml/kg thức ăn, cho ăn vào cử cuối của ngày, sử dụng 2 ngày liên tục để sổ ký sinh trùng.
  • Sau đó dùng EM gốc để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm (liều dùng 7 gram/kg thức ăn, cho ăn 1 - 2 cử/ngày)

Cách ủ EM gốc: trộn 3 muỗng EM gốc + 3 muỗng đường + 3 lít nước sạch cho vào chai đậy kín và sử dụng cho ăn hằng ngày để phòng bệnh đường ruột cho tôm.