Thuốc sắt là gì

1. Tìm hiểu chung về thuốc sắt

1.1. Sắt là gì?

Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Sắt chiếm tỉ lệ 0.004% được phân bố ở mỗi tế bào của cơ thể. Sắt có vai trò hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin.

Trong đó, hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào và myoglobin đóng vai trò dự trữ oxy cho cơ thể. Bên cạnh đó, sắt còn đóng vai trò nhân tố tạo thành nhân tế bào và các enzim xúc tác quan trọng, thúc đẩy hệ miễn dịch. Ngoài ra còn giúp cho trẻ em phát triển một cách khỏe mạnh, làm giảm cơn đau bụng kinh, giảm sự mệt mỏi, giải phóng năng lượng,… Đặc biệt phụ nữ mang thai cần phải bổ sung thuốc sắt đầy đủ mỗi ngày.

Thuốc sắt là gì

Sắt là khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể

1.2. Sắt được cơ thể hấp thụ như thế nào?

Quá trình cơ thể hấp thụ sắt được bắt đầu ở dạ dày nhưng đa số diễn ra ở hành tá tràng và ít hơn ở đoạn đầu ruột non. Để cơ thể hấp thụ được, sắt từ dạng ferric Fe3+ sẽ thành dạng ferrous Fe2+.

Đối với trường hợp thiếu sắt, 1 lượng lớn sắt sẽ được hấp thụ qua diềm bàn chải, tới tế bào niêm mạc ruột, máu rồi đến tĩnh mạch cửa. Khi cơ thể thừa sắt thì ngược lại, lượng sắt hấp thụ sẽ giảm bớt.

Chất sắt là gì?

Thuốc sắt là gì

Sắt (Fe) là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung của trí não. Sắt chứa nhiều trong gan, tim, thịt bò, các loại rau củ như bầu, đậu nành hay ngũ cốc…

Sắt là một trong những khoáng chất rất quan trọng của cơ thể, nhất là đối với phụ nữ. Khi cơ thể thiếu sắt, bạn sẽ gặp các biểu hiện xấu như rụng tóc, nhức đầu, dễ nhiễm trùng, da nhợt nhạt, móng gãy yếu…

Nếu thiếu sắt lâu dài có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, tim đập nhanh, nặng hơn có thể gây thiếu máu, bệnh tim mạch và suy hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm trí nhớ…

Viên sắt và những tác dụng phụ không ngờ tới

Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể cần để sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Chính vì vậy sử dụng viên thuốc bổ đúng cách và tránh tác dụng phụ là điều ai cũng cần phải biết.

1. Sắt có ở đâu trong cơ thể bạn?

Sắt là một thành phần thiết yếu để sản xuất các tế bào máu. Khoảng 70% chất sắt của cơ thể bạn được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu với tên gọi là hemoglobin và trong các tế bào cơ với tên gọi là myoglobin. Hemoglobin rất cần thiết để vận chuyển oxi trong máu từ phổi đến các cơ quan. Myoglobin ở trong các tế bào cơ đảm nhận vai trò lưu trữ, vận chuyển và giải phóng oxi.

Thuốc sắt là gì
Sắt chiếm khoảng 70% trong các tế bào máu

Ngoài ra, khoảng 6% sắt trong cơ thể có trong một số protein. Chúng cần thiết cho quá trình hô hấp và chuyển hóa năng lượng. Các enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp collagen và chất dẫn truyền thần kinh cũng cần đến sắt. Hệ thống miễn dịch sẽ giảm nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ sắt.Xem thêm bài viết:Các loại thuốc Saferon bổ sung sắt cho người thiếu máu.

Khoảng 25% sắt trong cơ thể được lưu trữ dưới dạng ferritin. Ferritin được tìm thấy trong các tế bào và lưu thông trong máu. Một người đàn ông trưởng thành trung bình có khoảng 1.000 mg sắt được lưu trữ (đủ sử dụng trong khoảng 3 năm). Trong khi phụ nữ trung bình chỉ có khoảng 300 mg sắt (đủ sử dụng cho khoảng 6 tháng). Khi lượng sắt không được bổ sung thường xuyên, các cơ quan dự trữ sắt có thể bị cạn kiệt. Hậu quả là làm giảm hemoglobin, gây ra thiếu máu.

Uống Sắt Có Tác Dụng Gì? Uống Sắt Khi Nào Là Tốt Nhất?

Uống sắt có tác dụng gì, uống sắt khi nào là tốt nhất đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xem ngay bài viết để có lời giải đáp chính xác nhất!

Nội dung chính

  1. Sắt là gì?
  2. Uống sắt có tác dụng gì?
    1. Sắt hoạt động như một chất mang oxy
    2. Cải thiện chức năng nhận thức của bạn
    3. Điều trị hội chứng chân không yên
    4. Giúp bạn giải quyết bệnh thiếu máu
    5. Tăng cường co cơ
    6. Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
    7. Nuôi dưỡng giấc ngủ ngon hơn
    8. Cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể
    9. Giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
    10. Xóa tan mệt mỏi
  3. Uống sắt có tác dụng phụ không?
  4. Bạn cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
  5. Uống sắt khi nào là tốt nhất?
    1. Phụ nữ uống sắt khi nào là tốt nhất?
    2. Nam giới uống sắt khi nào?
    3. Vận động viên uống sắt khi nào? (Trước hay sau tập)
    4. Trẻ em uống sắt khi nào?
  6. Không nên uống sắt với gì?