Thủng màng nhĩ bao lâu thì lành

Thủng màng nhĩ do chấn thương có thể gây đau, chảy máu, nghe kém, ù tai và chóng mặt. Chẩn đoán dựa trên soi tai. Điều trị thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần thiết nếu nhiễm trùng. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu lỗ thủng > 2 tháng chưa liền, sự gián đoạn của chuỗi xương con, hoặc các chấn thương ảnh hưởng tới tai trong.

Các nguyên nhân gây thương tích của thủng màng nhĩ bao gồm:

  • Đưa các vật ngoáy tai vào tai (ví dụ, bông ngoáy) và vô tình bị chọc mạnh vào màng nhĩ

  • Chấn thương gây ra bởi một tiếng nổ lớn hoặc bị tát mạnh vào tai

  • Chấn thương sọ não (có hoặc không có vết nứt nền sọ)

  • Áp suất âm đột ngột (ví dụ, hút mạnh áp vào ống tai)

  • Chấn thương áp suất (ví dụ như khi đi du lịch bằng máy bay hoặc lặn biển)

  • Thủng màng nhĩ do làm thủ thuật như bơm rửa tai hoặc lấy dị vật tai

Xuyên thủng màng nhĩ có thể gây gián đoạn chuỗi xương con, gãy đế đạp, gãy xương con, chảy máu, rò ngoại dịch từ cửa sổ bầu dục hoặc tròn dẫn đến sự rò ngoại dịch vào tai giữa, hoặc chấn thương dây VII.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Thủng màng nhĩ do chấn thương gây ra đau tai nhiều đột ngột đôi khi theo sau là chảy máu từ tai, nghe kém và ù tai. Nghe kém trầm trọng hơn nếu chuỗi xương con bị gián đoạn hoặc tai trong bị thương. Chóng mặt Chóng mặt có thể nghĩ tới tổn thương tai trong. Chảy mủ tai Chảy dịch tai có thể bắt đầu trong 24 đến 48 giờ, đặc biệt nếu nước đi vào tai giữa qua lỗ thủng màng nhĩ.,

Chẩn đoán

  • Soi tai

  • Thính lực đồ

Lỗ thủng thường thấy trên soi tai. Bất kỳ vệt máu nào che khuất ống tai được hút một cách cẩn thận và làm sạch. Tuyệt đối cấm bơm nước và dùng ống soi tai có bơm hơi. Lỗ thủng cực nhỏ có thể cần phải kiểm tra bằng nội soi tai hoặc nghiên cứu trở kháng tai giữa để chẩn đoán chính xác. Nếu có thể, đo thính lực đồ trước và sau khi điều trị để tránh nhầm lẫn giữa giảm thính giác gây ra do chấn thương hay do điều trị.

Bệnh nhân có dấu nghe kém Nghe kém

Thủng màng nhĩ bao lâu thì lành
hoặc nghiêm trọng chóng mặt Chóng mặt được đánh giá bởi một chuyên gia về tai mũi họng càng sớm càng tốt. Có thể cần chỉnh hình tai giữa đánh giá và sửa chữa tổn thương. Bệnh nhân có thủng màng nhĩ lớn cần phải được đánh giá, bởi vì các phần màng nhĩ bị rách có thể được đặt lại.

Điều trị

  • Tai phải giữ khô tránh nước

  • Kháng sinh uống hoặc tại chỗ nếu có tổn thương bẩn

  • Đôi khi phẫu thuật

Thông thường, không cần điều trị đặc hiệu. Tai cần được giữ khô; thuốc nhỏ tai không cần thiết. Tuy nhiên, dự phòng bằng kháng sinh phổ rộng miệng hoặc thuốc nhỏ tai kháng sinh là cần thiết nếu các chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập qua lỗ thủng như xảy ra trong các thương tổn bẩn.

Nếu tai bị nhiễm trùng, amoxicillin 500 mg uống mỗi 8 giờ được cho trong 7 ngày.

Mặc dù hầu hết các lỗ thủng tự liền, phẫu thuật được chỉ định cho lỗ thủng vẫn tồn tại > 2 tháng. Nghe kém dẫn truyền kéo dài có thể nghĩ tới khả năng gián đoạn chuỗi xương con, đòi hỏi phải khám và phẫu thuật chỉnh hình lại.

Những điểm chính

  • Nhiều lỗ thủng là nhỏ và tự lành.

  • Tai nên được giữ khô trong quá trình chữa bệnh; thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân là không cần thiết trừ khi có chấn thương bẩn hoặc nếu nhiễm trùng phát triển.

  • Phẫu thuật được thực hiện để sửa chữa chấn thương chuỗi xương con và cho lỗ thủng ko liền > 2 tháng.

Tai là bộ phận quan trọng giúp con người nhận biết các âm thanh, tiếp nhận và xử lý âm thanh. Tuy nhiên, có một vấn đề rất dễ xảy ra hiện nay đó là thủng màng nhĩ. Vậy tình trạng thủng màng nhĩ có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người. Hãy đi tìm câu trả lời nhé!

1. Thủng màng nhĩ – vấn đề sức khỏe không nên xem nhẹ

Màng nhĩ là một lớp màng mỏng ngăn cách giữa tai trong và tai ngoài, có hình elip bán trong suốt và hơi lõm vào trong. Với chức năng tiếp nhận sóng âm từ bên ngoài, tạo rung động và sau đó dẫn truyền qua một chuỗi xương con để đến với tế bào cảm nhận âm thanh ở sâu bên trong. Từ đó các rung động cơ học trở thành xung điện được truyền lên não bộ để xử lý phân loại âm thanh. Ngoài ra, đây cũng là lớp màng để bảo vệ ngăn cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng trong tai.

Nếu lớp màng nhĩ xuất hiện vết rách/lỗ hổng thì đây được gọi là thủng màng nhĩ. Hiện tượng này gây nên nguy cơ nhiễm trùng tai giữa và bị ù tai. Đặc biệt, thính lực trở nên suy giảm và có thể bị mất hoàn toàn.

Thủng màng nhĩ bao lâu thì lành

Lớp màng bảo vệ giữa tai ngoài và tai trong xuất hiện vết rách được gọi là thủng màng nhĩ

1.1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân khiến màng nhĩ bị thủng bao gồm:

– Viêm tai giữa: sự tích tụ dịch (mủ) ở tai giữa do các vi sinh vật tấn công khi để lâu ngày sẽ tạo nên áp lực và gây rách lớp mô mỏng bảo vệ.

– Có dị vật trong tai: thói quen dùng bông tăm đưa sâu vào trong tai hay đưa các vật nhọn như bút bi, kẹp tăm,…có thể làm rách màng nhĩ dễ dàng.

– Chấn thương từ âm thanh lớn: một vụ nổ đột ngột, một âm thanh với tần sóng lớn có thể gây tổn thương và thủng màng nhĩ.

– Chấn thương vật lý ở đầu hoặc tai cũng có thể gây rách màng nhĩ bởi lớp màng này vô cùng mỏng và dễ bị ảnh hưởng.

1.2. Biểu hiện, triệu chứng

Người bị thủng màng nhĩ sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết như:

– Cảm thấy khó chịu do ù tai.

– Đau nhức tai, thi thoảng mức độ đau tăng lên dữ dội.

– Khả năng nghe giảm, không nghe rõ âm thanh bên ngoài.

– Chảy máu tai.

– Đôi khi chóng mặt, buồn nôn.

Thủng màng nhĩ bao lâu thì lành

Người bị thủng màng nhĩ sẽ luôn thấy ù tai và khả năng nghe suy giảm rõ rệt

Vậy khi xuất hiện những triệu chứng này thì nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: “thủng màng nhĩ có chữa được không? Và chữa bằng cách nào mới hiệu quả?”

2. Thủng màng nhĩ có chữa khỏi được không?

Thủng màng nhĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu bạn thực hiện kiểm tra sớm. Bên cạnh đó, kết hợp vệ sinh tai sạch sẽ, khô thoáng thì tình trạng thủng màng nhĩ có thể tự lành sau vài tuần hoặc vài tháng nếu ở mức độ nhẹ.

2.1. Biến chứng nếu không chữa khỏi được thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn giao tiếp cho người bệnh.

– Mất thính lực hoàn toàn (điếc tai): Vết rách tại màng nhĩ có thể sẽ lớn hơn theo thời gian và do những tác động bên ngoài. Nếu không vá lại kịp thời thì người bệnh sẽ mất thính lực vĩnh viễn, không còn khả năng nghe và nhận biết âm thanh xung quanh.

– Viêm tai giữa: khi màng nhĩ bị thủng sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới tổn thương mạn tính và không thể điều trị khỏi.

– Xuất hiện khối u ở tai giữa.

2.2. Phương pháp điều trị khi thủng màng nhĩ

Cách tốt nhất bạn nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp. Bằng một số bước khám như: phân tích mẫu dịch từ tai, sử dụng thiết bị chiếu sáng chuyên dụng để tìm kiếm vết rách trên màng nhĩ,…Từ đó bác sĩ sẽ phán đoán được mức độ cũng như tình trạng thủng màng nhĩ.

Thủng màng nhĩ bao lâu thì lành

Nếu vết rách quá lớn bác sĩ sẽ phẫu thuật vá nhĩ

Nếu ở mức nhẹ, màng nhĩ có thể tự lành thì bạn chỉ cần uống thuốc theo đơn chỉ định và kết hợp sử dụng thuốc nhỏ tai thường xuyên. Nếu ở mức nặng, vết rách quá lớn không thể tự lành thì bác sĩ sẽ chỉ định vá màng nhĩ. Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ lấy mô từ bộ phận khác trên cơ thể để ghép vào vết rách.

2.3. Khắc phục tại nhà tăng hiệu quả chữa khỏi 

Để tăng khả hồi phục, bạn cần lưu ý và áp dụng một số biện pháp tại nhà như:

– Hạn chế xì mũi vì hành động này gây áp lực lên màng nhĩ và làm cản trở lớp mô mỏng liền lại.

– Sử dụng đồ bảo hộ tai khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, khi đi bơi,…

– Vệ sinh tai sạch sẽ, nhẹ nhàng; không làm sạch tai quá mạnh, quá sâu.

– Không tự ý mua thuốc nhỏ tai nếu không có đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.

3. Phòng ngừa thủng màng nhĩ như nào hiệu quả?

Chủ động phòng ngừa và bảo vệ thính lực của mình bằng cách:

– Luôn có sẵn đồ bảo hộ tai khi đi máy bay, đi bơi,..

– Không đưa các dị vật có sắc nhọn vào bên trong tai.

– Khi tai bị nhiễm trùng cần điều trị càng sớm càng tốt.

– Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, đảm bảo khu vực trong tai khô ráo để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Thủng màng nhĩ bao lâu thì lành

Luôn dự phòng nút bảo vệ tai khi đi máy bay, đi bơi,..

Có thể thấy, thủng màng nhĩ hoàn toàn chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Chủ động bảo vệ đôi tai là cách bạn đảm bảo khả năng nghe tuyệt đối và giảm những vấn đề tiêu cực xảy ra. Hy vọng với bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “liệu thủng màng nhĩ có chữa được không?” rồi nhé!