Thu phát chứng từ vận tải vận đơn là gì năm 2024

Vận đơn (bill of lading) hay còn được gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,… Là một loại chứng từ vận tải do người vận chuyển hoặc thuyền trưởng/ đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.

1. Chức năng của vận đơn:

  • Vận đơn chính là biên lai của người vận tải để nhằm xác nhận đã nhận hàng chuyên chở. Người vận tải lúc này chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên về vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

.png)

  • Vận đơn là bằng chứng giúp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Nhờ đó mà xác định được quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng. Trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
  • Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

2. Tác dụng của vận đơn:

  • Vận đơn dùng để làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó để thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
  • Dùng để làm căn cứ khai báo hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Vận đơn dùng để làm chứng từ cầm cố, mua bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa.
  • Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

Các loại vận đơn

Vận đơn sẽ được phân loại dựa vào:

1. Dựa vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn:

  • Vận đơn đích danh (straight bill of lading).
  • Vận đơn theo lệnh (to order bill of lading).
  • Vận đơn xuất trình (to bearer bill of lading).

2. Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn:

  • Vận đơn hoàn hảo (clean bill of lading).
  • Vận đơn không hoàn hảo (unclean bill of lading).

Thu phát chứng từ vận tải vận đơn là gì năm 2024

3. Căn cứ vào cách chuyên chở:

  • Vận đơn chở suốt (through bill of lading).
  • Vận đơn đi thẳng (direct B/L).

4. Dựa vào sự so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu:

  • Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L).
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L).
  • Vận đơn đến chậm (stale B/L).
  • Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (charter party B/L).

5. Vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức.

6. Vận đơn của người giao nhận (house bill of lading – HBL).

Hy vọng với những chia sẻ về các kiến thức liên quan đến vận đơn ở trên. Bạn đã có được cho mình thật nhiều những thông tin và kiến thức bổ ích. Nếu bạn muốn tìm một doanh nghiệp cung cấp

Vận đơn hàng đã bốc lên tàu (Shipped bill of lading) là gì? Đây là một trong những khái niệm quen thuộc đối với những người làm trong ngành vận tải hay xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, khái niệm này nhiều người còn nhầm lẫn với Vận đơn nhận để bốc. Vì vậy, cần phải hiểu rõ.

Ngay dưới đây, cùng ALS tìm hiểu chi tiết về khái niệm vận đơn hàng đã bốc lên tàu (Shipped bill of lading) là gì?

I. Vận đơn hàng đã bốc lên tàu (Shipped bill of lading) là gì?

Thuật ngữ Shipped bill of lading còn được gọi là “shipped on board bill of lading” hoặc “on board bill of lading” là vận đơn được ký phát khi hàng hóa đã được đưa lên tàu biển (hàng hóa đã ở trên tàu biển). Vận đơn loại này thường có điều khoản in sẵn, mở đầu bằng câu: “Hàng hóa đã được bốc lên tàu trong tình trạng bên ngoài tốt..(shipped on board in apparent good order and condition...).

Nên lưu ý, nếu là vận đơn “nhận để bốc” (received for shipment) thì phải có thêm câu ghi chú (notation) là “hàng đã bốc lên tàu ngày...” (shipped on board on...) sau khi hàng thực tế đã được bốc lên tàu mới chứng tỏ về mặt pháp lý hàng đã được bốc lên tàu vào ngày đã nêu.

Vận đơn loại này chứng minh rằng người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán. Đặc biệt khi giao hàng theo các điều kiện FOB (Free on Board), CIF (Cost, Insurance, Freight) hoặc CFR (Cost and Freight).

Vận đơn hàng đã bốc lên tàu bao gồm các thông tin quan trọng như tên của người gửi và người nhận hàng, mô tả chi tiết về hàng hóa, ngày xuất phát, điểm xuất phát và điểm đến, thông tin về phương tiện vận chuyển và các điều kiện vận chuyển khác.

II. Shipped on Board Date and Bill of Lading Date có giống nhau không?

Vận đơn (Bill of Lading) là chứng từ vận chuyển do người vận chuyển hàng hóa cấp cho khách hàng (thường là người gửi hàng hoặc người xuất khẩu )..

Bill of Lading Date = ngày mà vận đơn được phát hành..

Shipped on board là ký hiệu ghi trên vận đơn do người phát hành vận đơn (thường là người vận chuyển) xác nhận hàng hóa đã được bốc lên tàu ..

“Shipped On Board Date” là ký hiệu được thêm vào bởi người phát hành vận đơn, xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu. Ký hiệu này được tạo bởi hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu tại cảng đi và ghi rõ hàng hóa được xếp lên tàu nào. Vận đơn có ký hiệu “Shipped On Board” mang lại sự an toàn cao hơn cho các nhà nhập khẩu và ngân hàng của các nhà nhập khẩu.

Nhiều L/C yêu cầu một “Shipped On Board Ocean Bill of Lading”. Có nghĩa là Vận đơn phải là bản gốc và hiển thị “Shipped On Board Date” thì mới đáp ứng được yêu cầu của L/C. Ký hiệu này thường được ghi trong nội dung của Vận đơn và hiển thị cùng với “On Board Date”.

Ngày giao hàng lên tàu và ngày vận đơn: Hai ngày này có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nhưng điểm quan trọng cần lưu ý là ngày Vận đơn chỉ có thể sau ngày Giao hàng lên tàu.

Nếu một vận đơn được phát hành mà không có ngày Shipped on Board thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày Shipped on Board.

Nếu một ngày được thể hiện cùng với ký hiệu Đã giao hàng lên tàu trong phần thân của vận đơn, thì ngày đó sẽ trở thành Ngày đã giao hàng lên tàu.

III. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn hàng đã bốc lên tàu

Vậy những lưu ý của vận đơn hàng đã bốc lên tàu (Shipped bill of lading) là gì? Khi sử dụng vận đơn hàng đã bốc lên tàu (Shipped bill of lading), cần lưu ý các điểm sau đây để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong quá trình giao dịch về sau:

  • Kiểm tra thông tin của vận đơn: Trước khi chấp nhận và ký nhận vận đơn, cần kiểm tra kỹ các thông tin ghi trên đó để tránh xảy ra tranh chấp và kiện tụng sau này. Các thông tin quan trọng cần chú ý bao gồm chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, ngày tháng giao dịch và các ký xác nhận về tình trạng và số lượng hàng hóa.
  • Xác nhận hàng hóa: Người nhận hàng nên xác nhận rõ ràng về tình trạng và số lượng hàng hóa khi nhận vận đơn. Nếu có bất kỳ sai sót hoặc không phù hợp, cần thông báo ngay cho người vận chuyển để điều chỉnh và sửa chữa.
  • Lưu trữ vận đơn đúng cách: Vận đơn là tài liệu quan trọng, cần được lưu trữ một cách an toàn và dễ dàng truy xuất khi cần thiết.
  • Xem xét điều khoản và điều kiện vận chuyển: Cần đọc kỹ và hiểu rõ điều khoản và điều kiện vận chuyển được ghi trên vận đơn. Điều này giúp tránh hiểu lầm và xác định trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình vận chuyển.

Việc sử dụng vận đơn hàng đã bốc lên tàu cần cẩn thận để người gửi hàng, người vận chuyển và người nhận hàng có thể thực hiện quá trình giao nhận hàng hóa suôn sẻ và đảm bảo quyền lợi của mỗi bên.

Mong rằng với những thông tin ALS vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm vận đơn hàng đã bốc lên tàu (Shipped bill of lading) là gì? Và cũng nắm được một số lưu ý trong quá trình lấy và sử dụng loại vận đơn này.

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.