Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2024

Đối với trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, thì cần có thêm các loại giấy tờ sau:

- 01 Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

- 01 Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc chứng nhận chất lượng của sản phẩm, chứng nhận nguồn gốc địa lý);

- 01 Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc có chứa địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- 01 Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2024

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hiện nay bao gồm những gì? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu qua hình thức nộp đơn giấy được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu qua hình thức nộp đơn giấy được quy định như thế nào?

Theo hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, có 02 hình thức nộp đơn giấy đăng ký nhãn hiệu như sau:

- Nộp đơn trực tiếp tại Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Văn phòng đại diện thông qua các địa chỉ sau:

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

- Nộp đơn qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

+ Trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần kiểm tra nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác không để tránh mất thời gian, chi phí.

+ Có thể tra cứu sơ bộ miễn phí trên trang http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php hoặc tra cứu có trả phí từ Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

- Bước 3: Nộp phí đăng ký và đến cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ hoặc nộp qua dịch vụ bưu điện.

- Bước 4: Nhận quyết định chấp nhận hình thức đơn. Trong trường hợp đơn đăng ký bị yêu cầu sửa đổi thì sửa đổi theo hướng dẫn.

- Bước 5: Nhận công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Bước 6: Nhận thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, nộp lệ phí đăng bạ, công bố văn bằng bảo hộ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Bước 7: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Các tổ chức, cá nhân nào thì có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các tổ chức, cá nhân được quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá tự sản xuất hoặc dịch vụ mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc đăng ký nhãn hiệu đó;

- Tổ chức tập thể đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy định;

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận khi không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu trong trường hợp sử dụng nhãn hiệu nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia sản xuất, kinh doan và việc sử dụng không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt giữa đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Đăng ký nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng trước khi đặt chân vào thị trường. Đăng ký nhãn hiệu không chỉ là điều kiện cần và đủ cho DN mà còn là nền tảng cho việc phát triển tài sản DN.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2024

Nguồn:Internet

1. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác, có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được xem như một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ đối của mỗi cá nhân, tổ chức. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.

- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh tại Việt Nam:

  • Tự mình trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài được quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân ngước ngoài có thường trú/ không thường trú tại Việt Nam, có/không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Vn hay không đều có quyền đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu mình thuộc đối tượng nào để xác định chủ thể được nộp đơn đăng ký xác lập quyền.

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

  1. Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

  • Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.
  • Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT
  • Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

  1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- 02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TTBKHCN)

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- 01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

- 01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

- Các tài liệu khác (nếu có):

  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  1. Hình thức nộp đơn:

- Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

- Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

  • Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.
  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống
  • Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Lưu ý: Trên thực tế, hình thức nộp đơn trực tuyến đã được áp dụng nhưng phải thông qua khá nhiều quy trình (có chữ ký số hoặc chứng thư số), hơn thế nữa khi nộp phí/ lệ phí, DN chỉ được chuyển tiền thông qua Ngân hàng mà không phải là hình thức khác. Vì thế, nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, DN nên áp dụng hình thức nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện.

  1. Theo dõi đơn đăng ký:

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Cá nhân, tổ chức được quyền gia hạn văn bằng bảo hộ và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ được quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.