Thị trường bia 2023

Trong những năm qua, doanh thu của ngành bia liên tục tăng trưởng mạnh. Đây là lý do khiến Việt Nam trở thành thị trường hết sức màu mỡ cho các nhà đầu tư. Số lượng nhà máy sản xuất bia ngày càng gia tăng, khiến cho thị trường càng trở nên sôi động. Thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy bia ngoại đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. 

1/ Thị trường bia Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới

Thị trường bia Việt nam có sức hấp dẫn rất lớn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bia lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới. Theo đó, năm 2019, mức doanh thu với thị trường bia của Việt Nam sẽ đạt con số 7,7 tỷ USD. Không chỉ vậy, trong giai đoạn 2019-2023, tốc độ tăng trưởng thị trường bia Việt Nam hằng năm sẽ tăng 5,6% . Và dự kiến vào năm 2023, người Việt sẽ uống bia lên con số 9,6 tỷ USD.

Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy triển vọng phát triển vượt bậc của ngành bia. Và dự kiến trong tương lai mức độ tăng trưởng này sẽ tiếp tục tăng . Do Việt Nam đang trong thời kỳ dân số trẻ và thu nhập trung bình của người dân sẽ ngày một cao. Do vậy, mức tiêu thụ các sản phẩm bia nhập có giá cao và chất lượng tốt được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong những năm sắp tới.

2/ Bia ngoại chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

2.1/ Thị trường bia nội có dấu hiệu chậm lại 

Trong 3 năm trở lại đây, mức tăng trưởng sản lượng của ngành bia nội tại Việt Nam đang có dấu  hiệu chậm lại. Nếu như giai đoạn 2007 – 2011, tăng trưởng đạt 9,7%, thì giai đoạn 2012 – 2015 mức tăng trưởng chỉ đạt 7,3%. Và  đến giai đoạn 2016 – 2018 chỉ tiêu này chỉ còn 6,8%. Như vậy, thị trường bia trong nước hiện nay có mức tăng trưởng thấp hơn 5-7 năm trước. Các hãng nội địa chỉ đủ khả năng chiếm lĩnh các thị trường ngách với biên lợi nhuận ngày càng bị bào mòn. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Việt như Sabeco, Habeco, Carlsberg (Huda) đều xu hướng giảm thị phần. Ngoài ra, sự đổ bộ của nhiều hãng bia ngoại vào Việt Nam cũng là lý do đẩy các DN nội vào thế khó. Các hãng bia ngoại tung ra các chiến lược marketing toàn cầu để tăng thị phần. Điều này  đã tạo áp lực cạnh tranh gay gắt lên các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước.

2.2/ Thị trường bia ngoại chiếm lĩnh thị trường Việt Nam 

Trong khi những hãng bia nội chững lại, những hãng bia ngoại tăng cường mở rộng đầu tư. Những hãng bia mới cũng tìm đến thị trường Việt Nam để mở nhà máy sản xuất bia. Heineken với các thương hiệu bia ngoại (Heineken, Tiger...) gia tăng thị phần đáng kể. Ngoài ra, một vài thương hiệu bia Việt cũng được các hãng bia ngoại mua lại cổ phần. 

Đơn cử như hãng bia Carlsberg (Đan Mạch) đang nắm nhiều cổ phần tại nhà máy sản xuất  bia ở BRVT. Tổng công ty Habeco cũng chia sẽ 30% cổ phần cho liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á (Halida) và Công ty Bia Hạ Long. 

Ngoài ra, hãng Anheuser - Busch InBev - một trong những hãng bia hàng đầu hàng đầu thế giới  vừa khánh thành nhà máy sản xuất bia tại Bình Dương. Nhà máy có công suất 50 triệu lít bia mỗi năm và dự kiến công suất sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo. 

Heineken -  một trong bốn thị trường lớn nhất của hãng trên thế giới cũng có chiến lược để cạnh tranh với các hãng bia nội địa. Gần đây,Heineken đã giới thiệu hai loại bia mới đánh thẳng vào phân khúc cao cấp. Tốc độ tăng trưởng của Heineken lên đến 71%.

Mặt khác sắp tới bia ngoại vào thị trường sẽ càng gia tăng do Việt Nam sẽ mở cửa, thuế nhập khẩu bia từ 35% sẽ giảm dần dần xuống 0%.

Thực tế “Các nhà đầu tư ngoại hiện nay đang “phong tỏa” thị trường bia Việt”. Những nhà máy sản xuất bia trên đất Việt sẽ trở nên phổ biến hơn. Đây là một trong những thuận lợi đồng thời là thách thức với nền kinh tế Việt Nam. Hy vọng,chính phủ  có những chiến lược phù hợp để cân đối giữa nhà đầu tư nội và nhà đầu tư ngoại.

(PLO)- Ngành đồ uống thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước khoảng 60 ngàn tỉ đồng/năm.

Vừa qua, Chính phủ đã ra Nghị quyết Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có nội dung giao Bộ Tài Chính nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét ban hành giai đoạn 2023-2025

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, mức thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn (bia, rượu) đã được điều chỉnh tăng dần qua các năm từ 50% năm 2015 đến nay 65%.

Song song đó, tác động dịch COVID-19 thời gian qua đã làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy cộng thêm gần đây xung đột Nga - Ukraine đã làm giá các nguyên liệu cũng như chi phí logistics tăng phi mã. Vì vậy, từ quý II-2022 giá bia đã phải điều chỉnh tăng từ 15%-30%.

“Nếu chính sách thuế TTĐB được điều chỉnh tăng trong năm 2023 - 2025 thì dự kiến giá bia tiếp tục tăng cao hơn nữa so với hiện nay”- ông Việt nói.

Thị trường bia 2023

Siêu thị giới hạn số lượng bia được mua. ẢNH: TÚ UYÊN

Cũng theo ông Việt, do ảnh hưởng dịch COVID- 19, sản xuất ngành bia năm 2020 giảm 14% so với năm 2019. Năm 2021 sản lượng tiếp tục giảm 7,8% so với năm 2020.

Tổng sản lượng tiêu thụ bia giảm hơn 20% so với năm 2019 tương đương giảm hơn 1 tỷ lít bia. Trong khi đó, theo Bloomberg lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam năm 2020 ước giảm đến 25%.

“Sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, các DN vô cùng khó khăn. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn chưa thể phục hồi như trước do chi phí các nguyên liệu đầu vào tăng từ 20%- 50% chưa có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất…”- ông Việt nói.

Theo VBA, ngành đồ uống thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước khoảng 60 ngàn tỉ đồng/năm. Các nhà máy sản xuất kinh doanh đồ uống có mặt ở 51 tỉnh thành và đóng góp ngân sách lớn cho các địa phương.

Đặc biệt, năm 2018 các nhà máy đóng góp ngân sách cao nhất cho TP.HCM hơn 23.000 tỉ đồng, cao thứ hai là Hà Nội hơn 4.800 tỉ đồng, tiếp đến là Đà Nẵng hơn 2.300 tỉ đồng…

Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành bia rượu nước giải khát đã giảm 10.000 tỉ đồng.

Rượu lậu gây thất thu thuế hơn 751 triệu USD

Theo VBA, hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, rượu giả… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là gây thất thu ngân sách nhà nước khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức.

Thị trường bia 2023

Siêu thị giới hạn người tiêu dùng mua 2 thùng bia, 3 vỉ trứng/ngày

(PLO)- Giá bia Tiger và Heineken hiện nay đang tăng và mỗi ngày mỗi giá, một số nơi còn giới hạn số lượng mua do khan hàng. 

TÚ UYÊN