Thể chất bao gồm những thành tố nào năm 2024

Hãy lắng nghe những gì cơ thể đang cố nói với bạn về sức khỏe của bản thân. Chỉ khi hiểu rõ cơ thể muốn gì, bạn mới biết mình cần làm gì để bảo vệ sức khỏe.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sức khỏe thể chất. Đó có thể là khả năng vận động thể thao hay tuổi thọ cũng chính là thước đo để định lượng về khỏe thể chất. Bất kể đó là gì thì chúng ta đều không thể phủ nhận rằng thể chất có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, cảm xúc cá nhân và thậm chí là sức khỏe cộng đồng.

Khỏe thể chất

Vì vậy, sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát đây là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất, càng thoải mái và sảng khoái càng dễ khiến bạn khỏe mạnh. Sự thoải mái về thể chất là sức lực của cơ thể, sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khả năng có thể chống lại các yếu tố gây bệnh, kèm theo đó là khả năng chịu đựng được các yếu tố, điều kiện khắc nghiệt của môi trường đem lại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Những yếu tố quyết định sức khỏe thể chất

Thực chất, theo quan điểm sức khỏe thể chất có thể được hiểu là nhiều cá nhân có thể xem trọng tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Người ta có thể thấy sự thay đổi của sức khỏe thể chất thông qua việc duy trì và cải thiện do những thành tựu, ứng dụng y tế mà còn do cách sống thông thái của một cá nhân hoặc xã hội.

Vì vậy, những yếu tố quyết định đến sức khỏe thể chất gồm: môi trường kinh tế - xã hội, môi trường vật lý và đặc điểm, ứng xử của mỗi cá nhân đối với cuộc sống của bản thân. Cụ thể về những yếu tố quyết định đến sức khỏe thể chất như:

Quá trình tập luyện

Thói quen tập luyện thể dục thể thao có thể tác động đến sự phát triển và duy trì sức khỏe thể chất của con người. Việc luyện tập thể dục thường xuyên là thành phần rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tật như ung thư, tiểu đường, bệnh tim, béo phì,...

Luyện tập thể chất

Ngoài ra, luyện tập thể dục còn có hai loại. Một loại luyện về cơ bắp, uốn dẻo, đây là luyện tập chăm sóc các chức năng vận động của cơ và khớp. 2 là luyện tập khí huyết, tinh thần. Việc luyện tập này được thực hiện bằng cách thực hiện các bài tập hô hấp, hít thở, điều này giúp chăm sóc chức năng vận động khí huyết, thư giãn và tập trung tinh thần.

Chế độ dinh dưỡng

So với việc luyện tập thể dục chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe. Dinh dưỡng giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm và bổ sung vào cơ thể bằng cách ăn uống. Chỉ khi cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng thì cơ thể mới khỏe mạnh, nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin cần thiết thì cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng.

Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe, chữa lành bệnh tật do chế độ dinh dưỡng bị sai lệch.

Chăm sóc sức khỏe định kỳ, xây dựng hàng rào bảo vệ thể chất.

Ngoài các yếu tố dinh dưỡng thì chăm sóc kỹ năng ứng phó trước các nguy cơ gây bệnh cho cơ thể cũng là yếu tố quan trọng hình thành lên một thể chất khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Khám định kỳ

Vì thế các tổ chức y tế hàng đầu Thể Giới đều khuyến nghị mỗi người dân nên thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm, để đánh giá tổng quát hiện trạng thể chất ở thời điểm hiện tại, đồng thời đấy cũng là yếu tố góp phần điều hướng chế độ dinh dưỡng và luyện tập đúng đắn phù hợp với thể trạng của từng cá nhân.

Sức khỏe tinh thần có quan trọng?

Ngoài sức khỏe thể chất thì còn sức khỏe tinh thần, đây là khái niệm ám chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt nhất của mỗi cá nhân. Theo WHO, thực tế không có định nghĩa chính thức cho sức khỏe tinh thần ở con người.

Còn có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần bằng cách xem người đó thể hiện chức năng của mình thành công tới mức độ nào. Nếu cảm thấy đủ khả năng tự tin, có thể đối mặt với những bức tình trạng căng thẳng bình thường mà vẫn có thể giữ được mối quan hệ thoải mái, có cuộc sống độc lập, dễ dàng hồi phục lại trạng thái của bản thân sau những tình huống khó khăn đều được coi là dấu hiệu của sức khỏe tinh thần tốt.

Sức khỏe thể chất hay sức khỏe tinh thần của con người muốn được bảo vệ tốt cần được lắng nghe. Nếu giữ những thói quen tốt cho sức khỏe, có trạng thái tinh thần tốt, bạn sẽ có sức khỏe tinh thần tốt

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

THỂ DỤC THỂ THAO

CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I - GIÁO DỤC THỂ CHẤT

I.1. Khái niệm: Khái niệm giáo dục thể chất nằm trong khái niệm chung là

"giáo dục" theo nghĩa rộng. Điều đó nghĩa là, cũng như giáo dục nói chung, giáo

dục thể chất là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nhất

định mà đặc điểm của nó là có tất cả các đặc điểm chung của quá trình sư phạm

(người dạy và người học được tổ chức tuân theo các nguyên tắc sư phạm).

II.2. Đặc điểm:

-Giảng dạy động tác là quá trình truyền thụ các kỹ năng , kỹ xảo vận động và

các kiến thức có liên quan.

-Giáo dục các tố chất thể là sự tác động có chủ đích đến 1 tổ hợp các đặc tính

tự nhiên của cơ thể. Có liên quan đến các tố chất thể lực của con người. Kích thích

và điều khiển sự phát triển của chúng thông qua các lượng vận động, chế độ sinh

hoạt cá nhân và các điều kiện tự nhiên. (Mặt này của giáo dục thể chất được gọi là

giáo dục thể chất theo nghĩa hẹp).

II- PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

II.1. Khái niệm: Phát triển thể chất là quá trình biến đổi các tính chất hình

thái chức năng tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cả cuộc đời.

II.2. Đặc điểm:

- Các chỉ số phát triển thể chất về số lượng như chiều cao, cân nặng, các số

đo tự nhiên (vòng ngực, vòng đùi...)

- Các chỉ số phát triển thể chất về chất lượng như mạch đập, thông khí phổi,

khả năng hoạt động thể lực...

III. HOÀN THIỆN THỂ CHẤT.

III.1. Khái niệm: Hoàn thiện thể chất là sự phát triển thể chất ở mức độ cân

đối phù hợp với trình độ huấn luyện thể lực toàn diện của con người. Nó đáp ứng

được các yêu cầu của xã hội trong các lĩnh vực lao động sản xuất và các lĩnh vực

hoạt động sống khác của con người, nó biểu hiện sự phát triển cao năng khiếu thể

chất của từng người và nó tuân theo các quy luật duy trì sức khoẻ cường tráng một

cách lâu dài.

III.2. Đặc điểm: Hoàn thiện thể chất mang tính lịch sử ở chỗ là; các đặc

điểm về vận động (các dấu hiệu, chỉ số...) về sự hoàn thiện luôn bị các nhu cầu và

điều kiện sống thực tế của xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể chi phối và vì vậy

các đặc điểm đó cũng thay đổi theo mức độ phát triển của xã hội.

IV. KHÁI NIỆM TDTT (VĂN HOÁ THỂ CHẤT )

Để hiểu được khái niệm TDTT chúng ta cần hiểu khái niệm văn hoá,

thuật ngữ TDTT ở Việt Nam chưa được xác định nội dung cụ thể. Trong nhiều tài

liệu nước ngoài hiện đang sử dụng người ta viết thuật ngữ văn hoá thể chất đồng

nghĩa với thuật ngữ TDTT đang dùng ở nước ta hiện nay .