Thang cứu hỏa lên được tầng bao nhiêu năm 2024

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại tòa nhà 34 tầng đang hoàn thiện - Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính vào chiều 14-1 đặt ra nhiều câu hỏi trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các khu nhà cao tầng của Hà Nội.

Vụ hỏa hoạn này tuy không gây thiệt hại lớn nhưng nó để lại nỗi sợ hãi cho các cư dân sống tại các chung cư cao tầng ngay bên cạnh.

Chữa cháy: Chưa vươn quá tầng 20!

Chứng kiến vụ hỏa hoạn nhỏ tại tòa nhà 34 tầng, nhiều người ái ngại: Nếu không có hệ thống thang thi công thì lực lượng chữa cháy tiếp cận mục tiêu bằng cách nào. Nếu như tòa nhà này đã có dân đến ở, chắc chắn thiệt hại sẽ không hề nhỏ.

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ của Phòng cảnh sát PCCC (PC 23) - CATP Hà Nội cho biết việc thiết kế hệ thống báo cháy, phòng cháy và chữa cháy tại chỗ ở các chung cư cao tầng đều được thẩm định kỹ. Vì lý do đó mà tính an toàn cao.

Đúng là như vậy, nhưng tình huống bất ngờ vẫn xảy ra và lực lượng PCCC sẽ xử lý ra sao?

Hà Nội có 36 xe chữa cháy, trong đó có 14 xe Zil 130 (trong diện phải thay thế). Thực tế chỉ có 22 xe hoạt động tốt, trong khi đó, số xe tối thiểu cần phải có là 40.

Năm 2006, Hà Nội xảy ra 165 vụ cháy làm chết 11 người (trong đó có 9 người chết cháy do mâu thuẫn, tự sát), bị thương 30 người (trong đó có 14 người bị thương vì các nguyên nhân mâu thuẫn, tự gây). Thiệt hại về vật chất do cháy là khoảng 5,6 tỷ đồng.

Không chỉ thiếu về phương tiện chữa cháy thông thường, Hà Nội còn rất thiếu phương tiện đặc chủng để cứu hỏa cho các tòa nhà cao tầng. Ví như, thành phố hiện có 2 xe thang phục vụ cứu hỏa. Một xe thang nhập về từ Pháp có chiều dài thang 32 m. Chiếc xe này vươn đến tầng 8 của các tòa nhà. Một xe thang khác được nhập về từ Đức có chiều dài 52 m vươn đến tầng 14.

Theo PC 23, những xe thang này chủ yếu phục vụ cho công tác cứu hỏa chứ không phải phục vụ cho cứu nạn. Nếu cộng cả độ vươn của vòi rồng là 15-20 m thì việc phun nước chữa cháy từ bên ngoài các tòa nhà mới vươn đến tầng 20. Trong khi đó Hà Nội có rất nhiều công trình có độ cao trên 20 tầng. Nếu không may xảy ra cháy tại các tầng cao, rõ ràng vòi rồng bất lực. Hơn nữa, nếu chỉ có hai xe thang trong khi đám cháy lan rộng thì việc chữa cháy cũng như muối bỏ bể.

Trung tá Lê Phi Hùng, cán bộ PC 23 cho biết trong trường hợp cháy ở tầng cao thì phải sử dụng hệ thống chữa cháy có sẵn tại tòa nhà. Tuy nhiên, có một thực tế là, khi có cháy thường đi kèm với mất điện và máy bơm nước không hoạt động?

“Chúng tôi sẽ dùng nước của xe cứu hỏa tiếp nước vào hệ thống chữa cháy của tòa nhà. Sau đó lực lượng chữa cháy chạy bộ lên tầng có cháy để chữa”, ông Hùng khẳng định. Rõ ràng giải pháp thủ công này mất khá nhiều thời gian. Việc cứu hỏa tại các nhà cao tầng vì vậy khó đem lại kết quả cao.

Cứu nạn: Con số không!

Thang cứu hỏa lên được tầng bao nhiêu năm 2024
Phóng to

Phương tiện chữa cháy tại các tòa nhà cao tầng như thế này tại Hà Nội còn quá thiếu và yếu. Ảnh: P.S

Không chỉ thiếu phương tiện chữa cháy tại các nhà cao tầng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ các nạn nhân cũng là con số không. Ví như, Hà Nội vẫn chưa có xe bọt, xe khí để chữa những vụ cháy đặc biệt, cháy tại tầng hầm để xe, tại cầu thang…

Toàn thành phố, duy nhất KS Deawoo là có một ống tụt để thoát hiểm. Nếu xảy ra hỏa hoạn lớn tại các chung cư cao tầng, người dân hỗn loạn thì điều gì sẽ xảy ra nếu thiếu các phương tiện cứu nạn, cứu hộ?

Mới đây PC 23 có nhập về đệm hơi dùng cho công tác cứu nạn trong các vụ hỏa hoạn ở nhà cao tầng, tuy nhiên việc thoát hiểm bằng nhảy đệm hơi chỉ xảy ra khi nạn nhân bị dồn đến đường cùng vì cách cứu nạn này đầy rủi ro.

Được biết, Hà Nội cũng vừa được tài trợ hai xe cứu hộ đã qua sử dụng (đục phá bê tông, khoan cắt sắt để cứu nạn nhân), tuy nhiên, hai xe cũ này vẫn trong quá trình sử dụng thí nghiệm.

Theo PC 23, ngoài việc thiếu thốn phương tiện, hiện giao thông cũng đang là vấn đề nan giản trong công tác cứu hỏa. Địa bàn hoạt động của các Đội PCCC là khá rộng. Có đội phải di chuyển chặng đường 30 km (từ ngoại thành). Hay từ đội Giảng Võ (nội thành) đến quận Thanh Xuân cũng có cự ly 7-8 km. Nếu gặp giờ cao điểm, xe cứu hỏa cũng đành chào thua!?

Đại tá Lê Tấn Bửu cho biết như trên tại buổi làm việc của Thường trực HĐND TPHCM về công tác phòng cháy chữa cháy diễn ra ngày 4/4.

Thang cứu hỏa lên được tầng bao nhiêu năm 2024
TPHCM có những xe thang hiện đại nhất để chữa cháy nhà cao tầng, nhưng tối đa chỉ cao 20 tầng

Tại buổi làm việc, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Trương Lâm Danh cho biết thành phố hiện có nhiều cơ sở vừa là nhà ở, vừa là nhà kinh doanh. Loại hình này cơ quan phòng cháy chữa cháy không quản lý mà do địa phương quản lý.

Ông Danh đặt vấn đề là công tác phòng cháy chữa cháy ở đây như thế nào? Vì những cơ sở này đa phần chỉ có 1 cửa chính, nhiều nơi không có cửa thoát hiểm, cửa chính lại là cửa cuốn.

“Thực tế này rất nguy hiểm khi có cháy nổ xảy ra vì lúc đó nguồn điện điều khiển cửa đã bị ngắt. Phương tiện chữa cháy chỉ có nhiều nhất là 2 bình chữa cháy mỗi hộ”, ông Danh nói. Ông cũng lưu ý việc lắp đặt thiết bị cảnh báo cháy sớm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, những khu vực tập trung đông người có nguy cơ cao xảy ra cháy nổ.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức băn khoăn về công tác phòng cháy chữa cháy tại chợ Tân Bình. “Chúng tôi đi giám sát thấy chợ Tân Bình hiện không đảm bảo đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy. Nếu xảy ra cháy nổ thì hậu quả khôn lường. Tại sao không kiến nghị thành phố mạnh dạn di dời và xây mới chợ?”, ông Đức nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Đức cũng đòi hỏi phải có phương án xử lý nhanh khi xảy ra sự cố cháy nổ đối với các tòa nhà cao tầng. Ông đề nghị Cảnh sát PCCC TP giải trình rõ hơn về vấn đề này.

Đại tá Lê Tấn Bửu cho biết, Cảnh sát PCCC TP đảm bảo phương tiện và lực lượng, nhưng chữa cháy ở những tầng trên cao thì cực kỳ khó khăn. Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 1.000 tòa nhà cao từ 25-100m. Theo ông, hiện xe thang chữa cháy của TP chỉ có thể tiếp cận tối đa được tầng 20. Thực tế trên không phải do phương tiện của TP lạc hậu mà tất cả các nước trên thế giới cũng không có xe thang nào vượt quá phạm vi này.

Giám đốc Cảnh sát PCCC TP cho rằng, để công tác chữa cháy hiệu quả thì ngoài lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, các nhà cao tầng cũng phải đảm bảo chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể như hệ thống thang riêng dành cho PCCC, có nguồn nước, bình chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động. “Đặc biệt là phải có lực lượng tại chỗ, nhanh chóng vào cuộc và phối hợp hiệu quả. Đây là lực lượng rất quan trọng khi vừa xảy ra cháy”, ông Bửu nói.

Theo ông Bửu, vụ cháy xảy ra ở Cần Thơ vừa qua cho thấy một trong những nguyên nhân là thiếu lối thoát hiểm, hàng hóa để quá nhiều và không đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy. “TPHCM đã xảy ra nhiều vụ cháy vì những lý do này, nhất là tình trạng để hàng ở tầng dưới, sinh sống ở tầng trên”, ông Bửu phân tích. Cũng theo ông Bửu, một nguyên nhân gây khó khăn cho công tác chữa cháy của thành phố là tình trạng kẹt xe, ngập nước.

Ngoài ra, việc câu mắc điện sử dụng trong các hộ gia đình cũng rất nguy hiểm. Việc này hầu hết là do người dân tự làm hoặc thuê thợ điện làm. Trong đó, thiết bị không an toàn, nguồn điện không đảm bảo là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ cháy.

Về giải pháp, đại tá Bửu cho biết, lực lượng Cảnh sát PCCC TP sẽ tăng cường kiểm tra hơn nữa. Hiện các địa phương như quận 3, 5 và Bình Thạnh cũng yêu cầu mỗi nhà phải có bình chữa cháy. Còn các hộ kinh doanh phải có nhiều bình chữa cháy hơn.

“Hiện nay chúng ta chỉ dừng lại ở vận động. TP phải có cơ chế đặc thù để làm việc này. Nếu dân không có điều kiện trang bị thì có thể vận động doanh nghiệp tài trợ. Ngoài ra, thay vì nhắc nhở, phải có chế tài mạnh”, ông Bửu đề nghị.

Xe cứu hỏa lên được tặng bao nhiêu?

Về thông tin xe thang cứu hỏa chỉ cứu được người từ tầng 8 trở xuống, Đại tá Nguyễn Trường Sơn nói, xe thang tốt nhất hiện nay của lực lượng PCCC Hà Nội cao 52 mét, tức là có thể lên được tầng đến tầng 16. Còn TP. HCM xe thang vươn cao nhất được 72 mét. Chính vì vậy, thông tin chỉ vươn đến tầng 8 là hoàn toàn sai.

Xe thang cứu hỏa cao bao nhiêu?

Xe thang chữa cháy & cứu hộ cứu nạn trên cao 32m.

Ngay phòng cháy chữa cháy Việt Nam là ngày nào?

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 4-10-2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 4-10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy bao nhiêu tiền?

Theo Thông tư quy định thì mức phí xin giấy phép phòng cháy chữa cháy dao động từ 500.000 - 150.000.000 đồng/giấy phép. Mức phí này được thu dựa trên mô hình kinh doanh, diện tích và số phòng hát cùng nhiều yếu tố khác. Mỗi chủ đầu tư đều cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình cơ quan chức năng.