Thằng chột làm vua xứ mù nghĩa là gì

Làm chủ để thoát kiếp làm thuê: trong lúc khó khăn thì ông chủ mới là người làm thuê cho nhân viên. Tạo ra các hợp đồng để nuôi quân, cắm nhà để trả lương, cắm xe để thưởng tết. Còn nếu doanh nghiệp làm ăn khấm khá thì ai làm thuê cũng không quan trọng nữa, ai cũng có quyền lợi cao hơn, tốt hơn. Công ty phát triển, sự nghiệp của bạn sẽ phát triển theo. Sếp đang làm thuê cho sự nghiệp của anh em đó…

⛔ Khi nào mới nên tách lập công ty riêng

  • Boss quá tệ chỉ coi bạn là công cụ, không phải anh em
  • Thực sự bạn phải xuất chúng hơn cả sếp (hiếm nhưng vẫn có)
  • Bạn không có tương lai mặc dù bạn rất xứng đáng
  • Bạn có hướng riêng cho mình, khác với hướng của công ty cũ
  • Bạn không muốn quá áp lực, muốn cuộc sống dơn giản

⛔ Lời khuyên cho một số anh em

  • Đã đẳng cấp làm vua nước lớn luôn, còn không hãy làm đại tướng của Big company. Đừng làm vua nước nhỏ
  • Nếu khi anh em tách ra, vài năm sau thân cận của bạn cũng y như bạn thì hãy quay lại câu hỏi với chính bản thân mình điều gì là quan trọng? Điểm cuối của bạn sẽ ở đâu, dó mới là điều quan trọng…
  • Hãy đề xuất Founder cho bạn cơ hội: thêm cổ phần, đại diện và chiếm nhiều cổ phần công ty con, ăn chia sự vụ với các dự án do bạn leader
  • Làm việc với ai đó đến già dó là điều tuyệt với nhất trong sự nghiệp, và cũng chỉ có những người cả đời làm việc với nhau mới tạo ra sự nghiệp vĩ đại.
  • Nếu bạn có tài và được trọng dụng tại sao không dựa vào nền tảng mạnh mẽ của công ty lớn để phát triển cho cá nhân mình. Tại sao cứ phải ra ngoài phới sương phơi gió cho khổ thân.
  • Nếu bạn ra đi và lôi kéo khách hàng đối tác của công ty cũ dù sao đó cũng là một điều không chính nghĩa.

P/s: Chốt lại 3 câu tâm đắc nhất trong đó có 2 câu của tôi

  • Biết đủ là sẽ hạnh phúc
  • Cuộc đời bạn sẽ tỏa sáng nếu bạn đứng đúng vị trí của mình
  • Chỉ có làm việc cùng nhau đến già, mới tạo nên sự nghiệp vĩ đại

Ai đọc đến đây thì câu trả lời của mình là nếu đủ tài thì làm vua nước lớn luôn, còn không thì cố để làm tướng nước lớn. Chứ đừng làm vua nước nhỏ. Cả cuộc đời chỉ tập trung một cái thôi đã làm tướng nước lớn thì đừng mơ làm vua nước nhỏ nữa. Đó là cảnh giới giác ngộ.

Tôi không có ý định giải thích những câu tục ngữ trên, vì nó đã quá quen thuộc với mọi người rồi. Tôi chỉ muốn đặt ra hai câu hỏi:

“Nếu bạn là một thằng chột, liệu bạn có chọn xưng vương ở một xứ mù?”

“Nếu bạn là một con gà què, bạn có an phận ăn quẩn cối xay cả đời hay không?”

Bắt đầu với câu chuyện học hành không có gì đáng khoe của tôi.

Trong suốt những năm học tiểu học, trung học, và kể cả những ngày tháng đại học nữa, tôi luôn nằm trong nhóm “cầm đèn đỏ” của lớp. Duy nhất chỉ có một lần tôi được nằm trong top “cuộc đua vô địch”, đó là vào năm lớp 5. Bạn có thể đã đoán ra lý do rồi: lớp tôi chỉ là lớp hạng 2.

Trừ năm lớp 5 đó ra, còn lại tôi luôn nằm trong nhóm “Worst of the Best”. Những áp lực của việc là một phần của lớp chọn khiến tôi mệt mỏi vô cùng. Từ sau lớp 5, tôi gần như không thể thích nghi được việc mình chỉ là một thằng ất ơ, luôn nộp bài chậm, luôn bị điểm thấp trong lớp.

Đỉnh điểm là những năm cuối cấp 2, khi tôi phải đối mặt với kỳ thi chuyển cấp. Với tư cách là “một cá nhân trong tập thể xuất sắc nhất của trường xuất sắc nhất huyện”, tôi không được quyền thi trượt. Nhưng kết quả trong những đợt thi thử trước đó khiến tôi sợ hãi, mất tự tin, luôn có cảm giác mình yếu kém so với người khác.

Cho đến khi kì thi thật diễn ra, tôi mới ngớ người tại sao đề thi lại không hề khó như mình tưởng. Số điểm gần như tối đa rồi nên lần này ngay cả khi so sánh với các bạn cùng lớp, tôi cũng không thua kém quá nhiều.

Sự việc lặp lại với 3 năm THPT và thi đại học. Tôi vẫn thuộc nhóm “cầm đèn đỏ” của lớp chọn ở THPT, nhưng vẫn đỗ vào trường ĐH có tiếng — trong khi những đứa bạn mà mẹ tôi luôn đem ra so sánh kiểu: “nó học giỏi nhất lớp nó kia kìa, còn mày thì lần nào cũng đội sổ” — thì lại có điểm số thấp hơn tôi.

Lúc này, trong đầu tôi hình thành tư duy rằng: “Thà làm thằng ngu nhất trong bọn giỏi còn hơn làm thằng đứng đầu của lũ ngu ngốc”

Nói cách khác, tôi cho rằng: “Worst of the Best” hợp lý hơn.

Tư duy đó theo tôi mãi tới khi đi làm. Sau khi ra trường, tôi muốn chọn một công ty lớn để làm việc. Tôi xin thực tập ở một công ty khá lớn. Tất nhiên ở đó, trong team toàn người giỏi hơn tôi.

Theo đà ngày xưa, tôi đinh ninh rằng, mình ở trong tập thể xịn như thế này, chắc chắn sẽ hơn đám bạn làm ở mấy công ty nhỏ nhỏ vô danh. Tôi cho rằng mình vẫn trong nhóm “Worst of the Best”. Chỉ có điều “Worst” này đang dần dần tệ hơn…

Bẵng đi một thời gian, đứa bạn — mà tôi cho rằng nó chỉ ngang cơ mình là cùng — đã tiến bộ rất nhanh, kể cả trong cách ứng xử lẫn kiến thức chuyên môn. Hệ quả là nó đã apply một vị trí quản lý mà tôi hằng mơ tại một công ty lớn hơn.

Sau này mới biết, với năng lực của nó, vào một công ty nhỏ nhỏ lại được cấp trên vô cùng coi trọng. Chỉ một thời gian ngắn làm nhân viên, nó được lên quản lý. Việc không có ai giỏi hơn để ỷ lại, phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đã khiến nó chủ động mày mò, học tập thêm rất nhiều. Những gì nó thu thập được trong quá trình này không hề vô dụng, dần dần những đóng góp của nó to lớn hơn. Nó trở nên có giá trị với công ty.

Còn tôi, một nhân viên nhỏ bé trong một tập thể to lớn, những gì tôi đóng góp được cho công ty chỉ là một giá trị rất không đáng kể. Tôi thậm chí còn chẳng phát triển nổi bản thân khi luôn bị mắng, mất tự tin, không hoàn thành công việc. Giá trị của tôi với công ty là tí hon.

Khi đó, tôi cần phải nhìn nhận lại vấn đề: “Best of the Worst” hay “Worst of the Best” mới thực sự tốt hơn?

“Gà què ăn quẩn cối xay” — ứng với tôi. “Thằng chột làm vua xứ mù” — ứng với thằng bạn tôi.

Cả hai đều có những khiếm khuyết, xuất phát điểm chỉ ở mức trung bình. Nhưng với câu chuyện trên, thằng chột đã là một vị vua đích thực, trong khi con gà què vẫn mãi luẩn quẩn quanh cái cối xay nhặt từng hạt thóc vương vãi.

Nhưng giả sử ở một vũ trụ khác…

Vẫn là tôi, vẫn có may mắn được làm việc cùng những người rất giỏi trong một môi trường chuyên nghiệp. Lần này tôi lại có thái độ cầu tiến, học hỏi và kế thừa những gì tinh hoa của đồng nghiệp, tăng hiệu suất làm việc của bản thân tiệm cận với những chuyên gia này, sau thời gian đó tôi cũng trở thành một trong số họ — một chuyên gia giỏi trong chuyên ngành mình theo đuổi.

Con gà què lần này đã tiến đến kho thóc ở gần cối xay.

Ở bên kia chiến tuyến, thằng bạn tôi thấy môi trường làm việc toàn người kém hơn mình, tự thỏa mãn, và trở nên lười nhác, hạ năng suất của nó xuống bằng năng suất của những người khác kém hơn nó, cho rằng chỉ cần thế thôi là đủ, cần gì phải làm nhiều cho vất vả.

Con mắt còn lại của thằng vua chột lần này dần dần mờ đi, hòa nhịp với đám thần dân mù của nó.

Vậy tóm lại, “Best of the Worst” hay “Worst of the Best” tốt hơn?

Câu trả lời là: tùy thuộc ở bạn. Như chúng ta thấy, cho dù ở trong môi trường nào đi nữa, bằng cách này hay cách kia, chúng ta vẫn luôn có cách để phát triển bản thân mình theo hướng tích cực.

Nhất của đám bét, hay bét của đám nhất, thực ra chỉ là cùng một vị trí. Chẳng khác gì nhau cả. Về bản chất, vốn dĩ nó đã là một, thì làm gì có chuyện dở hay tốt xấu?

Nhìn nhận mặt tốt: “Worst of the Best” cho chúng ta sự phấn đấu; “Best of the Worst” cho chúng ta sự tự tin. Nhìn nhận mặt xấu: “Worst of the Best” cho chúng ta sự tự ti, đố kỵ không đáng có; “Best of the Worst” cho chúng ta sự thỏa mãn ảo.

Điều quan trọng không phải ở việc mình nằm nhóm nào, mà ở cách tư duy nhìn nhận bản thân của từng người. Là một người bình thường, sinh ra không có thiên phú, điều giá trị nhất mà ta có là một tinh thần, một lập trường. Tinh thần cầu tiến, lập trường vững vàng, thì dù ở trong nhóm nào ta cũng có thể hướng về phía ánh sáng.

Môi trường là thứ ta không thể quyết định. Nhưng lập trường thì có. Biết mình là ai, đang ở đâu, bạn sẽ thoát ra khỏi vũng lầy của sự so sánh.