Tham luận về nghiên cứu khoa học của giảng viên

Toàn văn các bài tham luận hội thảo "Hoạt động NCKH trong SV HUTECH"

14590677

Tham luận về nghiên cứu khoa học của giảng viên

ThS Nguyễn Tuấn Ngọc Bc tại Hội nghị

Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ chính của người giáo viên. Hoạt động này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo viên và nhà trường.

      - Giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt hơn.            - Với sự phát triển tốc độ của khoa học hiện nay. Nếu giáo viên không tham gia nghiên cứu khoa học thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Chỉ thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học buộc giáo viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc nhiều, cập nhật những thông tin mới, để tìm ra những tri thức mới, để củng cố kiến thức chuyên môn thì khi đứng trước học sinh sẽ tự tin, chững chạc thực hiện tốt bài giảng và như vậy họ sẽ có uy tín đối với học sinh, được học sinh quý trọng.            - Hoạt động nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định mình. Năng lực của giáo viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giáo viên không những được khẳng định mà còn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.            - Giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để làm nên uy tín, chất lượng của nhà trường.           Cần có các định hướng và các giải pháp cho công tác nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương và điều kiện cụ thể của nhà trường mới có thể thực hiện tốt và hiệu quả công tác này.

1. Khái quát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường trong những năm qua

           Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường đạt hiệu quả còn thấp. Năm 2011, 2012 đã có công trình nghiên cứu khoa học của Thạc sỹ Lương Bá Phú (đề tài cấp tỉnh “Xóa bỏ tình trạng thiếu sắt Thiếu máu và truyền nhiễm bệnh giun sán” đã được đăng trong tạp chí khoa học nước ngoài PlosOne Elimination of Iron Defficiency, số tháng 4-2013). Năm 2013 có 05 đề tài và 04 sáng kiến được triển khai tại trường (02 đề tài, 03 sáng kiến đã nghiệm thu), nhưng có lẽ tác động của nó vẫn chưa đủ để thúc đẩy nghiên cứu khoa học phát triển. Vì thế, số lượng công trình nghiên cứu khoa học qua hàng năm so với vị thế của Nhà trường vẫn rất hạn chế. Số giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học hàng năm chỉ tập trung vào một số người thường tích cực tham gia. Để đánh giá đúng nguyên nhân, từ đó khắc phục trong thời gian tới. Theo tôi, có một số nguyên nhân sau:              - Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thực sự được chú trọng. Điều đó thể hiện ở định mức quy ra giờ chuẩn từng hoạt động nghiên cứu khoa học, ở xếp loại thi đua, ở phần kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học, các giáo viên chưa tìm hiểu, chưa biết và hiểu rõ quyền lợi khi tham gia nghiên cứu khoa học.            - Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Hợp tác quốc tế tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường áp dụng những biện pháp để tổ chức và khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa.            - Một số cán bộ, giáo viên vẫn chưa hiểu đúng tính chất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giáo viên, nên đã có những ý kiến, những tư tưởng làm cản trở nhiệt tình nghiên cứu khoa học của giáo viên.            - Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học chiếm 33% trong tổng số cán bộ. viên chức của nhà trường nhưng số tham gia nghiên cứu khoa học còn ít, chưa tạo được phong trào tham gia nghiên cứu khoa học, kích lệ các giáo viên trẻ cùng tham gia và cũng do giáo viên chưa quen với hoạt động này nên còn e ngại.

2. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường trong thời gian tới


           Cố thủ tưởng Phạm Văn Đồng đã dạy: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Có thể nói quá một chút, trên mặt trận văn hóa người giáo viên như chiến sĩ vô danh - niềm vui họ có được chỉ đến sau những thành công của học trò. Từ những nguyên nhân trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian tới:

- Về phía Nhà trường:

          + Cần chú trọng hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với vị thế của một trường Cao đẳng để từ đó thực hiện những biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học/ sáng kiến cải tiến. Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động Khoa học công nghệ, các quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như các qui định, qui chế khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Từ đó có định hướng hoạt động, có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy của người giáo viên.             + Cần thể hiện thái độ kiên quyết trong vấn đề nghiên cứu khoa học, khi có những tư tưởng làm ảnh hưởng tiêu cực đến nghiên cứu khoa học.            + Mở rộng quan hệ đối ngoại để tiếp cận với những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh, cấp Bộ. Vì vậy, nên có quy định khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học ở ngoài trường.

- Về phía giáo viên:

           + Nghiên cứu Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2007 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy Trung cấp chuyên nghiệp; Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Qui định chế độ làm việc đối với giảng viên; Quyết định số 618/QĐ-CĐYT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái về việc ban hành Quy định về hoạt động khoa học công nghệ trong giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái.            + Thực sự coi nghiên cứu khoa học là một tiêu chuẩn về chất lượng chuyên môn trong đánh giá, xếp loại thi đua của cán bộ, giáo viên.           + Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không dễ dàng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết nhưng có thể thành công hoặc thất bại. Do đó, nếu chưa thành công tác giả không nên nản lòng mà cần xem đó như một bài học, chia sẻ với đồng nghiệp, rút kinh nghiệm làm lại hoặc xác định một vấn đề nghiên cứu mới để tiếp tục.

           Theo cá nhân tôi, cái được đầu tiên khi nghiên cứu khoa học là tác giả đã nâng cao kiến thức, rút được nhiều kinh nghiệm hơn sau một lần tham gia.

           Trên đây là một số ý kiến mang tính cá nhân với mong muốn hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường sẽ ngày càng hiệu quả hơn, góp phần khẳng định vị thế của trường Cao đẳng và chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường./.

                                                      Ths. Nguyễn Tuấn Ngọc -  Trưởng phòng Đào tạo – NCKH - HTQT


(Báo cáo tham luận tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái)


 

 Nghiên cứu khoa học là một trong những công việc quan trọng của những người làm công tác giảng dạy. Nghiên cứu khoa học giúp người giảng viên có thêm kiến thức để từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, dặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên của Khoa Xây dựng Đảng hiện nay.

 Cùng với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên vì việc tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp giảng viên có điều kiện đào sâu, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình, mặt khác, vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn những kiến thức từ các chuyên ngành khác. Quá trình tham gia nghiên cứu khoa học sẽ góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên, đồng thời hình thành ở giảng viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu.

Thực tiễn và lý luận chứng minh rằng, nghiên cứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, ngược lại, công tác giảng dạy sẽ phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Như vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động, là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của đội ngũ giảng viên trong các trường Chính trị, nhất là đối với đội ngũ giảng viên của Khoa Xây dựng Đảng, trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

Tổng số giảng viên của Khoa xây dựng Đảng hiện gồm 6 đồng chí, trong đó có 01 giảng viên là Trưởng khoa, 05 đồng chí giảng viên. Về trình độ có 05 thạc sỹ, 01 cử nhân. Đồng thời với nhiệm vụ giảng dạy, trên cơ sở Quy chế nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG, ngày 02/5/2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), căn cứ chức năng, nhiệm vụ, mỗi giảng viên trong Khoa phải tham gia nghiên cứu khoa học, được thể hiện bằng các đề tài khoa học, chuyên đề, tham luận khoa học, bài viết hội thảo, tọa đàm, nội san, tham gia các đề tài khoa học nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập của giảng viên của khoa.

Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong Khoa đã đạt được nhiều kết quả như: 100% giảng viên của Khoa tham gia viết bài hội thảo, nội san trong và ngoài nhà trường, có giảng viên trong năm viết 5,6 bài trở lên, có giảng viên tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, vượt định mức giờ nghiên cứu khoa học theo quy định. Đồng  thời, giảng viên của Khoa cũng hoàn thành việc đi nghiên cứu thực tế theo qui định, chủ yếu là đi dẫn các lớp đi thực tế, đi thực tế với đoàn của Nhà trường.

Bên cạnh những kết những kết quả đạt được, công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Khoa còn những hạn chế như: Công tác nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong Khoa chưa thực sự có chiều sâu; bài viết cho Nội san, Hội thảo khoa học tuy đã đảm bảo về số lượng nhưng vẫn còn có bài viết chất lượng chưa cao; chưa có nhiều bài viết cho Trang thông tin điện tử của Nhà trường, báo Trung ương, địa phương. Các giảng viên của Khoa chưa thực hiện được đề tài khoa học, chưa đưa ra được đề tài để nghiên cứu.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó do một số giảng viên trong Khoa chưa có sự chủ động, chưa đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu khoa học, chỉ nghiên cứu cho đủ công trình theo quy định; việc phân bổ thời gian cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học chưa phù hợp; do nhiệm vụ giảng dạy chi phối nên đội ngũ giảng viên của Khoa đầu tư nhiều thời gian chuẩn bị bài, lên lớp nên có phần ảnh hưởng đến đầu tư cho công tác nghiên cứu và thực hiện các hoạt động khoa học; một bộ phận giảng viên chưa chủ động thiết lập mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị sở hữu các nguồn tài liệu nên khi tham khảo nguồn tài liệu để viết bài, làm đề tài còn lệ thuộc vào Internet dẫn đến bài viết, đề tài không phong phú và chưa sát với thực tế.

Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt là nguồn tư liệu liên quan đến chuyên môn cuả Khoa từ thư viện còn hạn chế, làm giảm hiệu quả và khó khăn cho công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Khoa. Một số giảng viên của Khoa vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện một sản phẩm khoa học, còn loay hoay, lúng túng trong việc chọn đề tài để viết bài.

Trong thời gian tiếp theo, nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một là, nhóm giải pháp đối với lãnh đạo Khoa, gồm có:

Thứ nhất, khuyến khích giảng viên nêu ý tưởng các đề tài khoa học, hội thảo khoa học bám sát chủ trương, định hướng của Đảng. Hướng các đề tài nghiên cứu vào phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Kết quả thực hiện các đề tài phải có khả năng cung cấp những luận cứ khoa học bổ sung cho bài giảng; góp phần làm sáng tỏ những nguyên lý, lý luận đó vào thực tiễn.

Thứ hai, ưu tiên dành cho giảng viên trẻ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp nhỏ đến cấp lớn; Trước hết là nghiên cứu những vấn đề cụ thể, trực tiếp phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

Thứ ba, phân công giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm và năng lực hướng dẫn, bồi dưỡng, giúp đỡ giảng viên trẻ về cách thức phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quy trình nghiên cứu khoa học để công tác nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ bốn, tiếp tục coi việc nghiên cứu khoa học là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, bình xét và xếp loại thi đua giữa các giảng viên hằng năm.

Thứ năm, thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác nghiên cứu khoa học.

Hai là, nhóm giải pháp đối với giảng viên của Khoa:

Thứ nhất, mỗi giảng viên phải tự ý thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học đối với sự phát triển nghề nghiệp của mình, tìm hiểu và nắm rõ nội dung quy chế hoạt động khoa học.

Mỗi cán bộ, giảng viên phải thấy được giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ có quan hệ thống nhất; nghiên cứu khoa học chính là nhiệm vụ bắt buộc thường xuyên đối với tất cả giảng viên, từ đó giúp từng cá nhân tự giác, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, mỗi giảng viên phải chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của từng năm dựa trên kế hoạch của Nhà trường và lĩnh vực giảng dạy, nhu cầu của bản thân. Giảng viên phải chủ động, có sự đầu tư, phân bổ thời gian hợp lí cho công tác nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, giảng viên trong Khoa phải tích cực tham gia viết bài Hội thảo, bài nội san, viết bài cho Trang thông tin điện tử của Nhà trường, báo Trung ương, địa phương. Các giảng viên của Khoa tham gia thực hiện được đề tài khoa học.

Thứ bốn, giảng viên phải chủ động thiết lập mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức nơi lưu trữ các nguồn tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.

Hiện nay, tri thức khoa học ngày càng có vai trò quan trọng, do đó việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên Khoa Xây dựng Đảng lại càng có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Chính trị Lâm Đồng, hướng đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nền tảng, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh hội nhập toàn cầu./.

ThS Chu Thị Thu Trang

  Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng

Tài liệu tham khảo:

1. ĐCSVN: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2.  Nguyễn Bích Thủy: “Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học”, undefined, ngày 7/3/2014.

3. Báo cáo tổng kết công tác Khoa năm 2020