Thai kỳ tiếng Anh la gì

Việc mang thai mang đến những thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần đối với phụ nữ mang thai. Trong hơn 9 tháng mang thai, người phụ nữ không chỉ tăng kích thước vòng bụng mà còn có nhiều thay đổi cần thiết khác về cơ thể để tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển dạ.

Ngoài những thay đổi thường gặp đã biết – bao gồm rạn da, tăng cân, phù bàn chân và mắt cá chân do thừa chất lỏng trong cơ thể, thân nhiệt tăng nhẹ trong 16 tuần đầu tiên, ốm nghén vào buổi sáng và buổi tối trong tam cá nguyệt thứ nhất và chuột rút ở chân do tăng cân – chúng tôi cũng tìm hiểu chi tiết về nhiều thay đổi khác xảy ra trên cơ thể người phụ nữ trong thời gian mang thai:

Thay đổi ở vú

Do nồng độ hoóc-môn estrogen và progesterone tăng, vú của phụ nữ mang thai có thể bị nhạy cảm đau và tăng kích thước để chuẩn bị cho con bú khi sinh. Núm vú của phụ nữ mang thai có thể nhô cao hơn. Khi đến tam cá nguyệt thứ 3, sữa non loãng màu vàng có thể bắt đầu rò rỉ từ núm vú.

Thay đổi hoóc-môn

Đến tuần 10 – 12, nhau thai đóng vai trò như một tuyến nội tiết tạm thời sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone, hai loại hoóc-môn thiết yếu trong việc tạo ra và duy trì các điều kiện cần thiết cho việc mang thai. Nồng độ hoóc-môn tăng có thể khiến phụ nữ mang thai tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, cảm thấy nóng hơn và xuất hiện các cơn “nóng bừng”. Một số phụ nữ cũng sẽ trải qua những thay đổi về kết cấu và sự phát triển của lông/tóc và móng trong thời gian mang thai. Gần cuối tam cá nguyệt thứ 3, thùy sau tuyến yên, một tuyến nội tiết nằm trong não, sẽ bắt đầu tiết ra hoóc-môn kích thích quá trình sinh con thông qua co thắt cơ tử cung. Trong quá trình sinh con, thùy sau tuyến yên sẽ bắt đầu tiết ra một loại hoóc-môn kích thích sản xuất sữa mẹ.

Thay đổi ở tim và hệ tim mạch

Trong thời gian mang thai, số lượng mạch máu phát triển nhiều hơn và thể tích máu tăng lên trong hệ tim mạch. Tử cung mở rộng tạo áp lực lên các tĩnh mạch lớn, đồng thời khiến máu chảy về tim ở tốc độ chậm hơn. Tình trạng này dẫn đến tăng cung lượng tim, tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi và giảm huyết áp trong tam cá nguyệt thứ 2.

Thay đổi ở dạ dày và hệ tiêu hóa

Mang thai có thể dẫn đến tăng trào ngược dạ dày và ợ nóng cũng như tăng các triệu chứng táo bón do tử cung nhô cao tới vùng bụng trên. Khi tam cá nguyệt thứ 2 kết thúc, đỉnh tử cung sẽ gần chạm tới lồng ngực. Tử cung nhô cao khiến ruột và dạ dày bị đẩy lên cao hơn, dẫn đến những thay đổi về hoạt động đại tiện bình thường. Tình trạng căng thành bụng và các dây chằng nâng đỡ tử cung cũng có thể gây khó chịu ở vùng bụng và các cơn đau giật.

Thay đổi ở hệ tiết niệu

Mang thai khiến cả hai thận phải làm việc nhiều hơn do lượng chất thải tăng thêm từ thai nhi. Tử cung mở rộng cũng tạo áp lực lên niệu đạo, bàng quang và các cơ sàn chậu. Tình trạng này có thể tạm thời dẫn đến các vấn đề về kiểm soát bàng quang và đi tiểu thường xuyên.

Thay đổi ở hệ cơ xương

Trong thời gian mang thai, đường cong cột sống tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, dẫn đến việc thay đổi tư thế thường thấy ở phụ nữ trong giai đoạn sau của thai kỳ. Các dây chằng liên kết các xương vùng chậu với nhau cũng dần nới lỏng trong thời gian mang thai, giúp sản phụ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con.

Cơ thể phụ nữ mang thai có những thay đổi đồng bộ với sự phát triển của thai nhi. Hình minh họa dưới đây mô tả quá trình phát triển theo tháng của thai nhi trong tử cung người mẹ.

Thai kỳ tiếng Anh la gì

Thai kỳ tiếng Anh la gì

Khi thai kỳ tiến triển bình thường và không có tình trạng chảy máu âm đạo hay nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra, việc mang thai sẽ không cản trở quan hệ tình dục của cặp đôi sắp trở thành bố mẹ. Túi ối, cơ tử cung cũng như nút nhầy dày bịt kín cổ tử cung của thai phụ, giúp bảo vệ thai nhi đang phát triển khỏi mọi chấn động hoặc nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc mang thai có thể làm thay đổi hoóc-môn hoặc tâm trạng cũng như thể chất của người phụ nữ, khiến họ bị giảm ham muốn tình dục. Đọc thêm về sức khỏe tình dục trong thai kỳ.

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ thường cảm thấy lo âu, bối rối, buồn bã hoặc giận dữ do những thay đổi về nồng độ hoóc-môn và thể chất. Ở một số phụ nữ, việc mang thai và sinh con còn có thể gây trầm cảm nặng. Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm:

  • Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân và con
  • Cảm thấy buồn bã, vô vọng
  • Không ngủ ngon được
  • Chán ăn
  • Mất hứng thú trong cuộc sống
  • Khóc mà không rõ lý do

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt quan tâm đến cảm xúc của bản thân, vì những cảm xúc tiêu cực trải qua trong thai kỳ có thể dẫn đến những bệnh lý nặng hơn sau khi sinh. Điều quan trọng là cần nhận thức được rằng những thay đổi trên cơ thể trong thai kỳ chỉ mang tính chất tạm thời và là một phần trong hành trình kì diệu tạo nên sự sống.

Trầm cảm sau khi sinh con có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh. Tình trạng này có thể phát triển trong 6 tháng đầu sau sinh và kéo dài trong hơn một năm nếu không được điều trị. Việc chẩn đoán sớm có thể giúp người bệnh được điều trị và chăm sóc kịp thời. Nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc nhận thấy bản thân có những cảm xúc lo lắng hoặc buồn bã, hãy trao đổi với bác sĩ gia đình, bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia trị liệu để được trợ giúp.

Thai kỳ tiếng Anh la gì

Hầu hết các trường hợp mang thai đều diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, đôi khi có thể xảy ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Các biến chứng thai kỳ thường gặp bao gồm:

  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Tiền sản giật
  • Huyết áp cao
  • Dọa sinh non
  • Sảy thai
  • Chảy máu khi mang thai, ví dụ như có nhau tiền đạo

Một số tình trạng y khoa cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ. Một số ví dụ bao gồm đái tháo đường, huyết áp cao, ung thư, thiếu máu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục. Các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến biến chứng thai kỳ bao gồm:

  • Các rối loạn ăn uống như chán ăn
  • Mang thai ở tuổi 35 hoặc cao hơn
  • Hút thuốc hoặc sử dụng bia rượu
  • Tiền sử sảy thai hoặc sinh non

Nếu bạn mắc phải một tình trạng hoặc bệnh lý mạn tính, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để tìm hiểu cách giảm thiểu các biến chứng trước và trong thai kỳ. Ngay cả trong trường hợp gặp biến chứng, việc phát hiện sớm và chăm sóc trước sinh đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ đối với cả thai phụ và thai nhi.

Nguồn tham khảo:

  1. Pregnancy complications (2015, September 29). Retrieved from http://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregcomplications.htm
  2. What are some common complications of pregnancy? (2013, July 12). Retrieved from http://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancy/conditioninfo/Pages/complications.aspx

Thai kỳ tiếng Anh la gì

Mỗi ca sinh là một quá trình độc nhất và không thể đoán trước. Việc hiểu về thời gian xuất hiện các hiện tượng và thảo luận với bác sĩ sản khoa về những điều sẽ xảy ra có thể giúp quá trình chuyển dạ và sinh con diễn ra suôn sẻ hơn. Ở trang này, chúng ta sẽ tìm hiểu những sự kiện chính xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con.

Các giai đoạn sớm của quá trình chuyển dạ

Nhiều thai phụ sẽ bị vỡ ối trước khi chuyển dạ. Hiện tượng này xảy ra do vỡ lớp màng chứa đầy chất lỏng (túi ối) bao bọc thai nhi, khi đó, nước ối vỡ giống như dòng chất lỏng trào ra. Tiếp theo là hiện tượng co thắt tử cung và giãn cổ tử cung để tạo điều kiện cho em bé ra đời.

Sinh con và giảm đau

Thai phụ khi chuyển dạ và sinh con bình thường thường bị giãn âm đạo và cổ tử cung – nhưng rất may là cả hai vùng này đều được cung cấp lượng máu dồi dào và có khả năng phục hồi nhanh chóng. Trong quá trình sinh con, các cơn co thắt đẩy thai nhi xuống ống sinh sản, sau đó vào vùng âm đạo. Khi cần, bác sĩ có thể thực hiện rạch tầng sinh môn để giúp đầu em bé lọt ra dễ dàng hơn. Quá trình sinh con kết thúc khi nhau thai được đẩy ra ngoài.

Có nhiều phương pháp giảm đau, ví dụ như gây tê ngoài màng cứng. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nắm được các phương pháp hiện có.

Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời không ai giống ai, đối với cả bản thân bạn và gia đình. Khi bạn bước vào hành trình làm cha mẹ này, Bệnh viện Gleneagles sẽ hỗ trợ, cung cấp kiến thức và mang đến cho bạn sự an tâm với đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe cùng các dịch vụ và cơ sở vật chất của chúng tôi. Vui lòng đọc tiếp để tìm hiểu thêm về quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của em bé, những vật dụng cần sắp xếp khi tới bệnh viện sinh con, các loại phòng sản phụ và gói thai sản của chúng tôi cũng như làm thế nào để được hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe.

Chuẩn bị cho sự ra đời của em bé

Thai kỳ tiếng Anh la gì

Trước khi em bé chào đời, bạn cần tìm một cơ sở y tế có thể giúp bạn giải quyết các khúc mắc và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. Tại Bệnh viện Gleneagles, các chuyến tham quan bệnh viện trước sinh được tổ chức để bạn và bạn đời hiểu thêm về cơ sở vật chất và các dịch vụ tại bệnh viện chúng tôi, nhờ đó bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh con khi nhập viện. Để gửi câu hỏi hoặc yêu cầu đặt chỗ, vui lòng liên hệ Bộ phận Dịch vụ Khách hàng của Bệnh viện Gleneagles theo số +65 6470 5615 trong khung giờ từ 9:00 – 17:00 , từ Thứ Hai đến Thứ Sáu.

our rooms and Tìm hiểu thêm về các loại phòng và gói thai sản của chúng tôi.

Xem video về quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của em bé:

Thai kỳ tiếng Anh la gì

Bạn cần mang theo những gì cho thời gian lưu viện

Chúng tôi khuyên bạn nên mang theo những vật dụng sau đây khi nhập viện:

  • Các giấy tờ bao gồm CMTND/ Hộ chiếu, thư giới thiệu của bác sĩ, phiếu đặt giường sản phụ, thẻ bảo hiểm / thư bảo lãnh (LOG) (nếu có)
  • Đồ ngủ cá nhân (loại có thể mở ra từ phía trước để dễ cho con bú)
  • Áo ngực dành cho phụ nữ đang cho con bú
  • Áo len hở trước ngực
  • Dép lê đi trong phòng ngủ
  • Băng vệ sinh của hãng mà bạn ưa dùng
  • Đồ lót
  • Một bộ quần áo để mặc khi xuất viện cho cả mẹ và bé
  • Kem bôi núm vú
  • Camera và sạc camera

Bạn nên xếp đồ để sẵn sàng đi sinh từ khoảng 2 – 3 tuần trước Ngày dự sinh (EDD) em bé.

Dịch vụ tiền sơ sinh

Đội ngũ nhân viên tận tâm được đào tạo bài bản tại Trung tâm Tiền sơ sinh của Gleneagles sẽ giúp bạn chuẩn bị cho việc sinh con và đưa ra tư vấn về chế độ chăm sóc khi ở cữ/sau sinh cũng như cách chăm sóc con sơ sinh, cụ thể là trong các hoạt động như tắm và cho con bú. Bệnh viện tổ chức các lớp học về chuẩn bị sinh con theo nhóm và dành cho cá nhân.

Nếu có thắc mắc về dịch vụ Tiền sơ sinh,
Vui lòng gọi: +65 6470 5852
Thứ Hai đến Thứ Sáu, 9:00 – 17:00
Thứ Bảy, 9:00 – 12:00

Hóa đơn và Bảo hiểm

Bệnh viện Gleneagles là đơn vị cung cấp dịch vụ y tế tư nhân tích hợp, và hợp tác với nhiều đối tác cung cấp bảo hiểm nhằm giúp bệnh nhân chi trả cho hóa đơn viện phí. Bệnh viện Gleneagles chấp nhận hỗ trợ thanh toán hóa đơn từ bảo hiểm bệnh viện tư trong nước và quốc tế cũng như bảo hiểm Medishield được MediSave phê duyệt, còn gọi là “Kế hoạch Bảo vệ Tích hợp”.

Để gửi câu hỏi về giá trị hóa đơn bệnh viện ước tính, vui lòng gọi cho Chuyên gia tư vấn hóa đơn của Gleneagles theo số +65 6653 7566 hoặc đọc thêm.