Thái độ của Liên Xô Anh, Pháp Mỹ trước nguy cơ chiến tranh như thế nào

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?

Bản chất sự liên kết giữa các nước trong “phe Trục” là gì?

Hậu quả lớn nhất của Hiệp định Muyních là

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Phân tích thái độ của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên xô ”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 11

Trả lời câu hỏi:

Phân tích thái độ của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên xô trước hành động của phe Phát xít trong những năm 30 của thế kỉ 20

* Hoạt động của các nước phát xít:

- Trong những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít – còn gọi là phe Trục.

- Khối này ngày càng đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới: Nhật chiếm Trung Quốc; I-ta-li-a chiếm Ê-ti-ô-pi-a, cùng với Đức gây chiến ở Tây Ban Nha; Đức âm mưu hướng tới thành lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

* Thái độ của Anh Pháp, Mĩ và Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.

- Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, Pháp đã không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Phát xít nhé!

Kiến thức tham khảo về chủ nghĩa Phát xít

1. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa Phát xít

Bước vào giai đoạn 1929-1933, ở các nước tư bản phương Tây xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Điều này đã dẫn đến các xu hướng chính trị bạo lực cực đoan và được cho là tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa phát xít. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho dân chúng ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ vô cùng khốn khổ. An ninh trật tự không được đảm bảo. Đặc biệt là sự xuất hiện của xu hướng bạo lực xã hội được tạo ra bởi tầng lớp trẻ không có nghề nghiệp và mất định hướng về tương lai.

Để có thể chấm dứt tình trạng hỗn độn đó, chính phủ các quốc gia Phương Tây đặt niềm tin vào việc tăng cường các cuộc chạy đua vũ trang. Họ quân phiệt hóa nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa phát xít.

2. Đặc điểm của chủ nghĩa Phát xít

Khi nói đến bản chất chủ nghĩa phát xít, các học giả cho rằng những yếu tố như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa chuyên chế,… là những đặc điểm cấu thành chủ nghĩa phát xít. Có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng chúng ta có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa phát xít như sau:

- Xây dựng một nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh, có mục tiêu đối phó nguy cơ bạo loạn và xâm lược cũng như thủ tiêu dân chủ.

-Xây dựng quân đội hùng mạnh với vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống với chế độ quân phiệt.

-Đàn áp các phong trào cánh tả được cho là làm tổn hại đến quốc gia như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các tư tưởng dân chủ.

-Thủ tiêu kinh tế thị trường, đặt toàn bộ nền kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, phục vụ cho lợi ích quốc gia.

-Kích động tư tưởng dân tộc, kêu gọi tinh thần yêu nước phụng sự Tổ quốc.

-Kích động tư tưởng phân biệt chủng tộc một cách cực đoan, khẳng định tư tưởng dân tộc.

3. Các nước Phát xít trong giai đoạn 1931- 1937 đã có những hoạt động xâm lược nào ?

Những hoạt động xâm lược của các nước phát xít trong giai đoạn 1931 - 1937:

- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau và tăng cường các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược.

+ Từ năm 1937, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Phát xít I-ta-li-a tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại Chính phủ Cộng hòa (1936-1939).

+ Sau khi xé bỏ Hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

4. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa Phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)

– Liên Xô có vai trò quyết định và là một trong ba trụ cột quan trọng cùng Anh, Mỹ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.

+ Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công và tiêu diệt đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức.

+ Góp phần tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

+ Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

I. Con đường dẫn đến chiến tranh

1. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 - 1937).

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nhật xâm lược Trung Quốc.

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hòa.

+ Đức xé bỏ hoà ước Vécxai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

- Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

- Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình nên thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập” (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

- Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới.

- Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược, còn Anh, Pháp tiếp tục chính sách thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.  

- Sau hội nghị Muy-ních, Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939). Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- Ngày 23/8/1939, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”.

II. Chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu

1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1940). 

- Sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.

- Tháng 4/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp. Ngày 22/6/1940, Pháp kí với Đức hiệp ước đầu hàng (hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).

- Tháng 7/1940, Đức thực hiện kế hoạch tấn công nước Anh nhưng không thành công.

2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6/1941).

-  Tháng 9/1940, Hiệp ước Tam cường Đức – Ý – Nhật ký tại Béc–lin quy định trợ giúp lẫn nhau và công khai phân chia thế giới.

- Tháng 10/1940, Hít-le thôn tính các nước Đông và Nam Âu như Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri... bằng vũ lực; Đức và Ý còn thôn tính Nam Tư và Hy Lạp.

- Mùa hè 1941, Đức đã thống trị phần lớn châu Âu và chuẩn bị tấn công Liên Xô.

III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.

 - Sáng 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô. Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay tham chiến.

- Đạo quân phía Bắc bao vây Lê-nin-grát, đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thủ đô Mat-xcơ-va, đạo quân phía Nam chiếm Ki-ép và U-crai-na.

- Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.

- Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát “nút sống” của Liên Xô nhưng không chiếm được.

- Ở mặt trận Bắc Phi:

+ Tháng 9/1940, I-ta-li-a tấn công Ai Cập và cuộc chiến giằng co giữa liên quân Đức – I-ta-li-a và liên quân Anh - Mĩ.

+ Tháng 10/1942, liên quân Anh-Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.

2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

- Tháng 9/1940, Nhật kéo vào Đông Dương.

- Ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng - căn cứ hải quân của Mĩ ở Thái Bình Dương. Bị thiệt hại nặng nề, Mĩ tuyên chiến với phe phát xít, chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

- Sau trận Trân Châu cảng, Nhật tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương, trong thời gian 6 tháng, Nhật đã chiếm Thái Lan, Mã Lai, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Miến Điện, In-đô-nê-xi-a.                  

3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành.

- Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít. Việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.

-  Anh, Mĩ thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

- Ngày 1/1/1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh đã ra “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” cam kết cùng nhau chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

IV. Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc

1. Quân Đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944).

- Ở mặt trận Xô – Đức :

+ Ở trận phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.

+ Cuối tháng 8/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

- Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công quét sạch quân Đức – I-ta-li-a khỏi châu Phi.

- Ở I-ta-li-a: Từ tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ – Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.

- Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gu-a-đan-ca-nan (1/1943), Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.

+ Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị I-an-ta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức.

+ Ngày 30/4, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Ngày 9/5/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin.

+ Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng.

+ Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.

+ Ngày 9/8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Na-ga-xa-ki, giết hại 2 vạn người.

- Ngày 15/8, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

V. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ Hai

- Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.


Page 2

Thái độ của Liên Xô Anh, Pháp Mỹ trước nguy cơ chiến tranh như thế nào

SureLRN

Thái độ của Liên Xô Anh, Pháp Mỹ trước nguy cơ chiến tranh như thế nào