TCVN lấy mẫu nước thải

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6663-3:2016

ISO 5667-3:2012

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - PHẦN 3: BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ MẪU NƯỚC

Water quality - Sampling - Part 3: Preservation and handling of water samples

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với TCVN 6663-1 (ISO 5667-1), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật ly mẫu.

Hướng dẫn về tính đúng đắn có thể được tìm thấy trong ISO Guide 34.[63]

Lời nói đầu

TCVN 6663-3:2016 thay thế TCVN 6663-3:2008.

TCVN 6663-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 5667-3:2012.

TCVN 6663-3:2016 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6663 (ISO 5667) Chất lượng nước - Lấy mẫu gồm có các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 6663-1:2002 (ISO 5667-1:1980) Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật ly mẫu;

- TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu nước.

- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) Hướng dẫn lấy mẫu hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

- TCVN 5995:1995 (ISO 5667-5:1991) Hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm và đồ uống.

- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu sông và suối.

- TCVN 6663-7:2000 (ISO 5667-7:1993) Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi nước tại xưởng nồi hơi.

- TCVN 5997:1995 (ISO 5667-8:1993) Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa.

- TCVN 5998:1995 (ISO 5667-9:1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.

- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) Hướng dẫn ly mẫu nước thải.

- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

- TCVN 6663-13:2000 (ISO 5667-13:1997) Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu buri nước, bùn nước thải và bùn liên quan.

- TCVN 6663-14:2000 (ISO 5667-14:1998) Phần 14: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường.

- TCVN 6663-15:2004 (ISO 5667-15:1999) Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

Bộ tiêu chuẩn ISO 5667 Water quality - Sampling còn có các tiêu chuẩn sau:

- ISO 5667-12:1995 Part 12: Guidance on sampling of bottom sediments.

- ISO 5667-16:1998 Part 16: Guidance on biotesting of samples.

- ISO 5667-17:2000 Part 17: Guidance on sampling of suspended sediments.

- ISO 5667-18:2001 Part 18: Guidance on sampling of groundwater at contaminated sites.

- ISO 5667-19:2004 Part 19: Guidance on sampling of marine sediments.

- ISO 5667-20:2008 Part 20: Guidance on the use of sampling data for decision making - Compliance with thresholds and classification systems.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LY MẪU - PHN 3: BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ MẪU NƯỚC

Water quality - Sampling - Part 3: Preservation and handling of water samples

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này đưa ra yêu cầu chung về lấy mẫu, bo quản, xử lý, vận chuyển và lưu giữ tt cả các mẫu nước kể cả mẫu dùng cho phân tích sinh học. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các mẫu nước dùng cho phân tích vi sinh vật như đã quy định trong TCVN 8880 (ISO 19458), thử nghiệm độc học sinh thái, th nghiệm sinh học và lấy mẫu thụ động như được quy định trong phạm vi áp dụng của ISO 5667-23.

Tiêu chuẩn này đặc biệt thích hợp với mẫu đơn hoặc mẫu tổ hợp không thể phân tích tại chỗ và phải vận chuyển về phòng thử nghiệm để phân tích.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tiêu chuẩn viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

TCVN 4851 (ISO 3696) Nước dùng để phân tích trong phòng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp th;

TCVN 6663 (ISO 5667) (Tất cả các phần) Chất lượng nước - Lấy mẫu;

TCVN 8880 (ISO 19458) Chất lượng nước - Lấy mẫu để phân tích vi sinh vật.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tính toàn vẹn (integrity)

Các đặc tính liên quan đến các thông số quan tâm, các thông tin hoặc thành phần của bình chứa mẫu khôngthay đổi hoặc mất mát một cách không chính thức hoặc bị mất tính đại diện.

3.2

Bo quản mẫu (sample preservation)

Trình tự thực hiện đ ổn định mẫu mà qua đó các tính chất được kiểm soát vẫn duy trì ổn định từ bước thu thập đến chuẩn bị cho phân tích.

[ISO 11074:2005,[29] 4.4.20)]

CHÚ THÍCH: Các chất phân tích khác nhau có thể yêu cầu một vài mẫu được ly từ cùng một nguồn được ổn định bằng các quy trình khác nhau.

3.3

Lưu giữ mẫu (sample storage)

Quy trình giữ mẫu trong các điều kiện xác định trước, trong khoảng thời gian quy định từ khi thu thập mẫu đến khi xử lý mẫu.

CHÚ THÍCH 1: Theo ISO 11074:2005,[29] 4.4.22.

CHÚ THÍCH 2: Thời gian quy định là khoảng thời gian tối đa.

3.4

Thời gian lưu giữ (storage time)

Khoảng thời gian từ khi nạp mẫu vào bình chứa mẫu đến công đoạn xử lý thêm trong phòng thử nghim, nếu được lưu giữ trong các điều kiện xác định trước.

CHÚ THÍCH 1: Việc lấy mẫu kết thúc ngay khi bình chứa mẫu đã được nạp đầy. Thời gian lưu giữ kết thúc khi mẫu được ly ra để chun bị trước khi phân tích.

CHÚ THÍCH 2: Việc xử lý thêm, đối với phần lớn chất phân tích, là chiết dung môi hoặc phá hy bằng axít. Các bước đầu của chuẩn bị mẫu có thể là các bước cho điều kiện lưu giữ để duy trì nồng độ các chất phân tích.

4  Lấy mẫu và liên quan đến bảo quản mẫu

Nếu cần lấy mẫu, thì việc lấy mẫu phải thực hiện theo một chương trình lấy mẫu. Bước đầu tiên là thiết kế một chương trình lấy mẫu. Hướng dẫn về lập chương trình ly mẫu được trình bày trong TCVN 6663-1 (ISO 5667-1).

Tùy thuộc vào loại mẫu và nền mẫu, tham khảo các hướng dẫn được nêu trong các tiêu chuẩn phù hợp của bộ TCVN 6663 (ISO 5667) và TCVN 8880 (ISO 19458).

Quá trình bảo quản và xử lý mẫu nước bao gồm một số bước. Trong suốt quá trình này, trách nhiệm đối với các mẫu có th thay đổi. Để đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu, tất cả các bước bao hàm mẫu phải được lập thành tài liệu.

Tất cả các quy trình chun bị cần phải được kiểm tra để đảm bảo không xy ra các tác động tích cực hoặc tiêu cực. Tối thiu, quy trình này cần bao gồm phân tích mẫu trắng (ví dụ mẫu trắng hiện trường hoặc bình chứa mẫu) hoặc mẫu chứa chất phân tích phù hợp đã biết nồng độ như được quy định trong TCVN 6663-14 (ISO 5667-14).

5  Thuốc thử và vật liệu

CNH BÁO - Cần phải cn trọng trong khi sử dụng một số chất bảo quản nhất định (ví dụ như axít, kiềm, focmanđêhyt). Người lấy mẫu cần được cảnh báo về nguy nguy hiểm và các quy trình an toàn thích hợp cần tuân thủ.

Các thuốc thử sau đây được sử dụng để bảo quản mẫu và chỉ được chun bị theo các yêu cầu lấy mẫu riêng. Trừ khi có các quy định khác, tất cả các thuốc thử được sử dụng tối thiểu phải đảm bảo độ tinh khiết phân tích và nước tinh khiết ít nhất là loại 2 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987). Các axít nói đến trong tiêu chuẩn này là loại axit đậm đặc có bán sẵn trên thị trường.

Tất cả các thuốc thử đều phải được dán nhãn ghi rõ thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng thể hiện khoảng thời gian mà thuốc th đó là phù hợp để sử dụng, nếu được bảo quản đúng việc sử dụng không được vượt quá thời hạn này. Mọi thuốc thử chưa sử dụng hết đều phải thải bỏ khi đến ngày hết hạn.

CHÚ THÍCH: Thưng thời hạn sử dụng của thuốc thử do phòng thử nghiệm nhận cung cấp.

Định kỳ kiểm tra lại các thuốc thử, ví dụ bằng mẫu trắng và loại bỏ bất cứ thuốc thử nào cho thấy là không phù hợp.

Khi thực địa ngoài hiện trường, thuốc th cần phải được bảo quản riêng trong các ngăn sạch, an toàn để phòng ngừa nhiễm bẩn.

Điều cần thiết là tất cả các mẫu có yêu cầu dùng cho phân tích cùng thành phần cần xác định thì nên được bảo qun cùng với nhau.

Ghi nhãn từng mẫu tương ứng sau khi bổ sung cht bảo quản, vì thông thường có thể không có ch báo rõ rệt đối với mẫu đã được thêm và chưa được thêm chất bảo quản.

5.1  Chất bảo quản rắn

5.1.1  Natri thiosunfat ngậm năm phân t nước, Na2S2O3.5H2O, w(Na2S2O3.5H2O) > 99 %.

5.1.2  Axit ascobic, C6H8O6, w(C6H8O6) > 99%.

5.1.3  Natri hydroxit, NaOH,w(NaOH) > 99 %.

5.1.4  Natri tetraborat ngậm mười phân tnước, Na2B4O7.10H2O, w(Na2B4O7.10H2O) > 99 %.

CHÚ Ý: Natri tetraborat ngậm mười nước được biết là hợp chất gây ung thư, độc cho sinh sản (CMR).

5.1.5  Hexametylentetramin (hexamin, urotropin), C6H12N4, w(C6H12N4) > 99 %.

5.1.6 Kali iođua, Kl, w(Kl) > 99 %.

5.1.7  lôt, I2, w(I2) > 99 %.

5.1.8 Natri axetat, C2H3NaO2, w(C2H3NaO2) > 99 %

5.1.9 Etylendiamin, C2H8N2, w(C2H8N2) > 99 %.

5.2  Chất bo quản dạng dung dịch

5.2.1 Dung dịch kẽm axetat, C4H6O4Zn (10 g/L).

Hòa tan 10,0 g kẽm axetat trong -100 mL nước. Pha loãng thành 100 mL bằng nước. Bo quản dung dịch trong bình polypropylen hoặc chai thủy tinh trong khoảng thời gian tối đa 1 ngày.

5.2.2  Axit octophosphat, (ρ≈1,7 g/mL), H3PO4, w(H3PO4) > 85 %, c(H3PO4) = 15 mol/L.

5.2.3  Axit clohydric, (ρ ≈ 1,2 g/mL), HCl, w(HCl) > 36 %, c(HCl) = 12,0 mol/L.

5.2.4  Axit nitric, (ρ  1,42 g/mL), HNO3, w(HNO3) > 65 %, c(HNO3) = 15,8 mol/L.

5.2.5  Axit sunfuric, (ρ1,84 g/mL), H2SO4 (chuẩn bị trước khi sử dụng).

Pha loãng axit sunfuric đậm đặc (H2SO4), ρ1,84 g/mL, w(H2SO4) 98 % 1 +1 bằng cách bổ sung từ từ axit đậm đặc vào một thể tích nước bằng với thể tích axit và lắc đều.

CẢNH BÁO - Thêm axit đậm đặc vào nước có thể phát sinh nhiệt mạnh do phản ứng phát nhiệt dẫn đến n.

5.2.6 Dung dịch natri hydroxit, (ρ 0,40 g/mL),NaOH

5.2.7  Dung dịch fomanđêhyt, (formalin) CH2O, ϕ(CH2O) = 37 % đến 40 %, (chun bị trước khi sử dụng).

CẢNH BÁO - Cẩn thận với hơi fomanđêhyt. Không được lưu giữ nhiều mẫu trong những khu vực làm việc chật hẹp.

5.2.8  Dung dịch muối dinatri etylendiamintetra axetic, (EDTA) (ρ 0,025 g/mL), C10H14N2Na2O8.2H2O, w(C10H14N2Na2O8.2H2O) > 99 %.

Hòa tan 25 g EDTA trong 1000 mL nước.

5.2.9  Etanol, C2H5OH,  ϕ(C2H5OH) = 96 %.

5.2.10  Dung dịch Lugon kiềm, 100 g kali iođua (5.1.6), 50 g iôt (5.1.7) và 250 g natri axetat (5.1.8) trong 1000 mL nước; pH = 10.

5.2.11 Dung dịch Lugon axit, 100 g kali iođua (5.1.6), 50 g iốt (5.1.7) và 100 mL axit axetic (5.2.17) trong 1000 mL nước; pH = 2.

5.2.12  Dung dịch fomanđêhyt trung tính, dung dịch fomanđêhyt (5.2.7) trung hòa với natri tetraborat (5.1.4) hoặc hexametylentetramin (5.1.5). Dung dịch fomalin 100 g/L cho dung dịch cui cùng ϕ(CH2O) = 3,7 % đến 4,0 %.

CẢNH BÁO - Cẩn thận với hơifomanđêhyt. Không được lưu giữ nhiều mẫu trong những khu vực làm việc hẹp.

5.2.13  Dung dịch bảo quản etanol

Etanol (5.2.9), dung dịch fomanđêhyt (5.2.7) và glyxeron (5.2.18) (100 + 2 + 1 theo thể tích)

5.2.14 Natri hipoclorit NaOCl, w(NaOCI) = 10 %. Hòa tan 100 g natri hipoclorit (NaOCl) trong 1000 mL nước.

5.2.15  Natri iodat KIO3, w(HIO3) = 10 %. Hòa tan 100 g kali iođat (KIO3) trong 1000 mL nước.

5.2.16  Axit metanoic (axit fomic) CH2O2, ϕ(CH2O2) > 98 %.

5.2.17  Axit axetic băng C2H4O2, w(C2H4O2) > 99 %

5.2.18 Glyxerol (glyxerin) C3H5(OH)3

5.3  Dụng cụ

5.3.1  Bình chứa và nắp đậy, loại như được quy định trong Bảng từ A.1 đến A.3.

5.3.2  Cái lọc, cỡ lỗ 0,4 μm đến 0,45 μm, ngoại trừ cỡ lỗ khác được quy định trong tiêu chuẩn phân tích quốc tế.

6  Bình chứa mẫu

6.1  Lựa chọn và chuẩn bị bình chứa mẫu

Việc lựa chọn bình chứa mẫu (5.3.1) là rt quan trọng và được hướng dẫn trong TCVN 6663-1 (ISO 5667-1).

Chi tiết về loại bình sử dụng để thu thập và lưu giữ mẫu được nêu trong Bảng A.1 đến Bng A.3. Những vấn đề cần xem xét để lựa chọn vật liệu làm bình chứa phù hợp cũng bao gồm cả việc lựa chọn vật liệu lót nắp bình.

Bình chứa mẫu phải được làm bằng vật liệu phù hợp để giữ được các tính chất tự nhiên của cả mẫu và khoảng nồng độ dự kiến của chất nhiễm. Loại bình phù hợp cho từng chất cần phân tích được đưa ra từ Bảng A.1 đến Bảng A.3.

CHÚ THÍCH: Đối với nồng độ kim loại rất thp, bình chứa đã mô tả có thể khác với những bình được dùng cho nồng độ cao hơn. Chi tiết được trình bày trong Bảng A.1 hoặc các tiêu chuẩn phân tích quốc tế khác.

Nếu mẫu được làm đông lạnh, cần phải sử dụng bình chứa phù hợp như polyetylen (PE) hoặcpolytetrafloetylen (PTFE) để tránh vỡ bình.

Ưu tiên bình dùng một lần. Một số nhà sản xuất cung cấp bình chứa đã được chng nhận về chất lượng. Nếu có chứng nhận về chất lượng, không cần làm sạch hoặc tráng bình chứa trước khi sử dụng.

6.2  Lọc tại chỗ

Cần lọc tại chỗ trong một số trưng hợp:

- Phải lọc nước ngầm tại chỗ nếu phải phân tích kim loại hòa tan.

- Phải lọc nước (5.3.2) tại chỗ, nếu việc lọc này được yêu cầu theo Phụ lục A. Ngoại trừ có các quy định khác, cần phi sử dụng cái lọc có cỡ lỗ từ 0,4 μm đến 0,45 μm.

Nếu không thực hiện được việc lọc ngay tại chỗ, thì phải ghi lại trong báo cáo thử nghiệm lý do và thời gian từ khi lấy mẫu đến khi lọc.

6.3  Nạp mẫu vào bình

Phải nạp đầy hoàn toàn bình chứa mẫu (5.3.1) ngoại trừ những trường hợp khác mô tả khác với Bảng A.1 đến Bảng A.3 hoặc tiêu chuẩn phân tích quốc tế được sử dụng. Khi mẫu được làm đông lạnh như là một công đoạn bảo quản, bình chứa mẫu không được nạp đầy mẫu. Việc này để phòng ngừa sự cố vỡ bình do nước đá nở ra trong quá trình đông lạnh và rã đông.

Nếu trong bình không có chất bảo quản, thì nên tráng bình trước. Xem hướng dẫn tráng bình trong TCVN 6663-14 (ISO 5667-14).

7  Xử lý và bảo quản mẫu

7.1  Xlý và bảo quản mẫu để phân tích hóa lý

Các loại nước, đặc biệt là nước ngọt, nước thải và nước ngầm dễ bị thay đổi do những phản ứng vật lý, hóa học hoặc sinh học xảy ra giữa thời gian lấy mẫu và bắt đầu phân tích. Bản chất và tốc độ các phản ứng đó thường làm cho nồng độ cần xác định có thể khác biệt với nồng độ vốn có ở thời điểm lấy mẫu nếu không có các biện pháp phòng ngừa trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và lưu giữ mẫu (đối với các chất cần xác định cụ thể).

Mức độ của các biến đi này phụ thuộc vào bản chất sinh học và hóa học của mẫu, nhiệt độ của mẫu, tiếp xúc với ánh sáng, loại bình chứa mẫu, thời gian từ lúc lấy mẫu cho đến lúc phân tích và những điều kiện thực tế khác, ví dụ việc rung lắc trong quá trình vận chuyển. Những nguyên nhân cụ thể của sự biến đổi đó là:

a) Sự có mặt của vi khuẩn, tảo và các sinh vật khác có thể tiêu thụ một số thành phần có trong mẫu. Chúng cũng có thể làm thay đổi bản chất của các thành phần và tạo ra các thành phầnmới. Hoạt động sinh học này gây ảnh hưởng đến, ví dụ, hàm lượng oxy hòa tan, cacbon đioxit và các hợp chất nitơ, photpho và đôi khi cả silic.

b) Một số hợp chất nhất định có th bị oxy hòa do oxy hòa tan có trong mẫu hoặc oxy không khí (ví dụ như các hợp chất hữu cơ, Fe(Il) và sunfua).

c) Một số chất nhất định có thể kết tủa trong dung dịch, ví dụ như canxi cabonat, kim loại và hợp chất của kim loại như Al(OH)3 hoặc có th bị mất đi do bay hơi (ví dụ như oxy, xyanua, thủy ngân).

d) Sự hấp thụ cacbon đioxit từ không khí có thể làm thay đổi pH, độ dẫn điện và nồng độ của cacbon đioxit hòa tan. Các hợp chất như amoniac và silic florua khi đi qua một số loại nhựa cũng có thể ảnh hưởng đến pH hoặc độ dẫn điện.

e) Các kim loại hòa tan hoặc dạng keo cũng như một số hợp chất hữu cơ có thể bị hấp phụ không thuận nghịch lên thành bình chứa hoặc lên các hạt rắn có trong mẫu.

f) Các sn phẩm polyme hóa có thể bị khử polyme hóa và ngược lại, các hợp chất đơn giản có th polyme hóa.

Những thay đổi đối với các thành phần nhất định khác nhau ở mức độ và tốc độ. Sự khác nhau này không chỉ phụ thuộc vào loại nước mà thậm chí đối với cùng loại nước cũng có sự khác biệtdo phụ thuộc cả vào điều kiện mùa trong năm.

Các thay đổi này thường xảy ra đ nhanh để làm biến đổi đáng kể mẫu trong một thời gian ngắn.

Trong mọi trường hợp, quan trọng là cần đề phòng trước để giảm thiểu các phản ứng này và trong trường hợp cần xác định nhiều thành phần thì phải phân tích mẫu càng sớm càng tốt. Nếu việc lọc mẫu tại chỗ là để phòng ngừa những thay đổi, sử dụng cái lọc (5.3.2).

Chi tiết về bảo quản mẫu được trình bày trong Bng A.1

7.2  Xử lý và bảo quản mẫu dùng cho thử nghiệm sinh học

Xử lý mẫu dùng cho thử nghiệm sinh học khác với mẫu dùng cho phân tích hóa học. Việc bổ sung hóa chất vào mẫu dùng cho thử nghiệm sinh học để c định mẫu và để bảo quản mẫu. Thuật ngữ "cố định - fixation" dùng đmô tả sự bảo vệ các cấu trúc hình thái học, trong khi đó, thuật ngữ - "bảo quản - preservation" được dùng để bảo vệ chất hữu cơ trong mẫu khỏi bị các biến đổi hóa sinh học hoặc hóa học. Chất bảo qun, như định nghĩa, là chất độc và việc bổ sung chất bảo quản vào mẫu có thể làm sinh vật sống bị chết. Đối với phần lớn các sinh vật sống không có các thành tế bào vững chắc, trước khi chết sự kích thích làm cho chúng bị phá hủy trước khi việc cố định được hoàn tất. Để giảm ảnh hưởng này, điều quan trọng là các tác nhân cố định cần thâm nhập nhanh vào tế bào.

QUAN TRỌNG - Một số chất bảo quản, ví dụ dung dịch Lugol axit (5.2.11) có thể làm mấtmột số cấu trúc trong sinh vật sống hoặc có thể làm mất những sinh vật sng nh (như tảo), mà chúng thường có những khu vực nhất định trong các mùa nhất định của năm.

Điều này có thể được phòng tránh bằng việc sử dụng một chất bảo quản như dung dịch Lugol kiềm (5.2.10), ví dụ trong thời gian mùa hè khi quan sát được thường xuyên sự xuất hiện của tảo lông roi (silico- flagellate).

Cố định và/hoặc bảo quản mẫu dùng cho thử nghiệm sinh học cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Phải biết trước ảnh hưởng của chất cố định và/hoặc chất bo qun đối với các sinh vật sống;

b) Chất c định hoặc bảo quản phải ngăn ngừa có hiệu quả sự phân hủy sinh học của các vật chất hữu cơ ít nhất là trong suốt giai đoạn lưu giữ mẫu;

c) Chất cố định và/hoặc chất bảo quản cần phải tạo thuận lợi cho chất phân tích sinh học (ví dụ các sinh vật sống hoặc các nhóm loài) được đánh giá trong quá trình lưu giữ mẫu.

Chi tiết về bảo quản mẫu được đưa ra trong Bảng A.2.

7.3  Xử lý và bảo qun các mẫu dùng để phân tích hóa- phóng xạ

CẢNH BÁO - Cần phải chú ý an toàn bức xạ như che chắn, tùy theo hoạt tính của mẫu

Có ít sự khác biệt giữa xử lý mẫu để phân tích hóa phóng xạ và xử lý mẫu đ phân tích hóa-lý.

Thời gian trễ từ khi ly mẫu đến khi đo phải phù hợp với thời gian bán rã của nhôm phóng xạ quan tâm. Các điều kiện lưu giữ không phụ thuộc vào thời gian bán rã nhưng yêu cầu đối với đồng vị bền tương ứng.

CHÚ THÍCH: Mu làm mát bc xạ được sử dụng chủ yếu để ngăn ngừa sự phát triển của tảo và sự thối rữa sinh học. Bước bo quản đ phân tích hóa phóng xạ là không cần thiết. Các mẫu này thường được kết hợp với các mẫu dùng để phân tích lý, a hoặc sinh học.

8  Vận chuyển mẫu

Cần áp dụng quy trình làm mát hoặc đông khô cho mẫu để tăng thời gian cho quá trình vận chuyển, lưu giữ và nếu được yêu cầu trong Bảng A.1 đến Bảng A.3. Khi tiến hành vận chuyển, kế hoạch lấy mẫu (ví dụ TCVN 5667-1 (ISO 5667-1)) cần phải xem xét;

- Thời gian từ khi ly mẫu đến khibắt đầu vận chuyển;

- Thời gian vận chuyển;

- Thời gian bắt đầu phân tích trong phòng thử nghiệm.

Tổng của ba giai đoạn này giới hạn thời gian lưu giữ tối đa theo các từ Bảng A.1 đến Bảng A.3.

Nếu không thể đáp ứng thời gian lưu giữ tối đa thì kế hoạch lấy mẫu phải được lập lại để có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu này.

Nhiệt độ làm mát của thiết bị trong quá trình vận chuyển từ 5°C ± 3°C là phù hợp cho các ứng dụng. Quy trình làm mát và đông khô áp dụng cùng với các hướng dẫn của phòng thử nghiệmphân tích. Quy trình đông khô yêu cầu đặc biệt kim soát chi tiết quá trình đông khô và rã đông để hoàn mẫu về trạng thái cân bằng ban đầu sau khi rã đông.

Trong khi vận chuyển, các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và đậy kín theo đúng cách để mẫu không bị hỏng hoặc bị mất một phần. Vật liệu bao gói phải bảo vệ được các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài, đặc biệt gần các chỗ m của bình chứa mẫu, và không phải là nguồn gây nhiễm bn.

Bình chứa bằng thủy tinh phải được bảo vệ tránh bị vỡ trong quá trình vận chuyển bằng cách đóng gói phù hợp. Nếu cần, mẫu phải được vận chuyển ngay sau khi ly và làm mát theo hướng dẫn từ Bảng A.1 đến Bảng A.3.

Mẫu do phòng thử nghiệm gửi đi hoặc do bên thứ ba vận chuyển và mẫu bảo quản tại phòng th nghiệm phải được gắn kín theo cách mà có thể duy trì được tính tổng hợp của mẫu.

Mu phục vụ điều tra mang tính pháp lý (tiềm n) phải được gắn kín đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức có thẩm quyền hoặc tổ chức khác liên quan đến vận chuyển mẫu.

Trong quá trình vận chuyển, mẫu phi được lưu giữ trong thiết bị làm mát có thể duy trì được nhiệt độ 5°C ± 3°C. Khi các điều kiện có thể bay hơi trong quá trình vận chuyển, có thể sử dụng thiết bị có kh năng ghi lại nhiệt độ (tối đa) của không khí xung quanh mẫu.

CHÚ THÍCH: Thiết bị có khnăng ghi nhiệt độ không khí trong quá trình vận chuyển có sẵn nhưng việc sử dụng và hiệu chuẩn đầy đ có thể sẽ tốn kém.

9  Nhận biết mẫu

Nhãn của bình chứa mẫu phải chịu được ướt, sấy khô và đông khô mà không bị rời ra hoặc không đọc được. Hệ thống ghi nhãn phải chịu được nước để có thể sử dụng ngoài hiện trường.

Thông tin được đưa ra trong báo cáo lấy mẫu và trên nhãn mẫu tùy thuộc vào mục đích của chương trình đo đặc thù. Trong tất cả các trường hợp, nhãn cần phải đảm bảo cho bình chứa mẫu.

Đối với từng mẫu, ít nhất cần phải có sẵn các thông tin sau đây.

Nhận dạng đơn nhất, có thể truy nguyên đến:

- Ngày, giờ và địa đim lấy mẫu;

- Số mẫu;

- Mô tả mẫu;

- Tên người lấy mẫu;

- Chi tiết bảo qun mẫu, hoặc chất cố định được dùng;

- Chi tiết biện pháp lưu giữ mẫu được sử dụng;

- Mọi thông tin về tính đồng bộ/tích hợp và xử lý mẫu;

- Bất kỳ thông tin khác, nếu cần.

Nhận dạng, đơn nhất truy nguyên theo ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu và số mẫu phải rõ ràng trên nhãn của bình chứa mẫu.

Tất c thông tin khác được bổ sung và cần phải được chi tiết hóa trong báo cáo ly mẫu.

10  Tiếp nhận mẫu

Tt cả thông tin liên quan đến mẫu, xử lý và lưu giữ phải được nêu trong báo cáo lấy mẫu.

Nhân viên phòng thử nghiệm cần kiểm tra và xác nhận xem mẫu có được giữ lạnh trong khi vận chuyển hay không và nếu có thì nhiệt độ môi trường mẫu có được duy trì C ± 3°C hay không.

Trong mọi trường hợp, và đặc biệt khi quá trình "lấy mẫu và liên quan đến bảo quản mẫu" cần được xác lập thì các bình mẫu nhận vào phòng th nghiệm cần được kiểm đếm theo số lượng báo cáo.

11  Lưu giữ mẫu

Thời gian lưu giữ mẫu nước trong phòng thử nghiệm là cụ thể cho từng chất được phân tích. Thời gian lưu giữ mẫu không dài hơn khoảng thời gian lưu giữ tối đa được quy định trong các bảng từ Bảng A.1 đến Bảng A.3. Thời gian lưu giữ tối đa bao gồm c thời gian vận chuyển đến phòng thử nghiệm (3.4).

Điều kiện làm lạnh trong phòng thử nghiệm cần phải đạt 3°C ± 2°C. Nếu các mẫu được làm đông lạnh để bảo quản, nhiệt độ phải duy trì dưới -18°C ngoại trừ có các quy định khác. Các trường hợp ngoại lệ đối với điều kiện làm lạnh này được nêu trong bảng từ Bảng A.1 đến Bảng A.3.

Khi rã đông mẫu, từng bình chứa mẫu nên được đặt trong bình chứa thứ hai riêng rẽ để giảm thiu rủi ro rt dễ xy ra, đó là việc mất dịch mẫu do phân tách trong quá trình rã đông hoặc nứt vỡ xảy ra trong lưu giữ và đông lạnh ban đầu. Một tác động nhẹ ở nhiệt độ thấp cũng có th làm vỡ nhựa.

Nên thực hiện rã đông trong điều kiện không khí bình thường, ngoại trừ có các chỉ định khác trong Bảng A.1 đến A.3 hoặc trong tiêu chuẩn phân tích quốc tế được dùng.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kỹ thuật bảo quản mẫu

A.1 Khái quát

Tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn phân tích liệt kê trong phụ lục này là bổ sung cho nhau. Xem Chú ý ở đầu tiêu chuẩn.

Trong một số trường hợp kỹ thuật bảo quản khác nhau được liệt kê có th mâu thuẫn với nhau. Khi sử dụng một tiêu chuẩn phân tích đã có, áp dụng kỹ thuật bảo quản được mô tả trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, kỹ thuật bảo quản thay thế được nêu trong tiêu chuẩn này cũng có thể phù hợp. Trong trường hợp tiêu chuẩn phân tích được sử dụng không mô tả phương pháp bảo quản hoặc không có tiêu chuẩn phân tích để sử dụng, phi áp dụng kỹ thuật được nêu trong tiêu chuẩn này.

Thể thức xác nhận tính đúng đắn được dùng cho thử nghiệm xác nhận có thể tham kho trong Phụ lục C. Báo cáo và số liệu liên quan đến xác nhận tính đúng đắn được liệt kê trong thư mục tàiliệu tham khảo.

A.2  Ký hiệu đối với nhựa

FEP

 perfloro (etylen/propylen)

PFA

 perfloroalkoxy (polyme) 

PE

 polyetylen

PP

polypropylen

PE-HD

polyetylen tỷ trọng cao

 PTFE

polytetrafloroetylen

PET

 polyetylen terephthalat

 PVC

poly(vinyl clorua)

A.3  Phân tích lý hóa và hóa học

Xem Bảng A.1. Chú ý những lưu ý chung sau đây khi áp dụng Bng A.1.

- Thời gian bảo quản 1 ngày nghĩa là nếu quá 24 h, phải được nêu trong báo cáo.

- Loại bình chứa được nhận dạng tương đương với các bình chứa quy định trong tiêu chuẩn phân tích. Trong một số trường hợp, loại bình chứa quy định trong tiêu chuẩn là rt đặc thù, ví dụ PTFE. Điều này rất cần thiết khi nồng độ chất được đo rất thấp. Trong các trường hợp khác, nếu loại nhựa đặc thù không quan trọng, thì sử dụng bình nhựa thông thường.

A.4  Phân tích sinh học

Những lưu ý chung sau đây phải được chúý khi áp dụng Bảng A.2.

- Nhựa được dùng làm bình chứa trong phòng thử nghiệm là ví dụ PE, PTFE, PET, PP, PFA và FEP.

- Nếu khoảng thời gian bảo quản không quy định, thì nói chung là không quan trọng, chỉ thị “1 tháng” thể hiện sự bảo quản không có những khó khăn đặc biệt.

A.5  Chất phân tích và hoạt độ hóa phóng xạ

Những lưu ý chung sau đây phải được chú ý khi áp dụng Bảng A.3.

CẢNH BÁO - Cần phải chú ý an toàn bức xạ như che chắn, tùy theo hoạt độ của mẫu

- Axit hóa được tiến hành để tránh sự phát triển của tảo, tránh hư hng về sinh học, và hấp phụ ion kim loại lên thành phía trong của bình chứa mẫu.

- Sự nhiễm bn mẫu cần phi được tránh, đặc biệt nếu hoạt độ mẫu là rất thấp. Một số địa điểm lấy mẫu có th có hoạt độ có thể đo được trong đất hoặc không khí, hoặc trong nước chứ không phải địa điểm đang được lấy mẫu. Phòng thử nghiệm, cũng như một số các loại thiết bị sinh hoạt, có thể chứa vật liệu có hoạt độ phóng xạ. Khi lấy mẫu kết tủa, bất kỳ yêu cầu đặc biệt trong bng này là bổ sung vào những yêu cầu trong TCVN 5997 (ISO 5667-8). Vì việc ly đủ mẫu có thể cần một khoảng thời gian nhiều ngày, nên cả thời gian bắt đầu và kết thúc và các ngày phi được ghi lại. Một bản ghi việc lấy mẫu kết tủa đối với các trạm mẫu với khoảng thời gian phù hợp cần phải ghi thêm. Thiết bị n định hoặc mang vác có thể được bổ sung, nếu phù hợp với các chất phân tích được đo.

- Nhựa được dùng cho các bình chứa trong phòng thử nghiệm là, ví dụ PE, PTFE, PET, PP, PFA và FEP.

CHÚ THÍCH: Một số chai nhựa cô mẫu nhẹ qua một khoảng thời gian nhiều tháng do bị thấm nước nhẹ.Xem các khuyến nghị đối ví dụ đối với radon.

Phụ lục B

(Tham khảo)

Chuẩn bị bình chứa mẫu

B.1  Thuc th

Ngoại trừ các quy định khác, chỉ sử dụng thuốc thử cấp phân tích được công nhận và nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

B.1.1  Axeton (IUPAC: propanol).

B.1.2  Axit clohydric, 4 % theo thể tích và 25 % theo thể tích HCl

B.1.3  Axit nitric, 10 % theo thể tích HNO3.

B.2  Bình chứa bằng thủy tinh đã rửa dung môi

CNH BÁO  Dung môi hữu cơ có thể nguy hại. Cần sử dụng các thiết bị xử lý phù hợp và cẩn thận khi xử lý.

Bình chứa mẫu dùng nhiều lần và nắp dùng cho phân tích các chất bán bay hơi cần phải được rửa bằng dung dịch tẩy rửa không chứa phosphat, sau đó tráng kỹ bằng nước vòi nóng và nước không chứa chất phân tích. Bước cuối cùng tráng bằng axeton. Nắp phải được để trên bình chứa khi tiến hành các bước tráng rửa (dung môi trong bình chứa với nắp vặn chặt xuống) vì dung môi có thể rửa nhựa tnắp vặn bên trong lên lớp lót PTFE.

Đối với hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, bình chứa mẫu, nắp vặn và màng ngăn (vách ngăn hơi silicon) cần phải được rửa bằng chất tẩy rửa không chứa phosphat, ra một lần bằng nước vòi, ra ít nhất hai lần bằng nước không chứa chất phân tích, sau đó sấy khô nhiệt độ lớn hơn 105 °C. Nói chung nên tránh việc rửa bằng dung môi vì có thể gây cản tr đến phân tích, mặc dù có thể chấp nhận việc rửa bằng metanol.

Cách khác, có th sử dụng bình chứa và nắp dùng một lần cho các loại mẫu.

B.3 Bình chứa được rửa bằng axit

Đối với phân tích kim loại vết, luôn luôn phải sử dụng bình chứa mẫu mới. Bình chứa mẫu và nắp phải được rửa kỹ bằng dung dịch tẩy rửa không chứa phosphat, rửa kỹ bằng nước không có kim loại, ngâm trong 24 h bằng dung dịch HNO3 ~10 % hoặc HCl ~25 % theo thể tích, và tráng bằng nước không chứa kim loại.

B.4 Bình chứa mẫu sinh học

Bình chứa để thu thập mẫu độc sinh thái học hoặc thủy sinh học cần phải rửa bằng dung dịch tẩy rửa không có phosphat, rửa ba lần bằng nước vòi nóng và kết thúc bằng axit clohydric 4 % theoth tích. Cùng có thể sử dụng bình chứa bằng nhựa bán sẵn dùng một lần, để kiểm chứng xem không có chất cản tr với phân tích. Thao tác với mẫu là cần thiết và phương pháp tối ưu tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu.

Phụ lục C

(Tham khảo)

Thể thức được dùng trong nghiên cứu xác nhận giá trị sử dụng của Hà Lan

C.1  Khái quát

Nghiên cứu về bảo quản mẫu nước đã được tiến hành ở Hà Lan từ năm 2003 đến năm 2011. Các nghiên cứu này được thực hiện bi các phòng th nghiệm thuộc Cơ quan phòng thử nghiệm, hiệu chun và thanh tra liên bang Hà Lan (FeNeLab). Mục đích là để thiết lập thời gian bảo qun đối với một số phân tích cực trị/khắc nghiệt trong hầu hết các loại nước phù hợp: nướcngầm, nước mặt - và nước thải.

Một thể thức cố định đã được dùng, phân biệt giữa bốn loại nước: nước ngầm hoặc nước giải hấp; nước mặt hoặc nước thải; nước thải công nghiệp thực phẩm; nước thải công nghiệp hóa chất.

C.2  Thể thức

Trong từng nghiên cứu, tối thiểu từ 6 đến 13 mẫu khác nhau được dùng, mức nồng độ thấp và cao. Các mẫu đã được thu thập và chia vào các chai ở ngày 0 và nếu cần thêm chuẩn. Ngày 0 được ấn định làm ngày lấy mẫu và ngày đến phòng thử nghim.

Vào ngày 0, tiến hành phân tích tám phần mẫu thử (chai) và giá trị trung bình

TCVN lấy mẫu nước thải
 của từng chất phân tích được tính.

Phép đo tiếp theo của ba phần mẫu th được tiến hành vào từng ngày theo thứ tự, ví dụ tại 1 ngày, 2 ngày, 4 ngày, 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày. Từ kết quả phân tích thu được, tính được giá trị trung bình của từng chất phân tích

TCVN lấy mẫu nước thải
.

Sai khác giữa kết quả thử trung bình của phần mẫu thử đã được bo qun và kết quả thử trung bình vào ngày 0 lớn hơn hai lần độ lệch chuẩn s được thiết lập bằng cách xác nhận giá trị sử dụngcủa phương pháp, nghĩa là

TCVN lấy mẫu nước thải

Thời gian bo quản được coi là đã bị vượt quá.

C.3  Nghiên cứu tiến hành

Các nghiên cứu liên quan đến các phân tích và các nền mẫu sau:

- EOX trong nước ngầm, nước mặt và nước thải;

- Nitrit và nitrat trong nước mặt và nước thải;

- Hóa chất bảo vệ thực vật chứa phospho hữu cơ hoặc nitơ hữu cơ, trong nước thải;

- Hóa chất bảo vệ thực vật chứa clo hữu cơ và clorobenzen hữu cơ, trong nước ngầm, nước mặt và nước thải;

- Polyclorinat biphenyl, trong nước ngầm, nước mặt và nước thải;

- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (hydrocacbon halogen hóa dễ bay hơi và hydrocacbon thơm) trong nước ngầm.

Các số liệu được cung cấp bi các thành viên của FeNeLab đã được đánh giá. Các số liệu này thu được trong các nghiên cứu ổn định cho so sánh liên phòng hoặc cho xác nhận giá trị sử dụng của quy trình lấy mẫu, vận chuyển và phân tích của một phòng thử nghiệm cụ thể.

C.4  Đánh giá

Các phép phân tích và các nền mẫu sau đây được đánh giá:

- pH trong nước uống, nước ngầm và nước mặt;

- pH trong nước thải;

- Hóa chất bảo vệ thực vật có chứa clo hữu cơ và clorobenzen trong nước mặt, nước ngầm và nước thải;

- Polyclorinat biphenyl, trong nước mặt, nước ngầm và nước thải;

- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (hydrocacbon halogen hóa dễ bay hơi và hydrocacbon thơm) trong nước thải.

Tất c báo cáo và s liệu liên quan được nêu trong Thư mục tài liệu tham khảo (Tài liệu tham khảo [66] — [86]) và có trong www.sikb.nl.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 4851 (ISO 3696) Nước dùng để phân tích trong phòng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp th.

[2] TCVN 6663 (ISO 5667) (Tất cả các phần) Chất lượng nước - Ly mẫu.

[3] TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:1994) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu.

[4] ISO 19458 Chất lượng nước - Lấy mẫu để phân tích vi sinh vật.