Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người

Trẻ ngủ vặn mình, rướn mình là biểu hiện nhiều căn bệnh, và nếu không được điều chỉnh từ sớm sẽ làm tình trạng rối loạn giấc ngủ nặng hơn từ đó ảnh hưởng đến người chăm sóc và năng lực trí tuệ, hành vi, cảm xúc của trẻ sau này. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách chữa trị cho chứng bệnh này nhé.

Nguyên nhân bệnh lý

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người
Ngủ hay vặn mình là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm

Trào ngược dạ dày thực quản

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ hay rướn mình khi ngủ có thể là do chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một căn bệnh thường gặp ở trẻ do hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị những chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài chứng rướn mình khi ngủ thì mẹ cũng thấy những biểu hiện rõ ràng khác của bệnh này như trẻ thường ọc sữa, biếng ăn, hay quấy khóc vô cớ, quấy đêm nhiều dẫn đến chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

Trẻ bị còi xương do thiếu canxi

Tình trạng thiếu canxi thường gặp ở những trẻ sinh non hoặc thiếu dinh dưỡng như không sữa mẹ không chất lượng, dị ứng với sữa hoặc không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời... gây nên hội chứng chân không yên khi ngủ.

Lúc này mẹ sẽ thấy những triệu chứng khó ngủ của trẻ như hay vặn mình, rướn mình, ngủ không sâu giấc, dễ bị kích động, thường quấy khóc về đêm, bị đổ mồ hôi trộm, ngủ gắt và nhạy cảm với âm thanh. Đồng thời mẹ cũng có thấy những biểu hiện của bệnh còi xương như chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển vận động. Trẻ thiếu những vi chất dinh dưỡng như magie, kẽm, sắt cũng có thể gây khó ngủ. 

Các bệnh lý nội khoa ở trẻ

Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa khác như viêm tai giữa, các bệnh về thần kinh, nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ khó thở, ngủ ngáy do đó trẻ ngủ không sâu giấc.

Viêm da dị ứng

Ngoài ra những bệnh như viêm da dị ứng khiến cho da trẻ bị ngứa ngáy, côn trùng chui vào tai cũng khiến trẻ khó chịu, hay cử động giật chân, hết chân này đến chân kia làm trẻ mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày, trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.

Nguyên nhân sinh lý

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người
Bú quá no hoặc quá đói cũng khiến trẻ ngủ hay vặn mình

Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh: Nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến cho trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Do trẻ quá no hoặc quá đói: Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ con non yếu nên nếu mẹ cho bú quá no sẽ khiến con khó ngủ, vặn mình và ọc sữa, ngược lại nếu trẻ đói, thiếu năng lượng cũng khiến cơ thể mệt mỏi, không đi vào giấc ngủ được khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. 

Tiểu tiện, đại tiện trong khi ngủ: Trẻ thường có biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người khi muốn rặn tiểu, đại tiện do cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện, khi cần vệ sinh sẽ khiến trẻ khó chịu, đỏ mặt và quấy khóc không ngủ được. Hoặc trẻ đi tiểu trong giấc ngủ làm ướt tã, bỉm làm trẻ khó chịu không ngủ được.

Các nguyên nhân thuộc về sinh hoạt hằng ngày

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người
Không phân bổ thời gian giấc ngủ hợp lý có thể khiến trẻ khó ngủ

Một số bé vì cha mẹ rất cưng chiều nên thường được cha mẹ bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ, lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Vì vậy nếu cha mẹ không còn còn thực hiện những hành động này nữa thì trẻ sẽ không ngủ được, từ đó thường xuyên cựa mình, rướn người và khóc to, ngủ không sâu giấc.

Không phân bổ thời gian giấc ngủ của trẻ hợp lý, thông thường trẻ cần ngủ nhiều giấc trong một ngày nhưng nếu giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài sẽ làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.

Môi trường xung quanh bé quá ồn ào như những tiếng nói chuyện thường ngày, tiếng xe cộ, tiếng tivi, máy giặt... Hoặc nếu trẻ tiếp xúc nhiều với các dụng cụ phát ra ánh sáng xanh như ipad, điện thoại, tivi, máy tính trước giờ đi ngủ thì cũng khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.

Nơi ngủ của bé bị thay đổi thường xuyên hoặc quá sáng, quá tối làm giảm sản xuất melatonin, một hormon của cơ thể đóng vai trò điều hòa nhịp sinh học của trẻ làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ.

Do điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, giường chiếu không sạch sẽ hoặc trẻ bị quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật chội làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ và gây ra phản ứng như vặn mình, gồng mình.

Thông thường triệu chứng vặn mình khi ngủ nếu do những nguyên nhân sinh lý hoặc thói quen thường ngày thì ba mẹ có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên nếu biểu hiện của trẻ nặng hơn như trẻ khó ngủ cả ngày lẫn đêm, vào cữ khuya trẻ hay thức giấc nhiều lần, người đổ nhiều mồ hôi, hay nôn trớ, ọc sữa, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu thì đây có thể là biểu hiện của trẻ bị bệnh và mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rướn người và giật mình trong những tháng đầu đời là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, nó thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi sau đó hết ngay lập tức do đó các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều.

Thế nhưng nếu hiện tượng rướn người và giật mình này diễn ra khá thường xuyên thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này cho trẻ.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và giật mình khi trẻ ngủ.

1.1 Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do sinh lý

  • Chỗ ngủ của trẻ quá sáng, không được thoải mái, ấm áp hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói bụng: Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bú chỉ bú được 1 lượng sữa ít, do vậy trẻ rất mau đói và cũng mau no. Những điều trên sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú.
  • Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn nhằm để tống hết sức các chất thải ra ngoài.
  • Do tã trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quanh người trẻ quá chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói bụng

1.2 Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do bệnh lý

  • Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến khiến trẻ hay vặn mình và giật mình khi ngủ.
  • Do trẻ mắc các bệnh lý về gan như vàng da làm cơ thể trẻ sản sinh bilirubin quá mức khiến não bộ của trẻ bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Hạ canxi huyết: Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị hạ canxi huyết. Khi trẻ bị hạ canxi huyết thường có các biểu hiện dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm, vặn mình và rướn người khi ngủ.
  • Các bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, hay vặn mình khi ngủ.
  • Khi da trẻ bị tổn thương, ngứa, nóng rát hoặc tai trẻ bị côn trùng chui vào trong lúc ngủ cũng khiến trẻ vặn mình.

Hiện tượng ngủ hay vặn mình, giật mình khi ngủ dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ của trẻ, làm cho trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để hạn chế tình trạng này các bậc cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ phòng ngủ của trẻ vừa đủ, không được quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Cho trẻ bú vừa đủ, không nên cho trẻ bú quá no hoặc đói.
  • Sử dụng các loại tã phù hợp với làn da của trẻ, mặc quần áo rộng rãi để trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ khi ngủ.
  • Mặc cho trẻ những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.
  • Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thay tã cho trẻ thường xuyên, không nên để tã quá ẩm ướt.
  • Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, hát ru, vỗ về, vuốt ve, âu yếm để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.
  • Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khi ánh sáng dịu nhẹ nhằm để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.

Mẹ của trẻ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn kiêng vì nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh lúc này hoàn toàn được cung cấp từ sữa mẹ, do đó khi người mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi, làm ảnh hưởng đến cả về thể chất và tinh thần của trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người

Lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ khi ngủ

  • Mặc cho trẻ những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.
  • Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thay tã cho trẻ thường xuyên, không nên để tã quá ẩm ướt.
  • Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, hát ru, vỗ về, vuốt ve, âu yếm để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.
  • Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khi ánh sáng dịu nhẹ nhằm để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.
  • Mẹ của trẻ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn kiêng vì nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh lúc này hoàn toàn được cung cấp từ sữa mẹ, do đó khi người mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi, làm ảnh hưởng đến cả về thể chất và tinh thần của trẻ.

Để con mình có được giấc ngủ ngon, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ các lý do khiến con mình hay rướn người, giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc để chữa trị cho trẻ một cách hiệu quả, giúp trẻ có thể được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.