Tại sao phương pháp dạy học là một nghệ thuật

Giảng dạy vừa có phần khoa học, vừa có phần nghệ thuật, và cả công nghệ nữa. Có lúc thì bạn sẽ cần khoa học giảng dạy hơn, lúc lại cần nghệ thuật giảng dạy hơn, lúc lại thực sự cần công nghệ giáo dục.

Khoa học của giảng dạy

Nó là khoa học ở chỗ có những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra làm thế này thì tốt làm thế khác thì dở. Hành động giáo dục dựa trên những sự thật được khoa học kiểm chứng. Khoa học ở đây chủ yếu bao gồm khoa học nhận thức, thần kinh học, tâm lí học, xã hội học giáo dục. Lấy ví dụ, các nhà nghiên cứu nói là việc dùng highlighter để bôi chỗ này gạch chân chỗ kia chả có tác dụng gì cả. Hay cái việc rất nhiều giáo viên thích làm là tóm tắt ý chính trong bài thực ra cũng ít tác dụng. Nếu biết những chuyện đó, thì giảng viên sẽ thôi không dùng mấy phương pháp không hiệu quả nữa.

Nó là công nghệ ở chỗ người ta thậm chí đã đẻ ra được một giải pháp kĩ thuật để trẻ con có thể đi từ chưa biết gì đến với các mục tiêu giáo dục một cách tương đối chắc chắn. Quy trình học tập tiêu chuẩn để ai thực hiện quy trình đó cũng có kết quả dự đoán được. Học lập trình trên Code.org chả hạn. Trẻ con cứ thế mà kéo thả, giáo viên chỉ cần theo dõi xem thỉnh thoảng nó vướng ở chỗ nào để thúc đẩy việc học. Đôi khi chỉ cần dừng học sinh lại một chút để giúp nó thu hoạch trước khi đi tiếp. Giáo viên không cần giảng giải gì nhiều. Thực ra, với trẻ con, càng giảng giải càng chết dở. Nhất lại là những If, For, Function.., quá khó để giảng, còn làm (như chơi) thì lại thực hiện được. Code.org đưa ra một giải pháp kĩ thuật để trẻ con có được tư duy cơ bản về computational thinking. Từng nội dung được thiết kế nhỏ để trẻ làm việc, từng chức năng của phần mềm được cân nhắc để việc làm đó được thực hiện dễ dàng, bên cạnh các chức năng để trợ giúp sự hướng dẫn từ người giáo viên. Đó chính là công nghệ giáo dục. Hay nói khác đi là một giải pháp giáo dục được thúc đẩy bởi công nghệ. Liệu có công nghệ dạy Scrum không? Có công nghệ dạy Java không? Có công nghệ dạy Kanban không? Có công nghệ dạy OKR không?

Nghệ thuật của giảng dạy

Nó là nghệ thuật ở chỗ, kể cả khi có quy trình tốt, dựa trên nguyên lí khoa học, thì người này làm vẫn không mang lại kết quả hoàn toàn giống người kia. Một giảng viên thạo việc sẽ triển khai một bài giảng được thiết kế sẵn hơi khác so với sinh viên sư phạm tập sự. Đôi khi bạn sẽ phải nói chuyện văn chương trước khi bắt đầu dạy code. Có lúc bạn lại phải bật nhạc rock lên trước khi bắt đầu một bài học chứ không phải là kể chuyện tiếu lâm. Khi nào, cái gì, với ai, ở đâu, bao nhiêu, như thế nào. Đó thực sự là nghệ thuật (art), hoặc chí ít ra là crafts. Bạn sẽ phải dùng wisdom, dùng trực giác – những thức được xây lên bằng trải nghiệm của chính bạn.

Khoa học thường thao tác trong những điều kiện rất giới hạn, không có bối cảnh. Công nghệ thường chỉ đề ra được một vài đường đi “tiêu chuẩn” (Nhưng trong nhiều lĩnh vực, với sự lên ngôi về AI và sự sẵn sàng về Data thì có thể nó sẽ không còn như vậy nữa). Trong khi đời sống đa dạng quá, đến mức “ngoại lệ” có khi lại là phần đa. Đến lúc ấy, thì sự khéo léo và linh hoạt của người giáo viên thạo nghề được tích lũy qua nhiều năm học hỏi và phản tỉnh sẽ phát huy tác dụng. Giảng viên học nghề dựa vào khoa học và công nghệ sẽ rút ngắn được nhiều thời gian bỡ ngỡ. Nhưng để tiến tới người giáo viên đỉnh cao, phần nghệ thuật của giáo dục sẽ phải phát huy vai trò của nó. Giáo viên sẽ luôn có chỗ đứng của mình, dù sống ở thế hệ Công nghiệp 1.0 hay 4.0.

Thử nhìn lại xem, bạn dùng được bao nhiêu khoa học, bao nhiêu công nghệ, bao nhiêu nghệ thuật trong bài giảng của mình rồi?

Mortimer J. Adler, Ph.D.

Socrates đã đưa ra một nhận định sâu sắc và căn bản về bản chất của giảng dạy khi so sánh nghệ thuật giảng dạy với nghề bà đỡ đã có từ lâu đời. Cũng giống như bà đỡ giúp cho bà mẹ sinh con, người thầy giúp cho tâm trí [của học sinh] tự tìm ra ý tưởng, kiến thức, và sự hiểu biết. Khái niệm cơ bản ở đây là: giảng dạy là một nghệ thuật có vai trò giúp đỡ khiêm tốn mà thôi. Người thầy không sản xuất ra kiến thức hay nhồi nhét những tư tưởng vào tâm trí trống rỗng và thụ động của học sinh. Chính người học, chứ không phải người dạy, mới là người sản xuất đóng vai chính trong sự sản xuất kiến thức và ý tưởng.

Người xưa đã phân biệt những kỹ năng của y sĩ và nông gia với kỹ năng của người thợ đóng giày hay thợ xây nhà. Aristotle gọi nghề thuốc và nghề nông là những nghệ thuật hợp tác, bởi vì những nghề này phụ với thiên nhiên để đạt đến những kết quả mà thiên nhiên có thể tạo ra. Giày dép và nhà cửa không thể thành hình được nếu không có bàn tay của con người; nhưng cơ thể con người vẫn đạt được sự khỏe mạnh mà không cần đến y sĩ, cây cỏ và thú vật vẫn lớn được mà không cần có bàn tay của nông gia. Tay nghề của y sĩ và của nông gia chỉ giúp cho sức khỏe và sự tăng trưởng được chắc chắn và đều đặn mà thôi.

Giảng dạy, giống như làm ruộng và chữa bệnh, là một nghệ thuật hợp tác giúp cho thiên nhiên làm những điều “tự nhiên,” và khi có sự hợp tác này thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn. Chúng ta đã học được nhiều điều mà không có thầy nào dạy hết. Có những cá nhân kiệt xuất đã có được sự hiểu biết sâu rộng mà chỉ được đi học rất ít. Nhưng đối với đa số chúng ta, tiến trình học sẽ chắc chắn hơn, bớt nhọc nhằn hơn nếu được người thầy giúp đỡ. Sự hướng dẫn có phương pháp của thầy cô giúp cho việc học của ta – nhấn mạnh là của ta và do ta – dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Giảng dạy có một khía cạnh căn bản nhưng lại không nằm trong hai nghệ thuật hợp tác thuận theo với bản chất của thiên nhiên. Đó là, giảng dạy luôn luôn liên quan đến một mối quan hệ giữa tâm trí của hai người. Thầy cô không chỉ là một quyền sách biết nói, một cái máy ghi và phát âm vô hồn, truyền tải thông tin đến một khán giả vô danh nào đó. Người thầy đối thoại với học sinh của mình. Cuộc đối thoại này khác xa một “cuộc nói chuyện,” vì phần lớn những gì được giảng dạy là những điều được truyền đi một cách vô thức trong cuộc trao đổi giữa thầy và trò. Ta có thể có kiến thức từ bách khoa từ điển, từ những băng ghi âm, từ những chương trình truyền hình, nhưng không có được thành tố vô hình này, một thành tố luôn luôn hiện hữu trong mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.

Đây là mối liên hệ hai chiều. Thầy trao và trò nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn. Người đi học được gọi là “học trò” vì chấp nhận và đi theo “học khoa” do người thầy đề ra để rèn luyện tâm trí của mình. Điều này chẳng phải là một sự quy phục thụ động trước một quyền uy độc đoán, mà là sự chủ động thu nhận của người học trò về những điều hướng dẫn do người thầy đề ra. Một người học trò giỏi xem vai trò của người thầy cũng giống như vai trò của cha mẹ, là phương tiện để đi tới sự trưởng thành và độc lập của chính mình. Một người học trò ngỗ nghịch, từ khước sự giúp đỡ của người thầy, là tự làm hại lấy mình và làm phí phạm đi thời giờ học tập.

Nói một cách giản dị và theo nghĩa rộng nhất, người thầy chỉ cho học trò cách phân biệt, đánh giá, phán đoán, và nhận thức được đâu là sự thực. Người thầy không áp đặt một khối những tư tưởng hay giáo điều cứng nhắc và bắt học trò phải học thuộc lòng. Người thầy dạy cho học sinh của mình biết cách học và suy nghĩ do chính mình. Người thầy khuyến khích chứ không ngăn chặn những đáp ứng thông minh và có tính cách phê phán của học sinh.

Sự đáp ứng trước những điều hướng dẫn của người thầy và sự phát triển tâm trí của học trò chính là phần thưởng thích đáng duy nhất cho công sức yêu thương của người thầy. Giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác và một thiên chức cao cả, được hiến dâng để làm tốt cho người. Đó là một hành vi cực kỳ độ lượng. Thánh Augustine gọi đó là hành động của lòng nhân đức vĩ đại nhất.

© Học Viện Công Dân 2010

Nguồn: http://radicalacademy.com/adlerteaching2.htm

Phương pháp dạy học là một khái niệm được sử dụng nhiều trong hoạt động dạy và học hiện nay. Vậy phương pháp dạy học là gì? Có những phương pháp và kỹ thuật dạy học nào được đánh giá mang lại hiệu quả cao, hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Tại sao phương pháp dạy học là một nghệ thuật

Phương pháp dạy học là khái niệm được sử dụng nhiều trong hoạt động dạy và học hiện nay

1. Phương pháp dạy học là gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, hoàn toàn chưa có một định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học là gì. Một số quan niệm định nghĩa rằng “Phương pháp dạy học chính là cách thức làm việc giữa người dạy và người học, thông qua đó giúp người học có thể nắm vững đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo nhằm hình thành nên năng lực và thế giới quan”.

Tuy nhiên, quan niệm khác lại định nghĩa rằng “Phương pháp dạy học thực ra là các hình thức kết hợp về hoạt động của người dạy và người học với mục tiêu hướng vào một việc để cùng đạt được một mục đích nào đó”.

Tại sao phương pháp dạy học là một nghệ thuật

Phương pháp dạy học là hình thức kết hợp về hoạt động của người dạy và người học

Trong 2 quan niệm này, quan niệm thứ nhất nhận được sự đồng thuận của rất nhiều người. Tuy nhiên, vì không hiểu về hai từ “cách thức” nên dẫn đến việc có nhiều phương pháp khác nhau. Để hiểu đúng phương pháp dạy học là gì, nhất định phải phân biệt nó với khái niệm thủ pháp dạy học, phương pháp luận, môn học phương pháp và hình thức dạy học.

  • Khái niệm về thủ pháp dạy học được hiểu là các thao tác bộ phận trong một phương pháp dạy học cụ thể nào đó. Ví dụ: Nếu muốn thực hiện phương pháp phân tích ngôn ngữ thì những thao tác cần thiết sẽ phải sử dụng là phân tích, so sánh hoặc là tổng hợp, đối chiếu…
  • Phương pháp luận: Có thể được hiểu ở hai phương diện.
    • Thứ nhất: Phương pháp luận là các học thuyết về phương pháp khoa học nói chung. Dựa theo cách hiểu này thì phương pháp luận chính là triết học của Mác và Lê Nin.
    • Thứ hai: Phương pháp luận chính là việc tổng hợp lại các cách thức, phương pháp để tìm tòi ý nghĩa như là các tư tưởng về hoạt động chỉ đạo, các tiền đề lý luận về phương pháp nghiên cứu thuộc một ngành khoa học.
  • Khái niệm môn học phương pháp được hiểu là bộ môn chuyên đảm nhiệm việc nghiên cứu về quá trình dạy và học của một môn học nào đó. Nó gồm các hoạt động nghiên cứu về đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của môn học, nguyên tắc xây dựng chương trình học, cách thức thiết kế và tổ chức quá trình dạy học của từng đơn vị kiến thức nhỏ trong môn học,…
  • Khái niệm hình thức dạy – học được định nghĩa là các cách thức để hiện thức hóa và hành động hóa phương pháp dạy học, thủ pháp dạy học.

Tại sao phương pháp dạy học là một nghệ thuật

Thủ pháp dạy học là các thao tác bộ phận trong phương pháp dạy học nào đó

2. So sánh phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

2.1 Thủ pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học là gì? Thủ pháp dạy học là gì? Đây là 2 câu hỏi mà người ta thường đặt song song với nhau. Nếu phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa người dạy và người học, thì thủ pháp dạy học lại là các cách thức được sử dụng nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong một phương pháp cụ thể. Hay nói một cách khác, thủ pháp dạy học chỉ việc thao tác các bộ phận trong một phương pháp dạy học.

2.2 Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

Ranh giới của phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học rất gần nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rõ một điều là khái niệm của phương pháp dạy học rộng hơn, bao quát hơn, còn thủ pháp dạy học lại hẹp hơn. Nếu phương pháp dạy học chú ý đến cả một quá trình thì thủ pháp dạy học lại chỉ chú ý đến một thời điểm nào đó trong suốt thời gian diễn ra quá trình đấy.

3. 3 bình diện của phương pháp dạy học

3.1 Quan điểm về phương pháp dạy học

Quan điểm dạy học chính là các định hướng có tính chiến lược, cương lĩnh và nó chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học. Một số quan điểm về phương pháp dạy học phổ biến hiện nay như dạy học lấy người học làm trung tâm, dạy học nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác của học sinh,…

Tại sao phương pháp dạy học là một nghệ thuật

Quan điểm dạy học là các định hướng và là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học

3.2 Phương pháp dạy học cụ thể

Phương pháp dạy học chính là hình thức, cách thức hoạt động giữa người dạy và người học nhằm đạt được các mục tiêu dạy học xác định. Đồng thời, phải đảm bảo phù hợp với nội dung và các điều kiện dạy học cụ thể.

Phương pháp dạy học cụ thể bao gồm đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình,…

3.3 Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật dạy học chính là các biện pháp, cách thức hoạt động của giáo viên với mục đích thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình dạy học hiệu quả.

Các kỹ thuật dạy học phổ biến bao gồm chia nhóm, giao nhiệm vụ, các mảnh ghép, khăn trải bàn, kỹ thuật hỏi chuyên gia,…

Tại sao phương pháp dạy học là một nghệ thuật

Có nhiều kỹ thuật dạy học mà giáo viên có thể áp dụng trong hoạt động giảng dạy

4. Một số đặc điểm của phương pháp dạy học

  • Phương pháp dạy học giúp thực hiện các mục tiêu của việc dạy học.
  • Là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học.
  • Bao gồm hai mặt, mặt bên trong và mặt bên ngoài.
  • Có được sự thống nhất về logic trong nội dung dạy và logic về tâm lý nhận thức.
  • Có tính khách quan và cả tính chủ quan.
  • Chịu sự chi phối trực tiếp từ nội dung và mục đích của hoạt động dạy học.
  • Có được sự thống nhất của các cách thức hành động và phương tiện dạy học.
  • Hiệu quả được quyết định bởi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người dạy.
  • Ngày càng có sự hoàn thiện và không ngừng phát triển để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học.

Hy vọng với những thông tin mà Hachium đã chia sẻ, bạn đã có được đáp án phù hợp nhất với câu hỏi “Phương pháp dạy học là gì?”. Đồng thời, hiểu rõ hơn về thủ pháp dạy học, các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học, từ đó áp dụng vào trong công tác giảng dạy giúp quá trình dạy và học trở nên hiệu quả hơn.