Tại sao chùa hương đông

Ngoài sự linh thiêng tự ngàn xưa, chùa lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.

Chùa Hương khai hội vào mùng 6 Tết hàng năm, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đến nay, Chùa Hương và lễ hội nơi đây đang giành 5 cái nhất của thiên hạ. Đầu tiên là tự ngày xưa chùa Hương đã được Vua ban tặng: “Nam thiên đệ nhất động”, nơi đây còn là lễ hội dài nhất (kéo dài 3 tháng). Đây là lễ hội có đông người tham dự nhất nước ta và suối Yến đã ghi lập kỷ lục có nhiều đò, ghe nhất để chở du khách vào chùa. Và cuối cùng, chùa Hương là địa danh có nhiều bài thơ tình, ý nhị, nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Nguyễn Nhược Pháp...

Tại sao chùa hương đông

Du khách trẩy hội Chùa Hương. Ảnh: Công Hùng

Du khách tới đây không chỉ được cầu an, vãn cảnh chùa mà còn để thưởng thức phong cảnh đẹp không nơi nào có được. Phong cảnh nơi đây tựa như một bức tranh thủy mặc, không chỉ là nơi để cầu tụng mà còn là địa điểm lý tưởng để bạn dành ra những phút giây thư giãn thoát khỏi cuộc sống mưu sinh đời thường.

Đến đây, người ta sẽ nhớ ngay đến bài thơ “Rau sắng chùa Hương” của Tản Đà. Đó là vào mùa Xuân năm 1922, trong hoàn cảnh túng thiếu, ông không đi hội chùa Hương được, ngồi ở Hà Nội, nhớ hội chùa, nhớ rau sắng (sản vật nổi tiếng ở chùa Hương), ông làm bài thơ tự tình: “Muốn ăn rau Sắng chùa Hương/ Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa/ Mình đi ta ở lại nhà/ Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm”.

Chùa Hương nhộn nhịp mùa lễ hội đầu năm, nhưng khá nhiều người đến chùa vào dịp đầu Hạ hoặc mùa Thu - thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10. Thay vì chen chúc kéo nhau đi lễ chùa, đi dạo hội du khách sẽ có thời gian để thả hồn vào bức tranh thiên nhiên yên tĩnh hữu tình và trầm mặc, điểm xuyết thêm vài chiếc thuyền lãng đãng trôi trên mặt nước, cảnh tượng thanh tịnh đến lạ kỳ.

Vẻ đẹp thiên tạo đầu tiên có lẽ phải kể đến suối Yến, con suối có nét đặc thù riêng ở một địa danh hấp dẫn, dòng suối Yến như tà áo dài của người phụ nữ Việt buông nhẹ giữa hai bên núi. Hoa súng, hoa lau đua nhau khoe sắc, lấp ló hai bên bờ những ngọn núi trùng điệp mà thiên nhiên ban tặng vô tình được con người đặt cho cái tên gọi: Núi Ngũ Nhạc, Núi Voi Phục, Núi Mâm Xôi…

Bốn mùa trong năm, đường tới chùa thật đẹp. Hai bên đường là bãi mía, nương dâu xanh ngắt một màu. Tên là Bến Đục, nhưng nước lại trong veo. Con thuyền nhỏ, khoan thai lướt trên suối Yến đưa chúng tôi vào Thiên Trù, rồi ngược đà núi lên chùa Hương Tích, thi thoảng mới gặp người cùng đi hoặc người ngược xuống, lúc gặp nhau tay để trước ngực, miệng đọc câu: A Di Đà Phật, một cách cung kính lễ phép. Đường núi lên chùa thật thanh tịnh, linh thiêng, huyền bí, và tĩnh lặng, nghe được cả tiếng chuông, tiếng mõ đâu đó vẳng ngân, đúng như Chu Mạnh Trinh đã viết về chùa Hương: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái/ Lững lờ khe nước, cá nghe Kinh”.

Nói đến quần thể di tích chùa Hương, người ta cũng không nhắc đến động Hương Tích. Ngay lối xuống hang có cổng lớn, trên cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá, vách động có năm chữ Hán có nghĩa là "Nam thiên đệ nhất động" được khắc từ năm 1770, được cho là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739 - 1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Cửa động Hương Tích có lối lên Trời, lối xuống Âm Phủ. Nơi đây là điểm hội tụ nhiều cảnh đẹp của chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Kình với chim ca, vượn hót, tiếng suối róc rách như bản hòa tấu muôn màu sắc và thanh âm của thiên nhiên. Trong động, nhũ đá có các hình thù đa dạng, những “dòng sữa mẹ” tinh khiết chảy giọt từ trên khe đá xuống hòa vào không gian tĩnh lặng mùa Thu cũng là một trải nghiệm thú vị.q

17/02/2021   18:00 (GMT+07:00)

Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một "phiên bản" của chùa Hương Tích (Hà Tĩnh). Theo ông Bùi Văn Nguyên, nguyên Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN, chùa Hương được chúa Trịnh xây dựng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn.

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Tại sao chùa hương đông

Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là…

A. Chùa Trong

Đáp án chính xác là Chùa Trong. Chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán "Nam thiên đệ nhất động" khắc năm 1770. Ngoài ra, động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

B. Chùa Cả

C. Chùa Thiên Trù

Tại sao chùa hương đông

Tại sao chùa Hương khai hội ngày mùng 6 tháng Giêng?

A. Là ngày khánh thành chùa

B. Vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương, hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa

Đáp án: Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Sau này, nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.

Tại sao chùa hương đông

Ai là người cho đề khắc năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (Động đẹp nhất trời Nam) lên cửa động Hương Tích?

A. Thiền tăng Đạo Nhẫn Chân Nhân, vốn trụ trì chùa Hương

B. Vua Lê Huy Tông

C. Chúa Trịnh Sâm

Đáp án chính xác là chúa Trịnh Sâm. Vách động Hương Tích có năm chữ Hán "Nam thiên đệ nhất động" khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Tại sao chùa hương đông

Chùa Hương Tích ở Hà Nội là bản gốc hay là phiên bản của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)?

A. Bản gốc

B. Phiên bản

Đáp án là "phiên bản". Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một "phiên bản" của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ - Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân, do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích.

 

Tại sao chùa hương đông

Bài thơ Chùa Hương nổi tiếng với những câu “Hôm qua đi chùa Hương/ Hoa cỏ mờ hơi sương/ Cùng thầy me em dậy/ Em vấn đầu soi gương…” là của ai?

A. Tản Đà

B. Nguyễn Nhược Pháp

Đáp án chính xác là Nguyễn Nhược Pháp. Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12/12/1914, quê làng Phượng Vũ – Phú Xuyên – Hà Tây. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp viết báo, làm thơ, truyện ngắn và kịch. Thi phẩm Chùa Hương của ông ra đời năm 1934, sau khi ông cùng bạn đi trẩy hội, gặp bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm vừa bước lên những bậc đá vừa niệm Phật. Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn chàng thi sĩ. Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp không sao chợp mắt được. Hình ảnh cô gái chân quê đi chùa Hương khiến ông xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu tươi vui, hình ảnh ngộ nghĩnh.

C. Trần Văn Khê

Phương Chi 

Tại sao chùa hương đông

Thử tài với 10 câu đố vui thông minh

Xin mời các bạn cùng thử tài với 10 câu đố vui sau nhé. Nếu trả lời đúng tất cả, bạn quả là người rất hài hước và thông minh.

Tại sao chùa hương đông

Đây là bài kiểm tra IQ hóc búa, những người thông minh cũng khó lòng vượt qua

Để trả lời đúng những câu hỏi IQ này, bạn cần có vốn hiểu biết sâu rộng cùng khả năng tư duy logic.

Tại sao chùa hương đông

Ngôi chùa nào sở hữu nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam?

Chùa chiền ở Việt Nam còn là nơi lưu giữ những dấu tích đặc sắc về kiến trúc, văn hóa, lịch sử...

tin nổi bật

Tại sao chùa hương đông

Cuộc đời của người có IQ cao nhất mọi thời đại

Cho tới nay, William James Sidis (1898-1944) vẫn được coi là người có chỉ số IQ cao nhất mọi thời đại với kết quả khoảng 250-300. Ông từng được truyền thông thế giới đặt kỳ vọng rất cao.

Tại sao chùa hương đông

Thử tài hiểu biết của bạn về bầu cử Quốc hội

Quốc hội khóa VI quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?.. Hãy thử trả lời các câu hỏi xem bạn biết gì về bầu cử Quốc hội ở nước ta nhé.