Tác phẩm khoa học là gì

Theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước. Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Pháp luật về quyền tác giả ở nhiều quốc gia có sự phân biệt các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học với nhau.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.

Tác phẩm khoa học là gì
Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung

Tuy nhiên, nguyên tắc chung này cũng có một số ngoại lệ, cụ thể những sản phẩm trí tuệ của con người không được thể hiện dưới một hình thức thể hiện cụ thể nào, như là các ý kiến hoặc phương pháp đơn thuần, hoặc các tác phẩm luật và các quyết định hành chính hoặc tin tức hàng ngày nói chung được loại trừ ra khỏi sự bảo hộ quyền tác giả. .

Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Việt Nam, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Theo quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin: là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo
  • Văn bản hành chính, bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Tác phẩm là gì và các loại tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả? Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại những bài viết của Phan Law trên trang https://phan.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức sau:

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) chỉ sử dụng và đề cập đến thuật ngữ “quyền tác giả” chứ không sử dụng thuật ngữ “bản quyền”. Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) định nghĩa: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Tuy nhiên, trên thực tế thuật ngữ “bản quyền” được sử dụng phổ biến hơn nhiều, và có thể thấy cơ quan chịu trách nhiệm về quyền tác giả có tên là: “Cục Bản quyền tác giả”! Thực chất, hai thuật ngữ này mang giá trị và nội dung tương đương nhau. Sự khác nhau của hai thuật ngữ này có thể xét đến lịch sử hình thành. Hai từ xuất phát từ hai hệ thống pháp luật khác nhau: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law).

Theo đó, dựa trên nền tảng xã hội thực tiễn, hệ thống Civil Law chú trọng những giá trị truyền thống, chú trọng và tập trung bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm của hộ sáng tác và sử dụng thuật ngữ “quyền tác giả”. Ngược lại, đối với hệ thống Common Law, chú trọng hơn về giá trị thương mại thực tiễn mà tác phẩm mang lại cho chủ sở hữu và sử dụng thuật ngữ “bản quyền” – Copyright.

Như vậy, dù sử dụng thuật ngữ nào thì nội dung thể hiện vẫn không hề khác nhau. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cách sử dụng mà bạn cảm thấy thích hợp với mình nhất. Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức sau:

Từ khi sinh ra chúng ta đã được làm quen và biết đến rất nhiều tác phẩm. Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học đã được nhà xuất bản ấn định trên một hình thái vật chất hoặc đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình thức nhất định theo quy định của pháp luật. Tác phẩm là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống, nét đẹp con người và bản sắc dân tộc, không những thế còn thể hiện tư tưởng tiến bộ và khơi gợi tình yêu thương giữa con người với con người. Việc đưa ra các quy định về tác phẩm đã góp phần bảo tồn các tác phẩm đó cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của những tác giả người đã sáng tác ra tác phẩm.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Khái quát chung về tác phẩm:

Khái niệm tác phẩm:

– Theo nghĩa rộng: thì khái niệm tác phẩm được hiểu là sản phẩm trí tuệ của công dân viết ra, tạo ra. Đó là tác phẩm do chính con người viết ra hoặc tạo ra bằng tài năng trí tuệ của mình. Tác phẩm là sáng tạo trí tuệ của công dân là tác giả. Với cách hiểu này thì tác phẩm được hiểu là tất cả những sáng tạo trí tuệ nguyên thủy, được thể hiện dưới 1 hình thức có thể tái tạo được

– Theo nghĩa hẹp: tác phẩm được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học đã được ấn định trên 1 hình thái vật chất hoặc đã được thể hiện ra ngoài thông qua hình thức nhất định

– Trong luật sở hữu trí tuệ: Phạm vi và tính chất các tác phẩm được bảo hộ theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 rất rộng, không những là tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm tái sinh cũng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra tác phẩm đó không gây phương hại đến quyền tác giả đỗi với tác phẩm được dùng để tạo ra tác phẩm phái sinh

Theo quy định tại khoản 7, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định nội dung sau:

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học thực hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”. Sản phẩm của lao động trí tuệ được thừa nhận là tác phẩm và được bảo hộ phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Thứ nhất, tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo.

+ Thứ hai, tác phẩm phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thực hiện thông qua hình thức nhất định.

Xem thêm: Hoạt động ngân hàng là gì? Khái quát về hoạt động ngân hàng?

+ Thứ ba, tác phẩm phải thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.

Phân loại tác phẩm:

– Dựa theo lĩnh vực sáng tạo: có tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học

– Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm: có tác phẩm gốc nguyên sinh, tác phẩm phái sinh (trong đó có: tác phẩm dịch thuật, tác phẩm phóng tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể), tác phẩm tuyển tập, tác phẩm hợp tuyển

Tóm lại, tác phẩm bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại lại mang những đặc trưng riêng và tùy từng loại mà bắt buộc phải định hình thông qua một hình thái vật chất nhất định hoặc không bắt buộc.

2. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ:

Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đưa ra quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tùy bút, hồi kí, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc, công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác.

Tác phẩm được bảo hộ còn bao gồm các tác phẩm được thể hiện bằng các kí tự khác thay cho chữ viết như chữ nổi chó người khiếm thị, kí hiệu tốc kí và các kí hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

Xem thêm: Thương mại quốc tế là gì? Đặc điểm và khái quát về thương mại quốc tế?

– Các bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác: Đây là các tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ngoài ra còn các tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện. Tuy nhiên, bài giảng, bài phát biểu chỉ được coi là tác phẩm nếu được ghi âm lại hoặc được lưu hành dưới dạng văn bản.

– Tác phẩm sân khấu được pháp luật nước ta bảo hộ: Là một loại tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, bao gồm kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự: Đây là những tác phẩm được các tác giả hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu úng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên chất liệu nhất định và có thể truyền đến công chúng bằng các thiết bị kĩ thuật, công nghệ, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác như phim truyền hình, video.

– Các tác phẩm nhiếp ảnh: Là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kĩ thuật nào (thông qua phương pháp hoá học, kĩ thuật số hoặc phương pháp khác).

– Tác phẩm báo chí: Là tác phẩm được thể hiện thông qua các thể loại ghi nhanh, phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, kí báo chí… được truyền đến công chúng qua sóng điện từ hoặc các trang báo, tạp chí, bao gồm báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử hoặc các phương tiện khác bằng các ngôn ngữ khác nhau.

– Tác phẩm âm nhạc: Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng.

– Tác phẩm kiến trúc: Là các bản vẽ thiết kế ngôi nhà, công trình xây dựng khác, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, cóng trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đổ thị, khu chức năng đô thị, khu dân Cư nông thôn. Trong đó mồ hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.

– Tác phẩm tạo hình, mĩ thuật, ứng dụng, bao gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc, mĩ thuật ứng dụng hoặc các hình thức tương tự.

Xem thêm: Khái quát về điều hành công sở và cải cách hành chính nhà nước

– Các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.

– Các chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: Được hiểu là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo ngôn ngữ lập trình nhất định và các tệp dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì để thực hiện được nhiệm vụ đề ra, có thể được cài đặt như một phần mềm của máy tính hoặc có thể sắp xếp dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, đĩa CD-ROM.

– Tác phẩm phái sinh, bao gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Đây là các tác phẩm được tạo ra từ các tác phẩm đã có. Các tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Ta nhận thấy, phạm vi và tính chất các tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 là rất rộng, không những là tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm phái sinh cũng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra tác phẩm đó không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Các sản phẩm trí tuệ này chỉ được công nhận là tác phẩm khi chúng đã được ấn định trên hình thái vật chất hoặc đã được thể hiện ra bên ngoài bằng bất kì phương tiện hay hình thức nhất định nào đó đủ để người khác có thể biết tới tác phẩm va tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật.

Chính bởi vì thế, các kết quả của hoạt động lao động sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng, chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không thể nhận biết được nên chưa được coi là tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm muốn được nhà nước thừa nhận và bảo hộ thì nội dung của nó phải không trái với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

3. Điều kiện để tác phẩm được bảo hộ:

Để tác phẩm được bảo hộ, tác phẩm đó cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

– Thứ nhất: Tác phẩm phải là kết quả của hoạt động sáng tạo:

Xem thêm: Thuế xuất khẩu là gì? Khái quát về thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu?

Chất lượng nội dung của tác phẩm là một vấn đề quan trọng đối với chính tác phẩm cùng với tác giả của nó. Những tác phẩm có nội dung phong phú và chất lượng cao sẽ được nhiều người đón nhận và sẽ có sức sống mãi với thời gian. Để tác phẩm đạt được điều đó, tác giả của nó phải là người có tài năng trong lao động sáng tạo.

Tác phẩm đã được tạo ra dù có nội dung với chất lượng thế nào đều được pháp luật nước ta thừa nhận, miễn là tác phẩm đó mang tính sáng tạo. Quy định của pháp luật về tính sáng tạo của tác phẩm ở các nước khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau về mức độ nhưng nhìn chung đều là yêu cầu về tính mới của tác phẩm

– Thứ hai: Tác phẩm phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định:

Những ý tưởng, những kết quả lao động sáng tạo của một người đã có nội dung cụ thể nhưng họ chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có cơ sở thừa nhận và bảo hộ đối với tác phẩm đó.

Như vậy, ta nhận thấy, kết quả lao động sáng tạo về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học của một người chỉ được thừa nhận khi kết quả đó đã được thể hiện ra bên ngoài bằng các hình thức nhất định do pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Khi một người cho rằng tác phẩm mà người khác đã công bố là kết quả lao động của mình thì các đối tượng đó cần phải chứng minh kết quả đó đã được họ thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định vào thời điểm trước khi người khác công bố tác phẩm.

– Thứ ba: Tác phẩm phải thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học:

Pháp luật nước ta ghi nhận lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mọi công dân. Sản phẩm do lao động tạo ra rất phong phú, trong đó, lao động thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội được thể hiện thông qua các loại hình tác phẩm. Chính bởi vì vậy, kết quả của lao động chỉ được coi là tác phẩm nếu lao động đó được thực hiện trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học.

Tác phẩm có nghĩa là gì?

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng phương tiện nào đó; không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào.

Tác phẩm văn học là gì ví dụ?

Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể; có thể được tạo thành bằng văn vần (và thơ) hoặc văn xuôi; và được xếp vào các thể loại nhất định (như tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, ký, tùy bút) hay một thể tài văn học nhất định (như hài ...

Ý nghĩa của tác giả là gì?

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (theo Điều 6 mục quyền tác giả trong nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ). Tác giả có thể đồng thời chủ sở hữu quyền tác giả. Lưu ý, tác giả chỉ có thể cá nhân, không thể tổ chức.

Ý nghĩa của văn học là gì?

Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường.