Taại sao top 4 không được cộng điểm năm 2024

Đang ngồi ôn bài ở phòng học, Nguyễn Thị Nga (học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Thái Bình) thấy chuông báo tin nhắn báo liên hồi. Các bạn trong lớp của Nga đang bàn luận về quy định mới liên quan tới cộng điểm ưu tiên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố.

“Lúc mới đọc, em hoang mang vì tưởng quy định mới áp dụng từ năm nay. Khi biết sẽ áp dụng từ năm 2023 thì bản thân mới thở phào nhẹ nhõm, nhưng lại thấy thương các em khóa sau.

Ai cũng vất vả học tập cả, nhưng chỉ vì điểm cao mà bị giảm điểm cộng ưu tiên (vốn là điểm bù đắp cho những thí sinh học ở nơi có điều kiện khó khăn hơn) thì thật vô lý”, Nga bày tỏ quan điểm.

Taại sao top 4 không được cộng điểm năm 2024

Em Nguyễn Thị Nga (Ảnh: NVCC)

Không may mắn được “thở phào nhẹ nhõm” như Nga, Lê Thị Thanh Huyền (học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông Nghi Lộc 3, Nghệ An) là một trong rất nhiều em học sinh - lứa học sinh có thể sẽ được áp dụng cách tính điểm ưu tiên trong kỳ thi năm 2023.

Huyền buồn rầu chia sẻ: “Em thấy cách cộng điểm mới thật khó hiểu khi những nỗ lực để đạt điểm cao lại không được khuyến khích, ngược lại học tốt hơn lại bị bớt đi quyền lợi.

Em ở khu vực 2-NT, nếu theo quy định cũ thì sẽ được cộng 0,5 điểm. Tuy nhiên nếu điểm thi trên 22,5 điểm thì em sẽ không được cộng trọn vẹn 0,5 điểm nữa, thật tréo ngoe.

Theo em, để tránh hiện tượng điểm cao mà vẫn trượt đại học như một vài năm gần đây phần thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên ra đề thi có tính phân hóa rõ rệt hơn thay vì đưa ra cách điểm ưu tiên phức tạp như dự kiến”.

Cách tính điểm ưu tiên kiểu mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề

Chia sẻ về vấn đề này, thầy giáo Trương Tuấn Linh (giáo viên dạy Hóa học, thành phố Vinh, Nghệ An) bày tỏ sự đồng cảm với tâm trạng lo lắng của học sinh.

Taại sao top 4 không được cộng điểm năm 2024

Thầy Trương Tuấn Linh (Ảnh: NVCC)

Liên quan tới tranh luận về việc giảm điểm cộng ưu tiên khu vực với thí sinh điểm càng cao, thầy Linh bày tỏ: “Theo quan điểm cá nhân của tôi, quy chế cộng điểm mới chỉ là cách làm giải quyết phần ngọn của vấn đề, giải quyết tình thế.

Theo cách tính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một thí sinh được 23,5 điểm sẽ được cộng điểm ưu tiên ít hơn so với thí sinh được 23,45. Trong trường hợp này cho thấy, thay vì động viên thì Bộ đã “phạt” em ấy bằng cách cộng ít điểm hơn, cứ như thể việc được điểm cao là một “lỗi” vậy.

Cách tính điểm ưu tiên này khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện ai lương càng cao thì phải đóng thuế càng lớn.

Theo lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cách tính điểm này là để giải quyết câu chuyện điểm cao hơn 30 vẫn trượt đại học nguyện vọng 1. Nhưng thực tế là số học sinh có thể đạt được xấp xỉ 30 điểm bằng năng lực không hề nhiều, và tất nhiên các em phải nỗ lực rất nhiều và bỏ ra cực kỳ nhiều công sức.

Đồng tình với quan điểm này, thầy Phan Vũ Hào, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền (Thái Nguyên) cũng cho rằng quy chế cộng điểm ưu tiên mới ít nhiều có ảnh hưởng tới quyền lợi các thí sinh, đặc biệt các bạn ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

“Theo tôi, cách tính điểm ưu tiên như vậy của Bộ để tránh tình trạng như những năm vừa rồi, đó là có bạn được cộng điểm ưu tiên sẽ vượt 30 điểm, được vào đại học top đầu trong khi đó có nhiều bạn dù thi được 3 môn 10 điểm cả, nhưng vì không có điểm ưu tiên nên trượt nguyện vọng 1.

Tuy nhiên điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của các thí sinh. Theo tôi, cách tính điểm ưu tiên mới này chỉ nên áp dụng với các bạn cùng học trong một khu vực, cùng một trường,... thì sẽ hợp lý hơn; còn áp dụng cả với các bạn ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì quả thật thiệt thòi cho học sinh ở những khu vực đó”.

Ngoài ra, theo quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non, từ năm 2023, chính sách điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ được tính cho thí sinh trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Chia sẻ quan điểm về quy định mới này, thầy Linh cho rằng: “Việc chỉ cộng điểm ưu tiên 2 năm đầu, theo tôi chính sách này cũng là không công bằng. Bởi vì có rất nhiều người hoàn cảnh khó khăn, phải tạm gác ước mơ đại học để bươn chải kiếm sống, vài năm sau mới có điều kiện thi. Đây là những người muốn và khao khát học thực sự, Bộ làm thế chẳng khác nào gây khó khăn, nặng nề hơn thì là tước đi ước mơ đó”.

Đó là một trong những dự kiến đáng chú ý trong Dự thảo Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 mà Bộ GD-ĐT chuẩn bị ban hành.

Theo Dự thảo, việc thay đổi trong tính điểm ưu tiên nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Taại sao top 4 không được cộng điểm năm 2024
Dự kiến sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên từ năm 2023

Bộ GD-ĐT cho hay, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế mới dự kiến quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0).

Công thức tính cụ thể như sau:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, và 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Giải thích thêm về dự kiến này, Bộ GD-ĐT cho hay, việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm.

“Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế” - Bộ GD-ĐT thông tin.

Thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong vòng 2 năm kể từ khi tốt nghiệp THPT

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Quy chế Tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế sẽ quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Từ năm 2023, các trường sẽ xây dựng quy chế tuyển sinh riêng

Theo dự thảo Quy chế Tuyển sinh mới, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án.

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng mình, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.