Sữa công thức có mùi tanh

Sữa mẹ có mùi tanh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân sữa mẹ tanh là do đâu, có cách nào để khắc phục tình trạng này? Mời bạn theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để có cách giải quyết đúng nhất.

Xem thêm: 

  • Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu, thời gian tối đa
  • Sữa công thức cho trẻ; Kiến thức mẹ không nên bỏ lỡ

Nội Dung Chính

  • 1. Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh
  • 2. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ có mùi tanh
  • 3. Bí quyết khử mùi hôi, tanh từ sữa mẹ để có nguồn sữa tốt
    • 3.1. Do bảo quản đông lạnh
    • 3.2. Chế độ sinh hoạt và ăn uống của mẹ
    • 3.3. Vệ sinh bầu ngực khử mùi
    • 3.4. Một số mẹo khử mùi tanh tạm thời cho sữa mẹ hiệu quả

1. Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh

Sữa công thức có mùi tanh

Sữa mẹ có mùi tanh có nhiều nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ có mùi tanh, tuy nhiên, chủ yếu là bởi ba lý do dưới đây:

– Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bao gồm việc ăn những loại thức ăn gì, ăn ít hay ăn nhiều, ăn như thế nào đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa. Bởi vậy, sữa mẹ tanh là điều có thể gặp phải nếu mẹ ăn một số thức ăn có mùi nồng, đậm như: hải sản, tỏi, cá cơm, dầu cá, uống thuốc kháng sinh, uống các loại vitamin bồi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu nguồn nước không đảm bảo thì còn có tình trạng sữa mẹ bị tanh là do uống nước máy chưa đun sôi, thậm chí đun sôi cũng vẫn có thể có mùi.

– Vệ sinh bầu ngực: Đây cũng là một đáp án cho câu hỏi vì sao sữa mẹ có mùi tanh. Bầu ngực là nơi tiếp xúc trực tiếp với miệng em bé, bởi vậy vệ sinh bầu ngực là điều cần thiết mà các mẹ cần phải làm để bảo vệ sức khỏe của con. Một số trường hợp vệ sinh bầu ngực, vệ sinh núm ti không cẩn thận, để lại cặn bẩ, gây nên nấm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, từ đó mà sữa có mùi tanh khó chịu.

– Sữa để đông lạnh: Việc trữ sữa đông lạnh không còn xa lạ gì với các bà mẹ đang cho con bú, nhất là các mẹ không đủ nguồn sữa cho con. Tuy nhiên, việc đông lạnh sữa lại là một trong những nguyên nhân chính khiến cho sữa mẹ có mùi tanh. Trong sữa mẹ có chứa một enzym tên là lipase, chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, phá vỡ các chất béo và chất dinh dưỡng có trong sữa, nhờ vậy mà trẻ dễ hấp thụ nguồn dinh dưỡng hơn. Khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, các enzym lipase này có xu hướng tăng, đây là nguyên nhân khiến sữa có mùi tanh. Tuy nhiên, mùi tanh này không hề ảnh hưởng đến chất lượng sữa, không gây hại cho trẻ nên các mẹ không cần quá lo lắng.

2. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ có mùi tanh

Sữa công thức có mùi tanh

Mẹ nên quan sát bé bú

Để nhận biết sữa mẹ có mùi tanh hay không các mẹ có thể quan sát sữa hoặc quan sát trẻ khi bú, cụ thể như sau:

– Quan sát phản ứng của bé bú: Nếu trẻ bú bình thường, không bỏ bú thì sữa không có vấn đề. Tuy nhiên, nếu trẻ không muốn bú, mặt nhăn nhó khó chịu thì sữa có thể bị chua và có mùi tanh. Nếu trẻ uống có thể bị tiêu chảy và các bệnh về đường ruột.

– Mùi vị của sữa: Nếu sữa có vị khác lạ như vị chua, có vị như sữa để lâu ngày, ngửi mùi khó chịu thì sữa sắp bị hỏng, nên loại bỏ để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

– Ngửi có mùi hôi: Sữa mẹ chuẩn sẽ có mùi thơm, béo, tuy nhiên, nếu ngửi thấy sữa có mùi hôi, thiu thì có nghĩa sữa đã hỏng. Thỉnh thoảng các mẹ nên ngửi mùi sữa của mình để đảm bảo nguồn sữa cho con bú luôn đảm bảo chất lượng.

– Sữa nổi váng: Váng trong sữa là chất béo có trong sữa, nếu váng sữa hòa cùng với sữa thì sữa còn đảm bảo. Nếu lớp váng sữa nổi lên trên bề mặt thì sữa đã có dấu hiệu bị hỏng, nếu ngửi sẽ có mùi tanh khó chịu.

3. Bí quyết khử mùi hôi, tanh từ sữa mẹ để có nguồn sữa tốt

Sữa mẹ bị tanh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cần tìm cách khắc phục nhanh chóng để trẻ có thể bú lại bình thường. Cách khắc phục là can thiệp vào những nguyên nhân khiến sữa bị tanh. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để biết được sữa mẹ bị tanh phải làm .

3.1. Do bảo quản đông lạnh

Sữa công thức có mùi tanh

Do bảo quản sữa ở tủ đông

Việc bảo quản sữa đông lạnh là cần thiết đối với những mẹ thường xuyên hút sữa cho con. Trước khi mang sữa đi trữ đông, bạn nên ngửi mùi xem sữa có bị hôi tanh hay không, nếu bị tanh thì nên đổ bỏ chứ không nên tiếp tục trữ đông. Trong quá trình vắt sữa, hút sữa, các mẹ cũng cần vệ sinh bầu ngực, vệ sinh đầu ti và khử trùng dụng cụ hút sữa thật cẩn thận. Những điều này góp phần ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập làm sữa mẹ bị biến chất, hôi tanh.

Ngoài ra, bạn cũng nên rã đông và hâm sữa mẹ đúng cách để tránh sữa bị hôi tanh. Nếu sữa mẹ để trong tủ mát, nên cho vào máy hâm hoặc hâm với nước ấm 40 độ C. Không nên dùng nước sôi hoặc nước quá nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của sữa. Sau khi hâm ấm sữa, bạn nên lắc nhẹ để lớp chất béo màu trắng đục ở phía trên sẽ hòa tan hoàn toàn. Lưu ý, sữa đã rã đông nếu bé uống không hết thì tuyệt đối không được trữ lại hay dùng lại mà cần đổ bỏ.

3.2. Chế độ sinh hoạt và ăn uống của mẹ

Sữa công thức có mùi tanh

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như mùi sữa, bởi vậy, nếu muốn sữa mẹ không bị tanh thì mẹ nên tránh ăn những loại thức ăn có mùi quá hôi nồng như tỏi, hải sản, nên uống nước đun sôi, không dùng nước máy chưa đun vì có nhiều vi khuẩn và có thể có mùi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo nguồn sữa có nhiều chất. Nên tăng cường bổ sung rau xanh, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin E và các loại sữa dành cho mẹ sau sinh…..để sữa mẹ có mùi thơm, béo ngậy. Nên tránh các lại thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc một số loại đồ ngọt, đây chính là nguyên nhân khiến sữa bị tanh.

3.3. Vệ sinh bầu ngực khử mùi

Sữa công thức có mùi tanh

Quá trình vệ sinh bầu ngực của mẹ

Sữa mẹ tanh phải làm sao? Câu trả lời là cần vệ sinh bầu ngực đúng cách, thường xuyên để nguồn sữa không có mùi khó chịu. Trước khi cho con bú hoặc trước khi vắt sữa hoặc muốn chạm vào bầu ngực, người mẹ nên rửa tay sạch sẽ, không dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh trực tiếp lên đầu ti. Nếu bạn có nhiều sữa và sữa có thể thấm ra ngoài thì nên dùng tấm lót sữa để giúp ngực luôn khô ráo, sạch sẽ. Khi trẻ bú xong, nên lau sạch nước dãi và sữa xung quanh bầu ngực để tránh vi khuẩn xâm nhập.

3.4. Một số mẹo khử mùi tanh tạm thời cho sữa mẹ hiệu quả

Sữa công thức có mùi tanh

Sửa dụng gạo nếp và hành tím để khử mùi tanh của sữa mẹ 

Do sữa mẹ có mùi hôi tanh nên quá trình trử đông mẹ cần biết cách khử mùi để đảm nguồn sữa thơm mát cho bé. Theo đó, mẹ có thể áp dụng những mẹo khử mùi tạm thời dưới đây:

– Gạo nếp và hành tím: Lấy 1 lon gạo nếp đem đồ thành xôi, khi xôi chín cho hành tím cắt nhỏ vào và trộn đều, khi hành đã chín thì tắt bếp. Lấy một nắm xôi nhỏ cho vào khăn sữa rồi phủ lên bầu ngực sẽ giúp sữa hết mùi tanh.

– Sử dụng búp dứa: Dùng búp dứa non rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng rồi thái hạt lựu. Dùng búp dứa đã thái đem nấu với lạc hoặc nấu canh xương. Nếu mẹ ăn cả nước và cái sẽ giúp sữa hết mùi tanh, trở nên thơm, béo ngậy hơn.

– Sử dụng lá mít: Lấy 7 lá mít (bé trai) hoặc 9 lá mít (bé gái) đem đun sôi với nước. Dùng lược nhúng vào nước lá mít và chải xuôi trên bầu ngực lúc mới sinh sẽ giúp sữa nhiều và thơm hơn.

Sữa mẹ có mùi tanh có thể do nhiều lý do khác nhau, bởi vậy mẹ nên để ý và theo dõi nhằm tìm được nguyên nhân, từ đó khắc phục tình trạng này. Hiệu quả. Sữa tanh ảnh hưởng đến sự hứng thú của trẻ khi bú, do đó cần có một chế độ dinh dưỡng tốt, vệ sinh bầu ngực cũng như trữ đông sữa đúng các để giúp sữa luôn thơm tho, béo ngậy.