Sự khác biệt văn hóa hàn quốc và việt nam

Việt Nam và Hàn Quốc là hai nền văn hóa gần nhau chứ không phải tương đồng. Ở hai nền văn hóa này tồn tại rất nhiều hiện tượng có hình thức bề ngoài giống nhau nhưng thực chất lại khác nhau, thậm chí có khi hoàn toàn trái ngược. Sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc nằm ở tầng sâu do thuộc hai loại hình văn hóa khác nhau. Còn sự tương đồng nằm ở bề mặt do cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Trung Hoa.Với cách tiếp cận vấn đề như trên, chúng tôi đặt ra giả thuyết nghiên cứu là từ sự ngộ nhận văn hóa tương đồng đã khiến người dân hai nước rơi vào những cái bẫy tương đồng giả và xử sự bằng những cách ứng xử sai, ứng xử giống như ở nền văn hóa mẹ đẻ của mình.

1. Mở đầu

Trong dòng chảy hội nhập quốc tế, quan hệ hợp tác Việt – Hàn đã có tốc độ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Cùng với sự phát triển đó, cường độ giao tiếp giữa công dân hai bên đã gia tăng đột biến. Sự gia tăng này tất nhiên đi kèm với sự gia tăng các tiếp xúc và va chạm văn hóa.

Việt Nam và Hàn Quốc chỉ là hai nền văn hóa gần nhau chứ không phải là hai nền văn hóa tương đồng. Ở hai nền văn hóa gần nhau tồn tại rất nhiều hiện tượng có hình thức bề ngoài giống nhau nhưng thực chất được hiểu khác nhau, thậm chí có khi hoàn toàn trái ngược. Sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc nằm ở tầng sâu do thuộc hai loại hình văn hóa khác nhau. Còn sự tương đồng nằm ở bề mặt do cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Trung Hoa.

Với cách tiếp cận vấn đề như trên, chúng tôi đặt ra giả thuyết nghiên cứu là từ sự ngộ nhận văn hóa tương đồng đã khiến người dân hai nước rơi vào những cái bẫy tương đồng giả, và xử sự bằng những cách ứng xử sai, ứng xử giống như ở nền văn hóa mẹ đẻ của mình. Ứng xử sai trực tiếp dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau và từ những hiểu lầm sẽ dẫn đến xung đột.

Để tìm hiểu những cách ứng xử khác nhau trong cùng những tình huống cụ thể giữa người Việt và người Hàn, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh2. Các so sánh ở đây chủ yếu dựa trên các nghiên cứu định tính của phương pháp hệ thống nhưng cũng có những so sánh định lượng dựa trên các kết quả điều tra bảng hỏi3. Bài nghiên cứu không đi sâu phân tích văn hóa ứng xử giữa hai nền văn hóa mà chỉ nêu ra những điểm khác biệt trong cách ứng xử của người Việt và người Hàn trong cùng một số tình huống phổ biến mà khi sinh sống, học tập và làm việc ở đất nước của nhau, người dân hai nước thường gặp phải..

2.1. Những cách ứng xử thể hiện qua cử chỉ

Có những ngôn ngữ cử chỉ về mặt ký hiệu học dễ hiểu, dễ giải thích, đồng thời cũng có những cử chỉ do hai nền văn hóa gần nhau nên đã được người Việt và người Hàn cùng sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp do động tác của chúng mang nhiều ý nghĩa nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Dưới đây là những cách ứng xử cần chú ý thể hiện qua cử chỉ giữa người Hàn và người Việt.

CỬ CHỈTÌNH HUỐNGNGƯỜI HÀNNGƯỜI VIỆTChào– Người nhỏ chào người lớn– Cúi người chào.– Cúi đầu chào.Xin lỗi– Cấp dưới xin lỗi cấp trên– Xoa tay xin lỗi.– Gãi đầu, cười xin lỗi.Xoa đầu– Người lớn tiếp xúc với trẻ con– Không xoa đầu hay sờ má trẻ con.– Xoa đầu, sờ má trẻ con.Không nên làm– Khuyên người khác đừng tiếp tục việc đó– Bắt chéo hai tay trước ngực.– Xua tay, phẩy tay.Tức giận– Thể hiện thái độ bực tức quá mức của mình với người khác, việc khác– Đập tay vào ngực.– Vò đầu, bứt tóc.Chào đón– Nhân viên, tiếp viên của cửa hàng chào khách– Lắc bàn tay.5– Chỉ bàn tay.6Hiểu ra vấn đề– Vấn đề được tìm hiểu lâu giờ mới hiểu ra– Đập tay lên trán hoặc đấm nhẹ tay vào đầu.– Gật đầu liên tục vài lần.

Những khác biệt trên nếu không được tìm hiểu kỹ thì khi giao tiếp với nhau, người Việt và người Hàn dễ có những hiểu lầm và từ những hiểu lầm này có thể sẽ dẫn đến những xung đột.

Chẳng hạn như khi xin lỗi, đối với người Hàn, mắc lỗi cần phải nghiêm túc nhận lỗi và tỏ ra biết lỗi. Hành động gãi đầu, cười để lấy lòng trong cách xin lỗi của người Việt được người Hàn hiểu là xem thường, không thành khẩn trong việc xin lỗi, từ đó tạo nên căng thẳng và xung đột; Đối với người Việt, cử chỉ xoa tay được thực hiện trước khi làm một công việc gì, hay trước khi ăn một món ăn nào đó chứ không phải để xin lỗi theo cách hiểu của người Hàn

Khi tức giận, hành động đập tay vào ngực của người Hàn sẽ được người Việt hiểu là đang bị ho hay khó thở; Cử chỉ vẫy tay chào đón của người Hàn theo người Việt hiểu là không được chào đón, hết phục vụ; Người Việt đập tay lên trán hoặc đấm nhẹ tay vào đầu thể hiện sự bất ngờ trước một hành động không ai có thể hiểu nổi chứ không phải thể hiện việc hiểu ra vấn đề theo cách hiểu của người Hàn.

Sự khác biệt văn hóa hàn quốc và việt nam

2.2. Những cách ứng xử thể hiện trong môi trường làm việc, kinh doanh, mua bán

Đặc trưng nổi bật trong ứng xử xã hội của văn hóa Hàn là tính tôn ty, tác phong gia trưởng, tập quyền. Đặc trưng văn hóa này khiến cho xu hướng ứng xử chủ đạo của người quản lý trong doanh nghiệp Hàn Quốc với nhân viên hay công nhân Việt Nam là thông điệp yêu cầu phải thích nghi và thực thi các ứng xử theo văn hóa công ty. Trong khi đó ứng xử theo tôn ty quá nghiêm ngặt và nhiều lễ nghi lại là điều không quen thuộc với văn hóa Việt Nam. Người Việt ưa sự hòa đồng, trên dưới thân ái, xuề xòa, không rườm rà xa cách và lễ nghi. Người Việt coi đó là giá trị của sự thân mật, hòa đồng là cái “tình” gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên8 . Dưới đây là những ứng xử khác biệt trong những tình huống liên quan đến môi trường làm việc, kinh doanh, mua bán của người Việt và người Hàn.

KHITÌNH HUỐNGNGƯỜI HÀNNGƯỜI VIỆTChào cấp trênCấp trên vào văn phòng hay nơi làm việc của nhân viênKhi thấy cấp trên vào phòng, nhân viên dừng công việc đang làm, đứng lên chào cung kính.Khi thấy cấp trên vào phòng, nhân viên chào trong khi vẫn ngồi làm việc.Đánh giá cấp dướiCân nhắc, đề bạt nhân viênCấp trên đánh giá cấp dưới dựa theo sự nỗ lực của họ.Cấp trên đánh giá cấp dưới dựa theo kết quả cuối cùng của công việc.Hết giờHết giờ làm việc hành chính ở công tyCấp dưới chưa về khi cấp trên chưa vềCấp dưới về khi hết giờ làm việcChào khách hàngKhi khách đến tiệm, cửa hàng hay công ty có quy mô nhỏNhân viên hoặc chủ cười và chào hỏi rõ ràng khi khách đến và điNhân viên hoặc chủ ít thể hiện sự chào hỏi rõ ràng khi khách đến và điTrả giáMua sắm ở chợKhông trả giá Trả giá để tránh mua hớThối tiền lẻTính tiềnThối lại đủ tiền lẻ cho khách.Ít thối lại đủ tiền lẻ cho khách

Người Hàn xem trọng thứ bậc, người có vị trí thấp hơn phải phục tùng và phục vụ cấp trên. Người Việt xem trọng đạo lý kính trên nhường dưới nên không thể chấp nhận việc cấp trên muốn sai bảo cấp dưới làm gì cũng được. Vì vậy nếu gặp trường hợp người chủ doanh nghiệp Hàn Quốc có tính cách gia trưởng, thiên về áp đặt theo cung cách văn hóa Hàn thì hai bên rất dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Việc am hiểu văn hóa ứng xử của nhau trong khi sinh sống, làm việc, kinh doanh trên đất nước của nhau là việc vô cùng cần thiết đối với cư dân hai nước.

2.3. Những cách ứng xử thể hiện trong lĩnh vực ăn uống

Người Hàn và người Việt đều có chung quan niệm về tầm quan trọng của vấn đề này. Cả người Việt và người Hàn đều không chỉ coi việc ăn uống thuần túy là hoạt động của đời sống vật chất mà còn là một lĩnh vực để giáo dục con cái những kinh nghiệm và cách ứng xử. Nhiều quy tắc trong ăn uống của người Hàn cũng là quy tắc ăn uống trong bữa ăn của người Việt. Chẳng hạn, khi ăn uống phải lễ phép tôn trọng người lớn, nhường nhịn trong ăn uống. Tuy nhiên, người Việt thiên về khuyên bảo, răn dạy, coi đó là cách ứng xử tốt cần học tập chứ không đặt ra quy tắc lễ nghi và bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt như người Hàn.

KHITÌNH HUỐNGNGƯỜI HÀNNGƯỜI VIỆT ĂnCó chén cơm trên bànKhông bưng chén cơm.Bưng chén cơm.Bữa ăn có canhBưng chén canh húp.Dùng muỗng để múc canh.Thưởng thức món ăn ngonĂn miếng to, ăn nhanh, nuốt vội.Ăn miếng nhỏ, ăn chậm thưởng thức. Rót rượu bia Uống chung với người khácKhông tự rót cho mình.Rót cho mình và cho người khác.Rót khi ly đã cạn.Rót khi ly đã vơi hoặc đã cạn.Nâng ly khi người khác rót cho mình.Không cần nâng ly khi người khác rót cho mình.

Uống rượu bia

Uống chung với người lớn hơnQuay mặt ra ngoài, che tay để uống khi ngồi với người lớn hơn.Không quay mặt ra ngoài hay che tay để uống khi ngồi với người lớn hơn.Mời rượu bia người khác trong bànKhi cần mời người khác, uống hết phần trong ly của mình rồi đưa ly cho người đó cầm, rót tiếp vào ly đó.Khi cần mời người khác, rót hai ly đầy, mỗi người một ly, cụng ly rồi uống. Có thể uống cùng một ly, mỗi người một nửa.Khi hút thuốcHút thuốc với người lớn hơnQuay mặt ra ngoài khi hút chung với người lớn hơn.Không cần quay mặt ra ngoài khi hút chung với người lớn hơn.Thanh toánMời người khác dùng bữa ở nhà hàngThanh toán tại quầy.Thanh toán tại bàn.Bồi dưỡng phục vụỞ nhà hàngKhông gửi tiền bồi dưỡng.Gửi tiền bồi dưỡng

Khi ăn, người Hàn để chén trên bàn dùng muỗng múc và dùng đũa để gắp, việc bưng chén cơm lên khi ăn bị xem là hành động không lịch sự. Người Việt dùng đũa để và cơm vào miệng, việc không bưng chén cơm lên bị xem là là hành động lười biếng13. Ngoài ra, từ cách rót rượu bia đến cách uống hay cách hút cũng có rất nhiều điểm khác nhau mà nếu không hiểu được văn hóa ứng xử của nhau trong vấn đề này thì rất dễ dẫn đến những hiểu lầm và xung đột văn hóa không đáng có.

Sự khác biệt văn hóa hàn quốc và việt nam

2.4. Những cách ứng xử thể hiện trong một số lĩnh vực khác

Ngoài những tình huống như trên còn có những tình huống ứng xử khác biệt phổ biến khác giữa người Việt và người Hàn liên quan đến ăn mặc, đi lại hay cả những vấn đề về vệ sinh cá nhân như kết quả nghiên cứu dưới đây.

KHITÌNH HUỐNGNGƯỜI HÀNNGƯỜI VIỆTMặcTrang điểm, dùng mỹ phẩm, đối phó với thời tiếtPhụ nữ trang điểm khi ra ngoài. Phụ nữ dùng mỹ phẩm từ khi còn nhỏ. Đối phó trời nắng: mặc quần áo ngắn, mỏng cho mát.Phụ nữ trang điểm khi đi làm hay có dịp quan trọng. Phụ nữ dùng mỹ phẩm khi đã trưởng thành. Đối phó với trời nắng: mặc quần áo dài, dày để tránh đen da.Mời bạn bè đến nhàBạn bè cùng lớp hay đồng nghiệp ở cơ quanÍt mời bạn bè đến thăm nhà.Thường mời bạn bè đến nhà chơi.Vào nhàNhà có lót gạch men hoặc thảm, ở thành thịĐể giày vớ bên ngoài.Bỏ giày nhưng có thể mang vớ.Chứng kiến tai nạnThấy người bị nạn nằm trên đườngGọi điện cho cấp cứu, gọi cơ quan chức năng.Chở người bị nạn đi cấp cứu, gọi cơ quan chức năng.Gửi tiền mừng cướiDự tiệc cưới của bạn bèGửi chuyển khoản hoặc để tiền mừng trong phong bì hoàn toàn mới.Để tiền mừng trong chính phong bì được mời hoặc phong bì mới.Vệ sinh cá nhânSau khi thức dậyĂn sáng trước, đánh răng sau.Đánh răng trước, ăn sáng sau.Vệ sinh cá nhânĐánh răng sau khi ăn trưa ở môi trường công sởĐánh răng ở bất kỳ nơi nào, hoặc kết hợp vừa đánh răng vừa di chuyển hay làm một việc khác.Đánh răng ở chỗ có bồn rửa tay, rửa mặt và không kết hợp làm một việc khác.

Người Hàn có xu hướng ăn mặc giống nhau theo tuổi tác và thành phần xã hội. Người Việt có xu hướng ăn mặc theo sở thích riêng của mình; Người Hàn thích mặc lễ phục, đồ truyền thống trong những ngày lễ. Người Việt thích mặc đồ đẹp và hiện đại trong những ngày ngày lễ; Để có được vẻ đẹp như mong muốn, phụ nữ Hàn có thể chấp nhận việc làm đẹp bằng cách giải phẫu thẩm mỹ. Trong khi đó, đa số phụ nữ Việt chấp nhận vẻ đẹp tự nhiên của mình.

Sự khác biệt văn hóa hàn quốc và việt nam

Khi chứng kiến tai nạn giao thông, người Hàn không vội đỡ người bị nạn lên và đưa vào bệnh viện theo cách làm thông thường của người Việt mà gọi xe cứu thương vì họ nghĩ khi không biết cách sơ cấp cứu có thể làm đau hoặc nguy hiểm hơn cho người bị nạn. Trong khi đó, người Việt nghĩ nên đỡ người bị nạn lên và đưa họ vào bệnh viện trước, còn hành động chỉ đứng nhìn trong khi chờ xe cấp cứu hoặc cơ quan chức năng đến giải quyết là hành động thờ ơ, vô cảm.

Khi tham dự đám cưới của người thân, bạn bè, việc gửi tiền mừng đám cưới trong chính cái phong bì mà họ được mời, theo người Hàn, là thiếu tôn trọng và bất lịch sự. Cần chuẩn bị phong bì mới có trang trí đẹp hoặc gửi tiền trực tiếp bằng chuyển khoản cho cô dâu chú rể. Đối với người Việt, tiền mừng đám cưới nên được gửi lại trong chính thiệp mời mà cô dâu chú rể đã mời. Như thế cô dâu chú rể dễ nhận biết chính xác tiền mừng của vị khách nào đã gửi.

Với người Hàn, họ quan niệm việc giải quyết các nhu cầu vệ sinh cá nhân là bình thường, không cần gì phải giấu giếm. Họ có thể vừa đi vệ sinh vừa nói chuyện điện thoại một cách thoải mái ở nhà vệ sinh công cộng. Còn đối với người Việt thì việc giải quyết các nhu cầu vệ sinh cá nhân là điều tế nhị, cần tránh cho người khác biết; Hành động đánh răng ở bất kỳ nơi nào, hoặc kết hợp vừa đánh răng vừa di chuyển hay làm một việc khác sẽ gây cảm giác khó chịu cho những người Việt trong quá trình tiếp xúc hay làm việc chung với người Hàn.

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu bước đầu này giúp chúng ta ý thức rằng Hàn Quốc và Việt Nam là hai nền văn hóa có nhiều điểm khác biệt chứ không phải có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là trong những cách ứng xử. Khi ý thức được sự khác biệt trong văn hóa ứng xử giữa hai nền văn hóa mới có thể hóa giải được những hiểu lầm, xung đột và gia tăng hội nhập văn hóa tại các trường đại học, các công ty và các gia đình đa văn hóa, cũng như cho mọi công dân tham gia các hoạt động liên quan đến quan hệ giữa hai quốc gia, hai nền văn hóa.