Cao su ở tỉnh nào phát triển mạnh nhất năm 2024

Cao su loài cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch mủ. Cho năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 đến 25, sẽ ngừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26-32 năm. Ngoài ra, gỗ cao su còn được dùng sản xuất đổ gỗ, được xem là loại gỗ thân thiện môi trường vì chỉ được khai thác khi cây kết thúc chu trình sinh mủ.

Cao su là một loại vật liệu polymer có tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén và lâu hỏng nên có nhiều ứng dụng như sản xuất vỏ, ruột xe, các chi tiết trong xe hơi, dụng cụ y tế, găng tay, băng tải, dây đai, nệm, giày dép, đồ chơi…Có đến 70% sản lượng cao su được sử dụng làm vỏ, ruột xe. Vì thế, phát triển công nghiệp cao su phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.

Vào những năm 1880, công nghiệp ô tô tăng trưởng mạnh khiến nhu cầu cao su tăng mạnh đã thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu chế tạo cao su tổng hợp từ đầu mỏ, nên việc sử dụng cao su tự nhiên bị thu hẹp. Trong những năm gần đây, do giá dầu mỏ tăng và công nghiệp xe hơi phát triển, làm tăng nhu cầu cao su tự nhiên.

Tỷ trọng sử dụng giữa cao su tự nhiên và nhân tạo

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNS)

Cây cao su phát triển tốt ở Việt Nam

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1892, 2.000 hạt cao su từ Indonesia nhập vào Việt Nam và đến 1907 được đánh dấu sự hiện diện cây cao su ở Việt Nam. Cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ (46,4 %), chủ yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu.

Phát triển diện tích trồng cao su ở Việt Nam

Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS)

Phân bố diện tích trồng cao su ở Việt Nam

Nguồn: ABS

Sản lượng và năng suất khai thác cao su không ngừng tăng lên trong 10 năm qua, Việt Nam hiện là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu cao su. Năm 2011, diện tích trồng cao su gần 850 ngàn ha, sản lượng trên 800 ngàn tấn, năng suất lên đến 1,72 tấn/ha (trong khi năm 2001 chỉ đạt 1,3 tấn/ha), thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu thế giới, tương đương Thái Lan, chỉ sau Ấn Độ (1,78 tấn/ha). Mức năng suất bình quân trên thế giới là 1,45 tấn/ha. Tính trong 9 tháng 2012, Việt Nam chính thức vượt qua Ấn Độ trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 4 thế giới, sau Thái Lan, Indonesia, và Malaysia. Tuy vậy, quỹ đất đang thu hẹp dần và Việt Nam khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích trồng và khai thác cao su ở Lào và Campuchia.

Phát triển sản lượng cao su tự nhiên ở Việt Nam

Nguồn: ABS

Cao su Việt Nam chủ yếu xuất khẩu

Dù đứng thứ tư thế giới về sản lượng khai thác cao su nhưng mức tiêu thụ nội địa rất thấp, chỉ 18,5 % tổng lượng khai thác năm 2011, còn lại xuất khẩu dạng thô với giá khá thấp. Việt Nam xuất khẩu cao su đến hơn 70 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất (chiếm 61,4%), kế đến là Malaysia (6,6%), Đài Loan (4,3%)...Ngành cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng giá diễn biến bất thường. 9 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu 719 tấn cao su, thu 2,05 tỉ USD. So với cùng kỳ 2011, tăng 35,4 % về lượng nhưng giảm 10,8 % giá trị, đơn giá giảm đến 34,2%.

Phát triển đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su

Nguồn: VCBS

Xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam

Tháng 9 tháng / 2012 So cùng kỳ năm 2011 (%) Số lượng (Tấn) Trị giá (Ngàn USD) Đơn giá (USD/Tấn) Số lượng (Tấn) Trị giá (Ngàn USD) Đơn giá (USD/Tấn) 1 69,9 191,1 2,7 -6,1 -41,5 -37,7 2 88,9 252,7 2,8 91,1 19 -37,7 3 55,6 182,3 3,3 33,9 6 -20,9 4 52,9 177,6 3,3 50,4 16,2 -22,7 5 74,2 231,9 3,1 114,1 53,7 -28,2 6 60,8 172,0 2,8 8,6 -29,8 -35,3 7 97,0 174,7 2,8 19,8 -20,3 -33,5 8 109,9 290,3 2,6 35,4 -15,6 -37,7 9 108,8 273,2 2,5 36,5 -21 -42,1 Tổng: 719 2.045,8 2,8 35,4 -10,8 -34,2

Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam

Cơ cấu thị trường nhập khẩu cao su từ Việt Nam, năm 2011

Nguồn: ABS

10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất từ Việt Nam (11 tháng/ năm 2012)

Thị trường Lượng ( ngàn tấn) Kim ngạch (Triệu USD) Trung Quốc 427,28 1.156,23 Malaysia 179,79 509,67 Ấn Độ 63,27 187,75 Hàn Quốc 36,60 104,34 Đài Loan 36,17 115,80 Đức 30,53 94,20 Mỹ 21,88 58,80 Thổ Nhĩ Kỳ 12,55 36,77 Italy 9,45 27,17 Indonesia 9,38 22,94

Nguồn: Agromonitor, Tổng cục Hải quan.

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng hàng năm phải nhập hàng trăm ngàn tấn để phục vụ cho sản xuất trong nước. Thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2012 đạt 273,95 ngàn tấn, kim ngạch 735,81 triệu USD, giảm 15,7% về lượng và giảm 13,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Xuất nhập khẩu cao su hiện còn nhiều nghịch lý.

10 nước Việt Nam nhập khẩu nhiều cao su nhất (11 tháng/ năm 2012)

Thị trường Lượng ( ngàn tấn) Kim ngạch (Triệu USD) Campuchia 49,56 147,71 Hàn Quốc 52,51 168,74 Nhật Bản 23,71 81,36 Đài Loan 27,76 77,81 Thái Lan 20,87 59,64 Trung Quốc 13,40 35,15 Nga 7,34 26,95 Hoa Kỳ 19,70 19,09 Pháp 4,20 12,34 Malaysia 4,68 6,73

Nguồn: Agromonitor, Tổng cục Hải quan

Giá xuất khẩu trung bình của cao su Việt Nam

Nguồn: PNS, VCBS

Một số doanh nghiệp cao su ở Việt Nam

Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) đóng vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển cây cao su ở Việt Nam, hiện có 44 nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 433 ngàn tấn/ năm, đó là chưa kể các đơn vị tư nhân và cá thể canh tác dạng tiểu điền. Chế biến các sản phẩm từ cao su, cả nước có khoảng hơn 200 doanh nghiệp, hàng năm tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn nguyên liệu cao su các loại.

Đã có 5 công ty trồng và khai thác cao su đã lên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp này đều là thành viên của VRG, đó là các công ty cổ phần: Cao su Phước Hòa (PHR), Cao su Đồng Phú (DPR), Cao su Tây Ninh (TRC), Cao su Hòa Bình (HRC), Cao su Thống Nhất (TNC)

Trồng và khai thác cao su của các công ty, năm 2011

Nguồn: ABS

Cao su ở tỉnh nào phát triển mạnh nhất năm 2024

Cao su tự nhiên có 3 dạng sản phẩm chính: cao su dạng khối (cao su cốm) như: SVR 3L, SVR 5L, SVR 10, SVR 20,.., sử dụng sản xuất vỏ ruột xe; SVR CV 50, SVR CV 60 có độ mềm dẻo cao thích hợp làm dây thun, keo dán, mặt vợt bóng bàn; cao su xông khói RSS (cao su tờ): sử dụng làm vỏ xe hơi, băng tải…; cao su cô đặc (mủ kem, mủ ly tâm-latex): sản xuất găng tay, thiết bị y tế, nệm, bong bóng,… Trong đó, các công ty PHR và HRC tập trung dòng sản phẩm cao su cốm cao cấp SVR CV 50,60; DPR tập trung dòng sản phẩm SVR 3L, L và latex; TNC tập trung dòng sản phẩm SVR 3L và cao su tờ RSS; và sản phẩm chủ yếu của TRC là latex, phần còn lại là SVR CV50,60 và SVR10,20.

Cây cao su được trồng nhiều nhất ở đâu?

Cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ (46,4 %), chủ yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu. Sản lượng và năng suất khai thác cao su không ngừng tăng lên trong 10 năm qua, Việt Nam hiện là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu cao su.

Cao su được trồng đầu tiên ở đâu?

Từ 1.600 cây giống cao su đầu tiên được ươm mầm ở Vườn thực vật Sài Gòn năm 1897 do dược sĩ Raoul mang về, nhà bác học A. Yersin cùng kỹ sư nông nghiệp Vernet đã thực nghiệm thành công việc trồng và khai thác mở đầu dựng nên ngành cao su ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp và phát triển đến ngày nay trên phạm vi cả nước.

Tây Nguyên có diện tích cao su lớn thứ mấy?

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cao su lớn thứ hai của cả nước sau miền Đông Nam Bộ.

Cao su được trồng nhiều nhất ở đâu trồng Đông Nam Á?

Giải thích: Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.