Sống chiến đấu học tập theo gương bác hồ vĩ đại

07:51, 28/07/2009

HGĐT- Đó là những tâm sự rất chân tình của Thượng tá Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ nhiệm chính trị, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh. Anh là một trong những gương điển hình trong phong trào “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.


 
Sống chiến đấu học tập theo gương bác hồ vĩ đại

 Thượng tá Nguyễn Văn Đức

Tình quân - dân như “ cá với nước”

Với cương vị là thành viên thường trực BCĐ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong lực lượng biên phòng, trong những năm qua, Thượng tá Nguyễn Văn Đức đã tham mưu, chỉ đạo làm tốt công tác Đảng trong lực lượng Biên phòng Hà Giang, đóng góp một phần rất lớn vào quá trình xây dựng và phát triển lực lượng với phương châm “Truyền thống - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Quá trình phấn đấu và rèn luyện của Nguyễn Văn Đức trong lực lượng Biên phòng tỉnh được các cấp lãnh đạo đánh giá rất cao, với 7 lần là chiến sỹ quyết thắng, 5 năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua, những danh hiệu cao quý ấy được Đảng và Nhà nước cũng như các cấptặng nhiều Bằng khen, ghi nhận công lao mà anh đã cống hiến trong lực lượng Biên phòng.


Không thích nói về bản thân mình - đó là tính cách của anh (!). Anh Đức tâm sự: Đối với những người lính Biên phòng chúng tôi, với bất kỳ ai, ở cương vị nào trong lực lượng cũng chỉ một tâm niệm“ Sống và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Chiến công của chúng tôi là thành tích của cả tập thể, mỗi tấc đất nơi biên cương được bảo vệ, được bình yên đó là niềm động viên, an ủi chúng tôi trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, khu vực biên giới Hà Giangđã có bước phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Tuy vậy, khu vực biên giới vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp... Đứng trước tình hình đó, Thượng tá Nguyễn Văn Đức cùng các đồng chí lãnh đạo trong lực lượng Biên phòng tỉnh đã tham mưu bàn bạc, đưa ra các phương án tối ưu, vừa có thể thực hiện được Quyết định số 219 - QĐ/TU ngày 21.12.2008 về “Trưng tập cán bộ Bộ đội Biên phòng tăng cường cho các xã, thị trấn biên giới ” và Công văn số 432 - CV/BTC ngày 29/1/2008 của Ban Tổ chức Tỉnh uỷvề việc chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tham gia sinh hoạt Chi bộ thôn, vừa có thể dựa vào địa thế, điều kiện riêng trên địa bàn biên giới Hà Giang nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ công tác.


Dưới sự chỉ đạo, tham mưu của Thượng tá Nguyễn Văn Đức, 34 cán bộ Biên phòng đã xuống tăng cường cho các thôn, bản, đảm nhiệm cương vị Phó Bí thư xã với chức năng là củng cố quốc phòng - an ninh, phát động sâu rộng, giúp đỡ đồng bào biên giới phát triển kinh tế; đưa 145 đảng viên về 354 thôn, bản vùng biên giới để sinh hoạt cùng đồng bào đây là một trong những phương án xây dựng quốc phòng - an ninh vùng biên giới Hà Giang được Bộ Quốc phòng đánh giá cao như là một sự sáng tạo trong cách quản lý và phát triển kinh tế vùng biên giới. Giải thích về vấn đề này, Thượng tá Đức cho biết thêm: Do địa hình biên giới Hà Giang có những đặc thù riêng, lại sát với nước bạn Trung Quốc... nên lực lượng Biên phòng tỉnh phải trực tiếp xuống với dân, sinh hoạt cùng dân, phát triển công tác Đảng trong từng Chi bộ thôn, bản, phải đảm bảo tình quân dân như“cá với nước ”. Từng cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm tham mưu cho địa phương thực hiện tốt phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và ANTT xóm, bản, khu vực biên giới”.


Lập chiến công - tiếp bước cha anh

Thật khó để có thể phân tách những chiến công của Thượng tá Đức với tập thể lực lượng Biên phòng tỉnh, và anh cũng không bao giờ khẳng định mình đã lập chiến công gì... nhưng có thể khẳng định, trong mỗi chuyên án được phá, trong mỗi cuộc đấu tranh chống lại các loại tội phạm nguy hiểm của lực lượng Biên phòng tỉnh đều in dấu bước chân anh.


Chiến công và vinh dự nhất của Thượng tá Nguyễn Văn Đức và lực lượng biên phòng tỉnh trong những năm vừa qua đó là trận chiến “ Biên phòng trong lòng dân”, các anh đã thực sự xây dựng được hình ảnh người lính Cụ Hồ trong trái tim đồng bào, nhân dân vùng biên giới. Với chiến dịch “Mái ấm biên cương”, và mô hình Giúp dân phát triển kinh tế”, vấn đề củng cố quốc phòng - toàn dân được đảm bảo, tạo đà khởi sắc cho phát triển kinh tế vùng biên.


Những chiến sỹ Biên phòng Đồn Bạch Đích - Yên Minh vẫn còn nhớ như in chuyên án Bạch Đích, như là một bài học về bảo vệ biên giới, bảo vệ sự an toàn của người dân thôn, bản. Nói về chuyên án này, Thượng tá Nguyễn Văn Đức không dấu vẻ ngậm ngùi: Năm 2007 và 2008, tại các vùng biên giới rộ các vụ án về cướp bóc tài sản, buôn bán phụ nữ, trẻ em...gây hoang mang dư luận, đặc biệt vụ án một số đối tượng giết chết một gia đình tại Yên Minh và bắt cóc 3 đứa trẻ ( chuyên án Bạch Đích) mang sang Trung Quốc. Các thế lực thù địch lợi dụng cơ hội này tung tin đồn nhảm, hòng lôi kéo những người dân nhẹ dạ, kích động, chống phá Đảng và Nhà nước... Nhằm đập tan mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù, quyết tâm phá án để trả lại sự công bằng cho công lý, Thượng tá Nguyễn Văn Đức đã trực tiếp chỉ đạo đưa ra các phương án tác chiến, phối kết hợp với lực lượng Công an huyện Yên Minh, lực lượng Biên phòng Trung Quốc tham gia phá chuyên án... Chỉ sau hơn 4h đồng hồ, các lực lượng Biên phòng Hà Giang và Biên phòng Trung Quốc đã tóm gọn 7 đối tượng gây án, giải cứu thành công 3 trong 7 đứa trẻ bị bọn chúng bắt cóc. Chuyên án Bạch Đích đã thành công, nhưng điều mà Thượng tá Đức luôn trăn trở đó là phải làm sao để xây dựng “trận tuyến lòng dân” sâu rộng hơn nữa, tuyên truyền cho đồng bào nơi vùng biên giới hiểu chỉ có Đảng và Nhà nước mới thực sự đem lại cuộc sống ấm no cho họ. Có lẽ những suy nghĩ của Thượng tá Đức cũng là suy nghĩ và là quyết tâm của lực lượng Biên phòng tỉnh Hà Giang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Thượng tá Nguyễn Văn Đức, tâm sự chân tình: Anh không nên viết về tôi! các anh hãy viết về những chiến sỹ đang ngày đêm canh gác vùng biên giới cực Bắc, chúng tôi không có chiến công riêng mà chỉ có thành tích của cả một tập thể, của cả một nhịp đập trái tim người chiến sỹ...”.


Phạm Dương

PHƯỜNG 12 QUẬN GÒ VẤP - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 875 Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM

Số điện thoại: 028.39876630  -  Email:

Ghi rõ nguồn "PHƯỜNG 12 QUẬN GÒ VẤP  hoặc http://phuong12govap.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Hôm nay (18-5), Trung ương họp đánh giá 1 năm thực hiện Chỉ thị 05 về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.  

Nhân sự kiện này, tôi đề cập 3 câu hỏi mà dư luận đặt ra để cùng suy ngẫm và bàn luận. 

Thứ nhất, bấy lâu nay, cả đất nước đã đi theo Bác với khẩu hiệu “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ở mỗi ngành, mỗi lực lượng đều đã có phong trào học tập, làm theo lời Bác, vậy thì đưa ra cuộc vận động như hiện nay liệu có thừa? 

Thực tế, câu hỏi mới nghe tưởng như “hợp lý”, song thực chất không như vậy. Khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” vốn rất đầy đủ, bao trùm. Ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực từ lâu cũng đã có phong trào học tập, làm theo lời Bác dạy. Song, một bài học ta học từ bé không có nghĩa học rồi là đủ, không phải nhắc lại, học lại, học thêm, học nâng cao, bổ sung. Sự vận động của thực tiễn đời sống luôn nảy sinh những vấn đề mới, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi được giải quyết. Bài học hôm qua thì hôm nay cần được nhấn mạnh, được làm mới, cấp thiết và rốt ráo hơn.

Năm 2006, Đại hội X đã nhận định: “Thoái hoá, biến chất về chính trị tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”. 

Mười năm sau, Trung ương Đảng khóa XII đánh giá hiện trạng, nguy cơ đó là cấp bách và ra Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Do đó, học tập, làm theo Bác là công việc thường xuyên và để thực sự thấm nhuần phải đạt được mật độ, liều lượng, thời điểm đủ sức chín muồi.

Đã hơn 10 năm kể từ khi Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 7-11-2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (từ tháng 5-2016, với việc bổ sung thêm vấn đề tư tưởng, phong cách vào cuộc vận động, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”).  Quãng thời gian đó đủ để đánh giá “độ thấm” cả về nhận thức và hành động, kết quả và mặt hạn chế, những kinh nghiệm, bài học để hoạch định bước đi tiếp theo.

Câu hỏi thứ hai: Bác là lãnh tụ, là vĩ nhân, tư tưởng, đạo đức của Bác mang tầm dân tộc, thời đại, liệu có học tập, làm theo được không? 

Không ít người tỏ ý như vậy và lấy làm quan ngại.

Sự thực, học tập đức tính của một vĩ nhân không phải là những điều “cao xa vời vợi”, ngoài tầm với của người dân. Nước Nga có câu chuyện “Lênin trong hiệu cắt tóc”, kể rằng Lênin vào hiệu cắt tóc có rất đông người và ông vẫn xếp hàng như mọi người để đến lượt được cắt tóc. 

Tư tưởng Lênin vĩ đại nhưng phong cách xếp hàng cắt tóc lại rất gần gũi và học phong cách ngay từ chi tiết như vậy. Tương tự, tư tưởng của Bác Hồ về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, về quốc tế vô sản... là vấn đề lớn của thời đại, chúng ta đang đi theo tư tưởng đó và tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa trong mỗi chặng đường cách mạng. Còn đạo đức, phong cách Bác rất gần gũi bởi sinh thời, Người là lãnh tụ nhưng luôn sống cuộc sống đạm bạc, chan hòa, gần gũi với nhân dân. 

Có rất nhiều câu chuyện về Bác mà bất cứ ai cũng có thể học tập, làm theo. Ví như có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác vừa đến ngã tư thì đèn đỏ bật. Sợ Bác phải đợi lâu, đồng chí bảo vệ chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại và nói: “Các chú không được làm như thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”. 

Ngày nay, không ít cán bộ chưa làm to đã lộ tính hách dịch, xa dân, ngay cả con cán bộ cũng tự lúc nào sinh cái bệnh tinh tướng, muốn thể hiện mình “con nhà quan”, lối sống sa đọa. Đọc lại những mẩu chuyện về phong cách, đạo đức, lối sống của Bác để ngẫm và hành động, thực thiết thân vô cùng.  

Câu hỏi thứ ba: Có người bảo, cơ chế thị trường ngày nay lan khắp mọi thôn cùng ngõ vắng, ta nói học Bác nhưng có khi chỉ là hình thức, chỉ trên báo cáo, giấy tờ?

Đây cũng là điều khiến chúng ta trăn trở. Kinh tế thị trường đẻ ra vô vàn thói hư tật xấu, nhưng để xây dựng đất nước theo con đường Bác chọn, lịch sử chọn, ta không thể bỏ qua kinh tế thị trường. Tấm gương đạo đức của Bác chính là niềm tin, là điểm tựa vững chắc để mỗi người noi theo, rèn mình học cái tốt, chống cái xấu. Ngày nay ta lo lắng, bức xúc về vấn nạn tham nhũng, quan liêu của cán bộ thì cách đây trên 60 năm, trước khi về tiếp quản Thủ đô, Bác đã căn dặn cán bộ phải đề phòng “đạn bọc đường”. Loại đạn này, lúc đầu ai bị bắn dù có trúng cũng không biết đau, còn khen ngọt là khác, đến khi ngã ra có hối hận cũng đã muộn. 

Bác dặn:“Bây giờ chuẩn bị vào thành phố, có chú sẽ nghĩ: lâu nay mình sống gian khổ đã nhiều, bây giờ là lúc được hưởng lạc đây! Trong lòng chú luôn nghĩ đến những thứ của ngon, vật lạ, dần dần quên mất tác phong gian khổ, giản dị. Như vậy rất dễ dẫn đến tham ô hủ hoá”.

Ngày nay, với những quan chức tham ô, tham nhũng, hãy đọc lại những mẩu chuyện về đức tiết kiệm của Bác để biết răn mình, đừng hủ hóa trác táng trên mồ hôi xương máu của nhân dân. 

Sử gia Trần Trọng Kim từng nói rằng, ngẫm từ xưa tới nay thì thấy người mình vốn dĩ có bệnh hình thức, thích khoe, được đề cao. Bệnh hình thức mà phổ biến trong đời sống thành nếp sống, thói quen nhưng thực tai hại vì những báo cáo sẽ xa rời bản chất. Học Bác, nhưng ai sẽ học? Nếu mỗi người đều chờ ai đó học, ai đó làm chứ không phải mình, mình chỉ lên mạng chê bai mà phán “chỉ hình thức thôi” thì cuộc vận động sẽ đi đến đâu? 

Thế nên, để tránh bệnh ỉ lại, hình thức, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị xác định rõ cách làm: Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể. Đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước để nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp... 

Tâm lý xã hội thường nghe ngóng, chờ đợi “xem thế nào”. Thế nên việc học tập, làm theo Bác gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta đang làm “trên trước, dưới sau” (Trung ương trước, địa phương, cơ sở sau), “trong trước, ngoài sau” (trong Đảng trước, xã hội sau)... Cách làm đó đang phát huy hiệu quả và tạo hiệu ứng xã hội tích cực.

Hiểu như vậy, 3 câu hỏi trên sẽ được giải mã và phát huy tính thực chất, hiệu quả, mà không còn phải “chờ xem, trông xem” thế nào nữa...

Đăng Trường