Soạn văn người con gái nam xương chi tiết

Cùng chúng tôi tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục, hướng dẫn trả lời câu hỏi của bài soạn văn Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 chi tiết, ngắn gọn, súc tích nhất. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn văn bài Chuyện người con gái Nam Xương

(trích Truyền kì mạn lục)

Tóm tắt:

Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất cũng lo ma chay chu tất. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Con trẻ không biết không nhận cha, Trương Sinh đâm ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Vũ Nương chứng tỏ sự trong sạch của mình nên nhảy sông tự vẫn.

Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp. Sau đó gặp được Vũ Nương, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn chuyện người con gái nam xương

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

- Phần 1 (từ đầu ... chịu khắp mọi người phỉ nhổ): Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.

- Phần 2 (còn lại): Vũ Nương ở thủy cung và nỗi oan được giải.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nhân vật Vũ Nương trong từng hoàn cảnh:

- Trước khi lấy Trương Sinh: Tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.

- Khi về nhà chồng: Người vợ thảo hiền, nết na.

- Khi chồng đi lính: Con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền, người vợ thủy chung.

- Khi bị nghi oan: Nàng phân tỏ lòng mình mà không có kết quả, đã tự trầm mình xuống sông để bảo toàn danh dự.

→ Vũ Nương là người phụ nữ hiền thục, người vợ thủy chung, yêu thương chồng con, là người con dâu hiếu thảo, là người phụ nữ coi trọng phẩm hạnh, danh dự.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì:

- Nguyên nhân trực tiếp: Do Trương Sinh nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, sinh nghi ngờ, ghen tuông.

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Chế độ nam quyền, lễ giáo phong kiến.

+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa gây chia ly.

→ Thân phận người phụ nữ bị xem nhẹ, khuất sau bóng người đàn ông.

Câu 4 (Trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Truyện dẫn dắt theo trình tự thời gian, các tình tiết được đan cài khéo léo, hé mở đầu truyện lại là nút thắt đẩy lên cao trào truyện (vì Trương Sinh thất học, tính hay ghen nên mới dễ dàng tin lời con trẻ và nghi oan vợ). Giọng văn trần thuật mang tính khách quan, cộng với lời văn đối thoại đầy tính bất ngờ đã khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật thật sâu sắc, đưa truyện đến kịch tính.

Câu 5 (Trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Yếu tố kì ảo trong truyện:

+ Chuyện nằm mộng của Phan Lang, Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa.

+ Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".

- Yếu tố kì ảo tạo ra thế giới huyền ảo hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng. Thể hiện tấm lòng nhân đạo, đó là ước mơ về một thế giới công bằng của nhân dân.

File tải miễn phí soạn văn bài người con gái nam xương:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn văn bản chuyện người con gái nam xương chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện sự cảm thông trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa đồng thời qua đó ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để hiểu rõ hơn nội dung tác phẩm.

Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương (chi tiết)

Soạn văn người con gái nam xương chi tiết

Câu 1. Bố cục của tác phẩm:

- Phần 1: Từ đầu đến…”lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc sống gia đình êm ấm và những phẩm chất của Vũ Nương.

- Phần 2: Tiếp đến …”nhưng việc trót đã qua rồi!”:Cuộc sống tủi nhục và nỗi oan của Vũ Nương khi Trương Sinh đi lính về.

 - Phần 3: Còn lại: Trương Sinh ngộ ra sự thật, Vũ Nương được trả lại sự trong sạch.

 Câu 2. Nhân vật được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

Những phẩm chất mà Vũ Nương sở hữu đều là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp ấy đã được khẳng định ngay từ lời mở đầu truyện và dần dần càng được làm rõ qua những tình huống cụ thể:

- Khi mới lấy chồng, trong cuộc sống vợ chồng bình thường.

- Khi tiễn chồng đi lính.

- Khi xa chồng.

 - Khi bị chồng nghi oan.

 - Khi ở dưới thủy cung

Ở mỗi hoàn cảnh Vũ Nương lại thể hiện những vẻ đẹp khác nhau:

(1) Khi mới lấy chồng, trong cuộc sống hôn nhân:

Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng chưa bao giờ dám vượt khuôn phép để giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.

(2) Khi tiễn chồng đi lính:

- Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, …”. Với những người vợ, việc chồng được vinh quy bái tổ là niềm tự hào, niềm hi vọng cả cuộc đời của họ. Nhưng Vũ Nương là người phụ nữ khác biệt, nàng chẳng mong ngày chồng về áo gấm vinh quy, cũng chẳng ham cái cảnh “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, sự trở về an toàn của chòng là điều duy nhất nàng nguyện ước để vợ chồng con cái có thể sum họp.

- Nàng thấu hiểu những chông gai trong chặng đường phía trước mà chồng nàng phải trải qua: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” Một người phụ nữ chân yếu tay mềm, chưa từng ra chiến trận để đối diện với sinh tử nhưng nàng thấu hiểu rằng nơi chồng mình sắp đến là nơi nguy hiểm trùng trung, sự sống cái chết trong gang tấc.

- Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, …”. Người xưa từng có câu nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, quãng thời gian chờ chồng đằng đẵng của nàng cũng là quãng thời gian nhìn vật nhớ người, ngắm cảnh mà hoài cố nhân. Tâm hồn người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

 (3) Trong thời gian xa chồng

Khi xa chồng, Vũ Nương ngày qua ngày sống trong nỗi nhớ và hoài niệm tuy nhiên nàng vẫn một lòng giữ lấy tấm lòng son sắt “ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, …”. Thương chồng chốn binh ải gian lao cũng là xót mình ôm nỗi cô đơn vò võ. Những cung bậc cảm xúc của nàng cũng là nỗi niềm chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

                                        “ Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

                                      Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…"

                                                      (Chinh phụ ngâm)

 Nàng thay chồng làm tròn bổn phận của đạo làm con với bậc thân sinh. Chồng xa nhà, nàng gánh trách nhiệm phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm, nàng không tiếc công sức chăm nom, khuyên nhủ. Đến khi bà tạ thế, nàng chăm lo việc ma chay phúng điếu như chính cha mẹ ruột. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, …".

(4) Đứng trước hiềm nghi của chồng, nàng cố gắng phân trần, giải thích.

Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Vũ Nương nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan.

Lời thoại 2: Nàng suy sụp vì không hiểu tại sao sau tất cả những hi sinh âm thầm, lặng lẽ ấy mình lại nhận lại sự ghẻ lạnh, hắt hủi. Nàng không thể giữ được trong sạch ngay cả khi có “họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho”. Hạnh phúc gia đình “thú vui nghi gia nghi thất”, niềm khao khát của cả đời bỗng chốc bị xóa sạch. Ngay cả nỗi đau khổ chờ chồng đến thành hóa đá trước đây cũng biến thành hư vô.

Lời thoại 3: Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ không thể nào hàn gắn nổi, Vũ Nương đành mượn con sông quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình, nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng.... Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng. Ở đoạn truyện này, tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính. Vũ Nương bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đã mất tất cả, đành phải chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bão toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay, nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí (Chi tiết “tắm gội chay sạch” và lời nguyện cầu của nàng), không phải là hành động bộc phát trong cơn nóng giận như truyện cổ tích miêu tả (Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước).

(5) Khi ở dưới thủy cung:

   Rồi những năm tháng sống ở làng mây cung nước rất sung sướng, nàng vẫn không nguôi nỗi nhớ thương chồng con. Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt xót thương. Dù đã thề với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách để trở về với chồng con trong chốc lát để nói lời tạ từ. Rõ ràng trong trái tim nàng chưa từng gợn một chút hận thù dù Trương Sinh có đối xử tệ bạc, ghen tuông mù quáng, chỉ còn trong trái tim người vợ, người mẹ là tình yêu thương và lòng vị tha vô hạn.

Câu 3. Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất, từ đó em cảm nhận gì về thân phận người phụ nữ dưới xã hội phong kiến?

  • Lý do Vũ Nương phải chịu oan khuất:

- Nguyên nhân trực tiếp: Gây nên nỗi oan nghiệt trong cuộc đời Vũ Nương đầu tiên là một lời nói vô tình của bé Đản nhưng trực tiếp nhất phải là tính ghen tuông của người chồng đa nghi vũ phu. Đứa con chỉ thuật lại đúng như những gì nó thấy hằng đêm nhưng chỉ vì ghen tuông vị kỉ của cá nhân mà người cha lại cố vin theo để hắt hủi, ruồng rẫy. 

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Xã hội phong kiến với nhiều lễ giáo nâng cao quyền lực người đàn ông mà rẻ rung phụ nữ, dung túng cho thói gia trưởng, độc đoán của người đàn ông. Riêng chi tiết rất nhỏ trong truyện đã nói lên chế độ gia trưởng độc đoán của xã hội phong kiến khi Trương Sinh “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, vốn dĩ một cuộc hôn nhân được xây dựng trên nền tảng bất bình đẳng thì việc thân phận người phụ nữ bị coi rẻ, chà đạp là điều khó tránh khỏi.

+ Ngoài ra cũng còn phải tính đến nhân tố khác cấu thành bi kịch Vũ Nương đó là những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây nên cảnh sinh li và sau đó góp phần tạo nên cảnh tử biệt.

=> Liên hệ với thời điểm ra đời của tác phẩm là thế kỉ XVI khi chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh - Mạc, Lê - Trịnh kéo dài đẩy cuộc sống nhiều con người vào đường cùng sẽ thấy ý nghĩa hiện thực và hàm ý tố cáo của tác phẩm rất sâu sắc.

  • Cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

- Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.

Hôn nhân của Vũ Nương và chồng chịu sự cách bức và phân cấp rõ ràng về địa vị và giàu nghèo. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là “nhà giàu” đến độ khi muốn Sinh hoàn toàn dễ dàng dùng tiền để cưới nàng về - hay nói cách khác là dùng tiền để mua cuộc đời và tự do của nàng mặc cho nàng có ưng thuận hay không . Sự phân cao thấp trong gia cảnh và địa vị ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng vì thế mà nàng phải cắn răng chịu đựng bất cứ hành vi thô bạo của chồng.

-  Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:

Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng ngắn chẳng tày gang thì đôi lứa đôi ngả. Chồng phải tòng quân, để lại cho nàng tất cả gánh nặng gia đình. Suốt ba năm, nàng phải gánh vác trọng trách gia đình, thay chồng quán xuyến mọi thứ. Nhưng điều ấy không đau khổ bằng kiếp sống vò võ cô đơn và lo âu không biết chồng mình sống chết ra sao.  

=>Liên hệ tình cảnh người chinh phụ trong tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn.

 - Thân phận bèo bọt

 Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị, vấy bẩn bởi chính người chồng mà mình yêu thương. Không còn cách nào khác, nàng lựa chọn quyên sinh như lối thoát duy nhất để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.

 Sâu xa, cái kết tuy thể hiện niềm mơ ước của tác giả về sự chiến thắng của cái thiện, minh oan cho cái chết đầy oan khuất của Vũ Nương nhưng không hề làm giảm đi tính chất bi kịch của tác phẩm. Hình bóng hiện về của nàng vô cùng rực rỡ nhưng đó chỉ là sự hiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh ngắn ngủi và xa xôi. Sau giây phút đó bóng hình nàng lại tan biến thành hư vô ảo ảnh. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau này không có nơi để quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ được cất cao tiếng nói cho nên “Thiếp chẳng thể trở lại chốn nhân gian được nữa”

Câu 4. Nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.

Trên cơ sở cốt truyện có sẵn trong kho tàng truyện cổ tích (Vợ chàng Trương), tác giả đã sáng tạo lại, sắp xếp, đưa thêm những yếu tố mới để làm mới một tác phẩm dân gian đồng thời truyền tải thêm những suy ngẫm về thời đại, về nhân tình thế thái. Lối viết thu hút nhờ cách dẫn dắt và triển khai mới cho câu chuyện.  Đồng thời cũng được kết hợp với cách dẫn lời thoại nhân vật sinh động, giàu kịch tính và lời dẫn chuyện giàu tính biểu cảm. Trong đó, các đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật rất được chú trọng. Đặc biệt là đoạn nói về nỗi oan khuất của Vũ Nương:

- Tình huống truyện bất ngờ, căng thẳng

- Sự phát triển tâm lí nhân vật hợp lí: từ khi thắt nút lúc đầu được đẩy lên đến đỉnh điểm và dần dần gỡ nút.

- Chi tiết đặc sắc nhất là cái bóng.

Câu 5. Tìm các yếu tố kì ảo. Đưa những yếu tố kì ảo vào câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

- Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về lộng lẫy rồi dần mờ nhạt.

- Ý nghĩa:

+ Việc đan cài các yếu tố kì ảo là đặc trưng của truyện truyền kỳ nhằm tạo dấu ấn với người đọc.

+ Khẳng định một lần nữa vẻ đẹp của lòng tự trọng và khao khát trong sạch của Vũ Nương- một người ở thế giới khác vẫn khao khát phục hồi danh dự.

+ Tạo cái kết có hậu. 

+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về “ở hiền gặp lành”

+ Niềm thương xót và đồng cảm của tác giả với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

  • Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương (ngắn nhất)

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (hay nhất)

Số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ đã có rất nhiều tác phẩm. Tuy nhiên để người đọc luôn nhớ tới và được lưu truyền đến ngày nay có lẽ phải kể đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Câu chuyện là hiện thực cuộc sống, là sự bi kịch tủi nhục của Vũ Nương – đại diện cho người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ.

Câu 1. Tìm bố cục của truyện

Bố cục có thể được chi làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”: Nói về cuộc hôn  nhân của Trương Sinh và Vũ Nương sự xa cách vì chiến tranh và đức hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.

+ Phần 2: Tiếp đến “việc trót đã qua rồi”: Sự oan khuất và cái chết đau thương của Vũ Nương.

+ Phần 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi và oan khuất của Vũ Nương được giải.

Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

- Khi chưa lấy chồng: Vũ Nương được tác giả miêu tả là người đẹp người, đẹp nết… nổi tiếng xa gần về vẻ ngoài xinh đẹp và tư chất ngoan ngoãn vì vậy mà Trương Sinh mới xin mẹ cưới nàng về làm vợ.

- Khi lấy chồng:

+ Khi mới lấy chồng nàng luôn giữ gìn khuôn phép, cư xử khéo léo trong cuộc sống vợ chồng hàng ngày “Nàng cx… thất hòa”. Vì biết chồng hay ghen nàng đã lựa và ứng xử linh hoạt, vì vậy cuộc sống gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc. Có thể nói Vũ Nương là nàng dâu, là người vợ người mẹ mẫu mực tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

+  Trong buổi tiễn chồng đi lính: hành động : nâng chén rượu đầy, tiễn chồng. Lời nói thể hiện tình cảm đằm thắm với chồng đặc biệt là khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc vô bờ bến của người phụ nữ bình dị. Nàng không mong chồng mình lập được công lớn, vinh hoa phú quý nàng cũng chẳng màng, một lòng chỉ mong chàng bình yên trở về là đủ rồi “Thiếp chẳng… đủ rồi”. Nàng cảm thông sâu sắc với những khó khăn, hiểm nguy nơi chiến trận mà chồng mình sắp phải trải qua, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của người vợ trẻ khi xa chồng.

- Khi xa chồng:

+ Với chồng: ngày đếm buồn bã, thương nhớ, nỗi buồn kéo dài hết mùa này qua tháng khác “Mỗi khi … ngăn được”

+ Với mẹ chồng, với con: con trai  luôn được Vũ Nương quan tâm, nuôi dưỡng ân cần để đứa bé không cảm thấy thiệt thòi khi thiếu tình cha. Chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau bệnh tật thuốc thang đầy đủ, khi bà mất thì ma chay lễ tế hết lòng như đối với cha mẹ đẻ.

⇒ Người phụ nữ không những chung thủy mà còn là dâu hiền, hiếu thảo, đức tính của nàng được thể hiện qua lời trăn trối của mẹ chồng. Tác giả để đánh giá cho mẹ chồng của nàng để thể hiện cái nhìn khách quan “ Sau này… phụ mẹ”

Câu 3. Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

         Trương Sinh đi lính về nghe lời ngây thơ của con nhỏ mà đã nghi oan cho vợ mình. Chàng về nhà làm um cho rằng Vũ Nương đã dan díu với người khác mặc cho nàng có hết lời thanh minh. Trương Sinh không nghe lời bệnh vực của hàng xóm nhất quyết đánh đuổi nàng đi. Vì vậy nàng vô cùng đau đớn và thất vọng “Nay đã… trước giờ…” Từ đó cuộc hôn nhân mà nàng ngày đêm gìn giữ ao ước nay đã không thể hàn gắn.

Ngay từ đầu cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh đã không bình đẳng, do nàng là con nhà nghèo được gả cho Trương Sinh vì vậy mà Trương Sinh có phần gia trưởng, tự cho mình cái thế chèn ép. Chính tính cách của Trương sinh luôn đa nghi quá mức, đối với vợ luôn đề phòng đó là nguyên nhân phần nào dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.

Từ bi kịch của Vũ Nương ta thấy được sự bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ, hộ hoàn toàn không có tiếng nói, sẵn sàng bị vùi dập bởi một lí do vô căn cứ, bởi những người đàn ông gia trưởng, bởi cái gọi là đồng tiền và quyền thế, … Họ luôn phải giữ khuôn phép, luôn phải sóng nết na hiền thục hay nói đúng hơi luôn phải sống trong tư thế nhún nhường.

Câu 4. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.

Tác giả dẫn dắt câu chuyện dựa trên cốt chuyện có sẵn, sắp xếp lại một số tình tiết, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa quyết định đến diễn biến của câu chuyện, làm cho câu chuyện hợp lý, tăng độ kịch tính, làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, sinh động hơn.

Tác giả chủ yếu để nhân vật tự thoại, trong những hoàn cảnh, tình tiết phù hợp giúp khắc họa tâm lí nhân vật một cách chân thực. 

Câu 5. Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

*)Những yếu tố kì ảo:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa

- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi … gặp Vũ Nương và được đưa về dương thế

- Hình ảnh Vũ Nương xuất hiện sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải oan cho nàng ở Bến Hoàng Giang…

⇒ Hoàn thiện thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương. Khiến kết thúc có hậu công bằng cho Vũ Nương. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, tác giả đã thay lời hàng nghìn số phận mong muốn một lẽ công bằng, thay đổi số phận nghiệt ngã của họ. Đây là mong muốn, là sự khao khát về một chế độ công bằng của cả một giai cấp, tầng lớp thời bấy giờ.

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái kết bi thảm của của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam xương” đã thể hiện sự thương cảm đối với số phận éo le của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến hà khắc, đồng thời khắc họa vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao của họ.

Tổng kết Chuyện người con gái Nam Xương

Soạn văn người con gái nam xương chi tiết

Các bài viết liên quan Chuyện người con gái Nam Xương: