So sánh trung quốc và hong kong năm 2024

Hồng Kông đã được giao trả cho Trung Quốc từ cách đây 15 năm, thế nhưng quan hệ giữa người dân cựu thuộc địa Anh quốc với người dân Trung Hoa lục địa vẫn không có gì là thân thiện, thậm chí ngày càng xấu đi. Cư dân Hồng Kông vẫn khó chấp nhận sự hiện diện của những người láng giềng phương Bắc, còn người dân lục địa thì trách là họ bị dân Hồng Kông coi thường.

Một bên là một trung tâm tài chính với 7 triệu dân, đa số là người Quảng Đông, sống trong những điều kiện tốt hơn nhiều so với người dân Trung Hoa lục địa. Bên kia là một quốc gia có đến 1,34 tỷ người, đông dân nhất hành tinh chúng ta và là nền kinh tế nay đứng hàng thứ hai thế giới. Tại quốc gia này, hàng triệu người vẫn sống trong cảnh nghèo khó, nhưng số tỷ phú đô la chẳng bao lâu nữa sẽ vượt hơn Hoa Kỳ.

Được sát nhập trở lại vào Trung Quốc sau gần 150 năm là thuộc địa của Anh quốc, người dân Hồng Kông vẫn khó chấp nhận sự hiện diện của những người láng giềng phương Bắc, còn người dân lục địa thì trách là họ bị dân Hồng Kông coi thường.

Đúng là cách đây 20 hoặc 30 năm, khi vùng lãnh thổ này còn là thuộc địa Anh quốc, người dân Hồng Kông vẫn khi dễ người bà con Trung Hoa. Bây giờ, từ khi Trung Quốc bùng nổ kinh tế, họ lại cảm thấy thấp kém hơn dân lục địa.

Với sức mua gia tăng nhanh chóng, người dân Hoa lục ồ ạt đổ đến Hồng Kông ngày càng nhiều để du lịch, làm ăn hoặc định cư hẳn, bơm vào nền kinh tế Hồng Kông hàng tỷ đô la. Thậm chí, nhiều phụ nữ có thai ở Trung Quốc tìm cách sang Hồng Kông sinh con, để được hưởng những phúc lợi xã hội ở Đặc khu hành chính này.

Từ sự chung đụng này đã nẩy sinh những va chạm không thể tránh khỏi do khác biệt quá lớn về lối sống và văn hóa giữa hai bên. Cho nên mới có cảnh một phụ nữ Hồng Kông giận dữ mắng một nhóm du khách Hoa lục ăn uống trong métro bất chấp quy định cấm. Cảnh này được một hành khách quay phim và sau đó được đưa lên mạng, đã gây nhiều phản ứng từ dân Hoa lục.

Một giáo sư đại học Bắc Kinh, ông Khổng Khánh Đồng, tự nhận là thuộc dòng dõi Khổng Tử, đã gọi dân Hồng Kông là một lũ « con hoang », là những kẻ « phản nghịch », là « đồ chó ». Tuyên bố này dĩ nhiên là đã gây phẩn nộ nơi dân Hồng Kông. Cư dân mạng ở Đặc khu hành chính này đã phản công bằng cách góp tiền mua một trang quảng cáo trên tờ Apple Daily, một nhật báo có số phát hành rất lớn, so sánh dân Hoa lục như là những con « châu chấu », một loài sâu bọ đi đến đâu là ăn sạch đến đó.

Cũng trên Internet đang lan truyền một ảnh ghép một người dân Hồng Kông đứng chặn đường tiến của một đoàn châu chấu, khiến người ta liên tưởng đến những bức ảnh nổi tiếng chụp một sinh viên đứng chặn đoàn xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, khi xảy ra phong trào biểu tình đòi dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh.

Không chỉ khác biệt về văn hóa, mà cả về chính trị, giữa Hồng Kông với Hoa lục cũng là cả một trời một vực. Khác với người dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dân Hồng Kông vẫn được quyền tự do ngôn luận, bởi vì chiếu theo các thỏa thuận năm 1997, Đặc khu hành chính này vẫn được hưởng một nền tự trị rộng rãi và các quyền tự do dân chủ, dựa trên nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ».

Nhưng không gian tự do này vẫn thường bị đe dọa và mối lo âu của người dân Hồng Kông càng tăng khi đến gần ngày bầu cử lãnh đạo hành pháp ngày 25/3 tới. Chức vụ này không được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, mà là do một uỷ ban bầu cử gồm những nhân vật thân Bắc Kinh.

Hong Kong là một đặc khu hành chính của Trung Quốc thế nhưng nó lại không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hóa của Trung Quốc đại lục mà có những khác biệt rõ rệt về văn hóa xã hội. Khi bạn đi du lịch ở Hong Kong bạn cần biết được sự khác biệt này sẽ có ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn như thế nào?

  • 'Đã mắt' trước vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hani Trung Quốc
  • Phim Trường Thượng Hải: điểm đến tuyệt vời cho các tín đồ đam mê điện ảnh
  • Đảo Tung Lung Chau Hồng Kông: Thiên đường giữa núi đá và biển cả

So sánh trung quốc và hong kong năm 2024

Sự khác biệt về ngôn ngữ ở Hong Kong và Trung Quốc

Ngôn ngữ chính thống của Trung Quốc là tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại. Từ năm 1995, Quan thoại Bắc Kinh trở thành tiếng phổ thông và tất cả các trường ở Đại lục đều dạy tiếng phổ thông dù nhiều người Trung Quốc vẫn sử dụng phương ngữ tại nhà. Còn ngôn ngữ chính thống của Hong Kong là tiếng Trung và tiếng Anh. Trong thực tế, “tiếng Trung” ở đây là chỉ tiếng Quảng Đông – ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh phía nam của Trung Quốc và khác hoàn toàn so với tiếng phổ thông. Nhưng sự khác biệt ở đây là về cách nói, còn chữ viết của người Hồng Kông hoàn toàn dễ đọc với người Trung Quốc Đại lục miễn là họ vẫn nhớ chữ viết phồn thể. Đi du lịch ở Hong Kong nếu bạn biết tiếng Anh sẽ thuận lợi trong giao tiếp nhưng ở Trung Quốc hầu hết người dân lại không biết tiếng Anh vì vậy có khó khăn hơn. Còn nếu bạn biết tiếng phổ thông Trung Quốc thì khi đến Hong Kong bạn cũng khó hiểu được người dân ở đây nói gì vì họ dùng tiếng Quảng Đông có cách phát âm khác so với tiếng phổ thông.

So sánh trung quốc và hong kong năm 2024
Hong Kong còn dùng chữ phồn thể trong ngôn ngữ

Về mặt chữ viết, chữ giản thể được sử dụng ở Trung Quốc Đại lục, trong khi Hong Kong vẫn duy trì sử dụng chữ viết phồn thể. Chữ giản thể là một phát minh hiện đại và đã được chính phủ Trung Quốc Đại lục thúc đẩy từ những năm 50 của thế kỉ 20 nhằm tăng số lượng người dân biết chữ. Loại chữ này dựa trên chữ phồn thể nhưng được điều chỉnh lại sao cho ít nét hơn và về mặt lí thuyết, giúp chúng trở nên dễ học hơn. Tuy nhiên ở Hong Kong thì bạn có thế thấy các hướng dẫn hay bảng hiệu được dùng tiếng Anh nhiều hơn ở Trung Quốc vì thế sẽ thuận tiện cho việc đi du lịch hơn.

Với người nói tiếng Anh, việc đi du lịch ở Hong Kong là vô cùng dễ dàng vì tất cả các biển hiệu đường phố, văn bản chính thống, dịch vụ chính phủ hay hầu hết các thực đơn và trang web, đều là song ngữ. Ngoài ra, các trường học ở Hong Kong duy trì tiêu chuẩn dạy tiếng Anh tương đối cao và nhiều gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu đa phần đều cho con đi du học các nước như Anh, Mĩ, Úc hoặc Canada. Ngược lại, bạn khó có thể tìm được những người nói tiếng Anh thành thạo trong cuộc sống thường ngày ở Đại lục.

Trải nghiệm về thế kỉ 20 của Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục hoàn toàn khác nhau

Sau sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912, Trung Quốc đã trải qua nhiều thập kỉ bão táp và kịch tính. Đời sống người dân bị dày vò bởi cuộc Nội chiến và Chiến tranh Trung - Nhật; sau khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, hàng triệu người đã chết trong cuộc hỗn loạn của hai chiến dịch Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Cả hai chiến dịch này đều thất bại trong việc biến Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa sản xuất. Chỉ đến những năm 70, khi trạng thái ổn định dần đạt được, Trung Quốc bắt tay vào một loạt các cải cách kinh tế giúp vô số người thoát khỏi đói nghèo và định hình đất nước theo hướng tốt hơn.

So sánh trung quốc và hong kong năm 2024
Hong Kong còn dùng chữ phồn thể trong ngôn ngữ

Trong khi đó, Hong Kong – thuộc địa của Anh đã tiếp nhận một làn sóng người nhập cư chạy trốn khỏi sự xáo động và hỗn loạn của Trung Quốc Đại lục trong suốt thế kỷ 20. Ngoại trừ giai đoạn phải chịu sự chiếm đóng của Nhật Bản từ năm 1941 đến 1945, Hồng Kông phần lớn thoát khỏi những nỗi kinh hoàng mà Trung Quốc phải đối mặt. Nền kinh tế Hong Kong cất cánh từ những năm 50 và 60 trở đi, thúc đẩy sự chuyển đổi thành phố thành một trung tâm tài chính và công nghiệp. Khi thành phố được Anh trao trả trở lại Trung Quốc vào năm 1997, nó đã trở thành một lãnh thổ bán tự trị, cho phép nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Hồng Kông và hệ thống pháp lý độc lập được giữ nguyên.

Xem thêm: Các tour du lịch Hong Kong 2019 giá khuyến mãi

Mạng xã hội và internet cũng có nhiều khác biệt

Trang mạng Weibo và ứng dụng WeChat là hai nguồn phương tiện chủ chốt của phương tiện truyền thông Trung Quốc Đại lục – nơi có hệ sinh thái Internet của riêng mình nhờ vào Bức tường lửa vĩ đại “Great Firewall” mà chính phủ Trung Quốc dùng để kiểm soát Internet do đó nếu muốn truy cập các trang mạng nước ngoài như Google, Facebook khi đi du lịch ở Trung Quốc Đại lục, bạn phải sử dụng VPN.

So sánh trung quốc và hong kong năm 2024
Hong Kong cởi mở khi tiếp nhận các mạng xã hội lớn trên thế giới mà không bị hạn chế như Trung Quốc

Đối lập với Trung Quốc Đại lục, khi đi du lịch ở Hong Kong bạn có thể thỏa thích truy cập Internet không giới hạn, không kiểm soát mà không cần phải dùng VPN. Người dân ở Hong Kong hiếm khi sử dụng các ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc trừ khi họ cần tiến hành việc kinh doanh hay trò chuyện với bạn bè ở Trung Quốc. WeChat là ứng dụng tin nhắn phổ biến nhất ở Hong Kong, trong khi đó các mạng xã hội phương Tây khác như Facebook, Gmail, Instagram hay Snapchat cũng rất phổ biến ở đây.

Phong tục tín ngưỡng cũng khác nhau giữa Trung Quốc và Hong Kong

Đối với nhiều người Hong Kong dường như đã bị phương Tây hóa nhưng thực ra, người dân ở đây có xu hướng mê tín nhiều hơn. Từ niềm tin vào phong thủy cho đến việc đi lễ đền thờ thường xuyên, tham gia các lễ hội dân gian, Hong Kong vẫn giữ được nhiều tín ngưỡng và tập tục truyền thống trông có vẻ kì lạ với nhiều người Trung Quốc. Vì thế khi đi du lịch ở Hong Kong bạn có thể thấy rất nhiều đền chùa, có ở khắp mọi nơi và việc đi chùa thường xuyên của người dân Hong Kong là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đền chùa được xây dựng nhiều hơn ở Hong Kong và các phong tục tế lễ cũng khác nhau ở hai khu vực này.

So sánh trung quốc và hong kong năm 2024
Hong Kong cởi mở khi tiếp nhận các mạng xã hội lớn trên thế giới mà không bị hạn chế như Trung Quốc

Những ví dụ trên đây về sự khác biệt giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục, nếu bạn đang có dự định đi du lịch ở Hong Kong, bạn sẽ không quá lo về sự khác biệt ngôn ngữ hay việc liên lạc với bạn bè và gia đình... bởi vì Hong Kong là một nơi khác biệt so với Trung Quốc mặc dù đây là đặc khu hành chính của Trung Quốc.

Khi nào Hồng Kông thuộc về Trung Quốc?

Trong năm 1984, Chính phủ Trung Quốc và Anh ký Tuyên bố chung về vấn đề Hồng Kông, xác định Hồng Kông trở về Trung Quốc vào ngày 01 tháng 7 năm 1997. Hồng Kông đã trở thành một khu vực hành chính đặc biệt (SAR) của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Hồng Kông và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

kɔ̌ːŋ], tiếng Anh: Hong Kong; /ˌhɒŋˈkɒŋ/), tên chính thức là Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một vùng đô thị đặc biệt, cũng như một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cùng với Ma Cao). Đây đồng thời là địa phương tự trị duy nhất của Trung Quốc.

Trung Quốc đại lục là ở đâu?

"Trung Quốc đại lục" hay "đại lục" thường được người Trung Quốc của cả hai phía của eo biển Đài Loan cũng như trong các cộng đồng Hoa kiều sử dụng. Cụm từ này trung lập trong vị thế chính trị của Đài Loan.

Tại sao lại gọi Trung Quốc là Trung Quốc đại lục?

Đại Lục (大陸; bính âm: dàlù), nghĩa là "cõi đất liền lớn", tức "lục địa". Tên gọi này thường chỉ Trung Quốc đại lục trong văn cảnh chính trị; Đại Lục thường không tính đến vùng đất Hồng Kông, Ma Cao, và Đài Loan. Người đảo Hải Nam cũng gọi Trung Quốc ở đất liền là Đại Lục.