So sánh hợp đồng thuê vs thuê khoán năm 2024

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Nga hỏi như sau:

Hợp đồng khoán việc (còn gọi là hợp đồng thuê khoán việc) là sự thỏa thuận của hai bên. Theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Có hai trường hợp áp dụng hợp đồng khoán việc, gồm:

- Khoán trọn gói: Bên giao khoán, khoán toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí, bao gồm chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc.

Bên giao khoán trả cho người nhận khoán một khoản tiền bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động, lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.

- Khoán nhân công: Người nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ lao động để hoàn thành công việc. Người giao khoán trả cho người nhận một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động.

Bộ luật Lao động năm 2012 không có quy định loại hợp đồng khoán việc. So sánh tính chất, đặc điểm của hợp đồng khoán việc với hợp đồng lao động, nhận thấy:

Hợp đồng lao động là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận việc chỉ cần dùng sức lao động để hoàn thành mọi yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao.

Hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận khoán, ngoài việc sử dụng sức lao động con người, họ còn phải tự mua sắm trang bị công cụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) và cả chi phí nguyên liệu, vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) để hoàn thành công việc giao khoán.

Việc lựa chọn áp dụng hợp đồng lao động, hay hợp đồng khoán việc phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại hợp đồng đó.

Trên thực tế, có một số ít doanh nghiệp giả cách giao kết hợp đồng khoán việc thay vì phải giao kết hợp đồng lao động, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động. Nếu hành vi gian dối bị phát hiện, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Khoản 4, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Về thuế thu nhập cá nhân, hiện nay thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương và các khoản có tính chất tiền công tiền lương nhận được từ hợp đồng khoán việc được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 và hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 65/2013/NĐ-CP đã sửa đổi bởi Khoản 8, Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

Theo luật sư, đối với trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc trọn gói (bao gồm khoán chi phí nhân công; chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí công cụ lao động), để xác định đúng thu nhập chịu thuế từ tiền công cần phải xác định rõ chi phí nhân công (tiền công) trong hợp đồng đó.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Theo quy định tại Điều 483 Bộ Luật Dân sự 2015 Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

So sánh hợp đồng thuê vs thuê khoán năm 2024

- Phân biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản

Tiêu chí Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê khoán tài sản Khái niệm

Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê Đối tượng Vật đặc định, không tiêu hao. Bao gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, quyền sử dụng đất, đất tại các khu công nghiệp, chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Mục đích

Sử dụng tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc khai thác công dụng của tài sản vào mục đích sản xuất.

Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh được từ tài sản. Thời hạn thuê

- Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.

- Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

Do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

Giá thuê

- Do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu Quyền

- Bên cho thuê:

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng;

+ Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

- Bên thuê:

+ Cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý

+ Có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên cho thuê chậm giao tài sản;

+ Có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý;

+ Yêu cầu sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

- Bên cho thuê:

+ Yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa thuận và đúng phương thức

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng

- Bên thuê:

+ Có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.

+ Được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ

- Bên cho thuê:

+ Giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.

+ Bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê;

+ Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê;

+ Bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

- Bên thuê:

+ Sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích;

+ Bảo quản tài sản thuê nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường;

+ Trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận;

+ Trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận và trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận;

+ Chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

- Bên cho thuê:

+ Giao giao đúng thời hạn, tình trạng đã thỏa thuận.

+ Phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.

- Bên thuê:

+ Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;

+ Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình;

+ Trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán;

+ Thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng nếu các bên không có thỏa thuận thời hạn trả tiền thuê;

+ Không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý;

+ Trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

Giao tài sản Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên

Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.

Trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng.

Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

- Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

Đặc điểm của hợp đồng thuê khoán tài sản

- Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đền bù

Khoản tiền mà bên thuê tài sản phải trả cho bên có tài sản cho thuê là khoản đền bù. Khoản tiền thuê tài sản nhiều hay ít do sự thỏa thuận của các bên và thường dựa trên căn cứ thời hạn thuê, vật thuê và giá trị sử dụng của vật.

- Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ

Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận. Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, công dụng, thời hạn, phương thức và trả lại tài sản thuê, tiền thuê.

Hợp đồng thuê khoán tài sản có những đặc thù sau đây:

- Đối tượng của hợp đồng thuê khoán là tư liệu sản xuất gồm: đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác...

- Thời hạn thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

- Mục đích của thuê khoán là khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó.

- Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 484 Bộ luật dân sự 2015, đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quyền của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản

+ Đối với Bên cho thuê khoán

Bên cho thuê khoán có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc người có thẩm quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác.

Bên cho thuê khoán có quyền yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa thuận và đúng phương thức. Tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.

Bên cho thuê khoán có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng trong những trường hợp sau:

Nếu bên thuê khoán vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, dựa trên căn cứ đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Bên cho thuê đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên thuê với một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

So sánh hợp đồng thuê vs thuê khoán năm 2024

Nếu bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán không phải là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán.

+ Đối với bên thuê khoán: bên thuê khoán có quyền yêu cầu bên cho thuê giao đúng tài sản thuê khoán đã thoả thuận; có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuê khoán trong thời hạn thuê. Nếu đối tượng của thuê khoán là súc vật thì bên thuê khoán có quyền hưởng một nửa số súc vật sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về súc vật thuê khoán do rủi ro. Như vậy, nếu không có thỏa thuận trước, súc vật được sinh ra ưong thời hạn thuê khoán thì bên thuê khoán được hưởng một nửa. Ngược lại rủi ro súc vật sinh ra mà chết, bên thuê khoán không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Nghĩa vụ của các bên hợp đồng thuê khoán tài sản

+ Bên cho thuê khoán có nghĩa vụ:

- Giao tài sản cho thuê đúng thời hạn, đúng tình trạng đã thoả thuận;

- Nếu cho thuê súc vật cày kéo mà chết do trở ngại khách quan thì phải chịu một nửa số thiệt hại đó.

+ Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng công dụng, mục đích đã thoả thuận.

Bên thuê khoán có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê, bảo dưỡng tài sản thuê bằng chi phí của mình; có nghĩa vụ thông báo theo định kỳ về tình trạng tài sản, tình hình khai thác công dụng của tài sản. Nếu làm hư hỏng, hao mòn quá mức thoả thuận thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cho thuê.

Bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê khoán, kể cả trong những trường hợp không khai thác được công dụng của tài sản thuê khoán. Trường hợp này không phải do lỗi của người có tài sản mà do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan của bên thuê nên đã không thu được những lợi ích như dự định.

Trong thời hạn thuê khoán, người thuê khoán không được cho thuê khoán lại nếu không được sự đồng ý của bên cho thuê.

2. Các nội dung cần có trong hợp đồng thuê khoán tài sản

- Đối tượng của hợp đồng thuê khoán

- Thời hạn thuê khoán

- Giá thuê khoán

- Giao tài sản thuê khoán

- Trả tiền thuê khoán và phương thức trả

- Khai thác tài sản thuê khoán

- Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán

- Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán

- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán

- Trả lại tài sản thuê khoán

3. Giải đáp thắc mắc về hợp đồng thuê khoán tài sản

- Thời hạn của hợp đồng thuê khoán tài sản

Căn cứ Điều 485 Bộ luật dân sự 2015, thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

So sánh hợp đồng thuê vs thuê khoán năm 2024

- Hợp đồng thuê khoán tài sản có cần công chứng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 thì hợp đồng thuê nhà của bạn không bắt buộc phải tiến hành công chứng, trừ trường hợp các bên tự thỏa thuận với nhau về việc đồng ý công chứng hoặc chứng thực.

4. Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê khoán tài sản

Khi các bên cùng thực hiện hành vi giao khoán tài sản thì quan hệ pháp luật dân sự này cần được ghi nhận bằng hợp đồng. Vì vậy, để hợp đồng có hiệu lực theo quy định pháp luật thì việc các bên cần có cố vấn pháp lý để giúp các bên giao kết hợp đồng một cách có lợi nhất và không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bản thân. Quý khách hàng có thể tham khảo Dịch vụ Luật sư dân sự để hiểu rõ hơn về dịch vụ của chúng tôi.


Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc Tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê khoán tài sản. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc có nhu cầu cần bảo vệ quyền và lợi ích vui lòng liên hệ với Công ty NP Law để được Tư vấn Luật dân sự. Xin cảm ơn!

Hợp đồng khoán và hợp đồng lao động khác nhau như thế nào?

Theo quy định trên, giữa hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc có sự khác nhau như sau: - Dựa vào tính chất công việc: Hợp đồng khoán việc mang tính thời vụ, ngắn hạn, không ổn định. Hợp đồng lao động mang tính ổn định, lâu dài.

Hợp đồng thuê khoán là gì?

Theo quy định tại Điều 483 Bộ Luật Dân sự 2015 Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Thuê khoán tài sản là như thế nào?

Thuê khoán tài sản là thuê tư liệu sản xuất để kinh doanh, vì vậy, phụ thuộc vào công việc kinh doanh của bên thuê mà họ sẽ lựa chọn tư liệu sản xuất phù hợp để thuê, cho nên đối tượng của hợp đồng thuê khoán đa dạng và hình thức phong phú theo hình thức của giao dịch.

Cho thuê và cho mượn khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng này là: việc trả tiền; nếu như thuê tài sản thì bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên thuê thì mượn tài sản thì lại không phải trả tiền.