So sánh hình vị trong tiếng hàn và tieegs việt năm 2024

Nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc, thông qua tài liệu học tập chủ yếu là các giáo trình dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài và quá trình trải nghiệm cùng các bạn Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam, tiếp nối ý tưởng của các công trình nghiên cứu chuyên sâu về kính ngữ của nhà nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam,


chúng tôi tiến hành so sánh hai mảng nội dung chính trong bài nghiên cứu khoa học này. Một là Một số đặc điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hàn trên cơ sở so sánh về ngữ âm, ý nghĩa từ vựng, hình thái câu và chức năng ngữ dụng học. Hai là Sự khác biệt trong giao tiếp giữa tiếng Hàn và tiếng Việt, nội dung phần này chủ yếu đi sâu vào phân tích ý nghĩa các câu nói khác biệt trong những tình huống cụ thể như các câu chào hỏi thông thường, cách nhờ vả, xin lỗi, cách nói chuyện điện thoại và đặc biệt chú trọng vào thay đổi các xưng hô sau khi kết hôn giữa người Việt và người Hàn. Những điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hàn. Về mặt ngữ âm thì đặc trưng của tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, các âm từ tồn tại độc lập không có sự biến đổi tại từ khi thay đổi vị trí kiểu câu. Còn tiếng Hàn là lọai hình ngôn ngữ chắp dính các âm từ có sự liên kết với nhau trong phát âm, có sự luyến âm, phụ âm cuối âm này làm âm mở đầu của âm kế tiếp.Về mặt hình thái thì vai trò của các thành phần câu được xác định bằng vị trí của từ trong câu và ý nghĩa của câu. Nhưng trong tiếng Hàn thì xác đinh không phụ thuộc vào vị trí của từ trong câu mà phụ thuộc vào hệ thống tiểu từ gắn vào sau từ. Đặc biệt cấu trúc của câu trong tiếng Việt đi theo cấu trúc chủ ngữ + vị ngữ + tân ngữ, loại câu được xác định bằng nghĩa của câu và dấu câu. Tuy nhiên trong tiếng Hàn thì xác định kiểu câu phụ thuộc vào hệ thống đuôi câu thể hiện sắc thái của câu và ngữ điệu của câu lên giọng là câu hỏi xuống giọng là câu trân thuật. Đặc tiệt trong tiếng Hàn có sự phân biệt đối tượng đề cập đến kính trọng thông qua hệ thống tiểu từ xác định, đuôi câu kính trọng và một số biến thể đổi từ phù hợp. Trong tiếng Việt không có nội dung này. Về sự khác biệt trong giao tiếp giữa tiếng Hàn và tiếng Việt, do đặc trưng về văn hóa cũng như yếu tố lịch sử nên tiếng Việt và tiếng Hàn có nhiều câu nói khác nhau, nhưng do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi tiến hành so sánh một số trường hợp nhất định. Trong câu chào hỏi thông thường thì đặc trưng là chú trọng vào tính an toàn trong đời sống, trong cách nói xin lỗi cũng như cách nhờ vả cũng có những quy định khác nhau tùy hoàn cảnh. Trong tình huống tại giao tiếp ở nhà hàng hay khi ăn những câu nói có hàm nghĩa đặc biệt như "금강산도 식후경이라" (금강산là núi kim cương). Câu này có nghĩa là “Dù thăm núi Kim cương cũng phải sau khi ăn”, hàm ý là “có thực mới vực được đạo” hay trong tình huống gọi điện thoại khi kết thúc cuộc gọi mọi người thường nói câu “들어가세요” với ý nghĩa “Bác/ anh/ chị về cẩn thận nhé!” Đặc biệt trong tiếng Việt và tiếng Hàn có sự thay đổi cách xưng hô sau khi kết hôn. Có thể nói ở cả Việt Nam và Hàn quốc, việc thay đổi cách xưng hô vô cùng phức tạp nhưng nếu hiểu rõ những vấn đề này thì sẽ tránh được các hiểu lầm giao tiếp không đáng có.

SV. Đinh Thị Thu Hiền SV. Nguyễn Thanh Huyền SV. Nguyễn Thị Hợp K57 Bộ môn Hàn Quốc học

Bình luận của bạn


Giảng viên hướng dẫn: GV Trần Thị Lan Anh Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thúy An – 20CNH02 – 417200193 Biện Thị Mỹ Hạnh – 20CNH02 – 417200208 Lê Nhật Linh – 20CNH02 – 417200222 Đà Nẵng ngày 28 tháng 04 năm 2023 SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÂU HỎI VỀ MẶT NGỮ DỤNG TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

MỤC LỤC

MỤC LỤC
  • MỤC LỤC
  • PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................
  • 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................
  • 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................................
    • 2 Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................
    • 2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................
  • 1. Đối tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu...........................................................................
    • 3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................
    • 3 Phạm vi và cứ liệu nghiên cứu......................................................................................
  • 1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................
  • 1. Ý nghĩa nghiên cứu..............................................................................................................
    • 5 Ý nghĩa lý luận..............................................................................................................
    • 5 Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................................
  • 1. Cấu trúc của đề tài................................................................................................................
  • PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
  • 1 Nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc..............................................................................
  • 1 Nghiên cứu của các học giả Việt Nam...............................................................................
  • 1 Nghiên cứu so sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Hàn và tiếng Việt....
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................
  • 2 Các vấn đề liên quan đến ngữ dụng học.............................................................................
    • 2.1 Khái niệm về ngữ dụng học........................................................................................
    • 2.1 Các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học.........................................................................
    • 2.1 Ngữ cảnh.....................................................................................................................
  • 2 Hành vi ngôn ngữ...............................................................................................................

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................

Ngôn ngữ là một phương tiện cơ bản để giao tiếp và truyền đạt thông tin giữa con người. Nó được coi là một trong những khía cạnh quan trọng của văn hóa và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức, tư duy và văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng. Việc học ngôn ngữ có thể giúp ta hiểu thêm về văn hóa và tư tưởng của các quốc gia và cộng đồng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng của từng loại hình ngôn ngữ. Sự khác biệt giữa các ngôn ngữ có thể tạo ra những rào cản giao tiếp và gây ra sự hiểu lầm. Vì vậy, để đạt hiệu quả giao tiếp, bên cạnh các kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, người học cũng cần trang bị cho bản thân những biểu hiện ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp, Câu hỏi là một công cụ quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ. Nó được sử dụng để thu thập thông tin, tìm kiếm sự giải đáp cho một vấn đề. Các câu hỏi thường được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy, phỏng vấn, hội thảo và các hoạt động giao tiếp hằng ngày, giúp tạo ra một môi trường trao đổi thông tin tích cực giữa người nói và người nghe. Vì vậy người học ngôn ngữ muốn tạo ra một tương tác hiệu quả trong giao tiếp cần nắm rõ cách đặt câu hỏi trong từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau với mục đích khác nhau, và lựa chọn câu trả lời phù hợp trong mối quan hệ với câu hỏi. Bên cạnh đó, ngữ dụng là một nhánh của ngôn ngữ học, nghiên cứu về cách con người sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp, bao gồm cả ngữ nghĩa và ngữ cảnh. Ngữ dụng xem xét tầm quan trọng của ngôn ngữ không chỉ là các thành phần cấu thành nó gồm từ vựng và ngữ pháp, mà còn là cách sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý định, mục đích, tình cảm, phản ứng của người nói và người nghe. Ngữ dụng còn quan tâm đến sự tương tác giữa người nói và người nghe, làm rõ các quy tắc, kiến thức về cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả. Vấn đề ngữ dụng rất quan trọng đối với câu hỏi trong giao tiếp ngôn ngữ. Như đã nói ở trên, câu hỏi được sử dụng để yêu cầu hoặc tìm kiếm sự trả lời cho một vấn đề nào đó. Tuy nhiên nếu xét trên bình diện ngữ dụng, câu hỏi lại mang những mục đích giao tiếp khác nhau tùy theo ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ, câu hỏi được sử dụng với mục đích chào hỏi, là biểu hiện đặc thù của phép lịch sự trong tiếng Việt, mục đích giao tiếp không phải để xác nhận thông tin. Điều này thể hiện rằng mục đích của một câu hỏi không chỉ giới hạn trong việc yêu cầu thông tin, mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp của người sử dụng. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng tăng cường về mọi mặt, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng thị trường tại Việt Nam. Điều này đã tạo ra một nhu cầu lớn về việc dạy và học tiếng Hàn, tiếng Việt cũng như sự hiểu biết chuyên sâu về hai ngôn ngữ này. Tuy nhiên số

lượng các nghiên cứu so sánh đối chiếu về ngôn ngữ của hai quốc gia này khá khiêm tốn, đặc

1 Nghiên cứu so sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Hàn và tiếng Việt....

tiếng Việt. Việc so sánh câu hỏi của tiếng Hàn và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng trong thời hiện tại sẽ có tác dụng lớn đối với những người học tập và nghiên cứu về Việt Nam và Hàn Quốc. Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Hàn và tiếng Việt”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................................

2 Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về bình diện ngữ dụng giữa câu hỏi tiếng Hàn và tiếng Việt. Những kết quả đạt được có thể được áp dụng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau về lý thuyết và thực tiễn.

2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................

Để đạt được mục tiêu chung được nêu ra ở trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:

2 Các vấn đề liên quan đến ngữ dụng học.............................................................................

Thứ hai, tìm hiểu về hành vi ngôn ngữ và phân loại hành vi ngôn ngữ, câu hỏi và hành động hỏi Thứ ba, tìm hiểu khái quát câu hỏi về mặt ngữ dụng và phân loại câu hỏi theo bình diện ngữ dụng Thứ tư, mô tả giá trị ngôn trung của câu hỏi, tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong câu hỏi về mặt ngữ dụng của tiếng Hàn và tiếng Việt.

3. Đối tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu...........................................................................

3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu hỏi và giá trị câu hỏi của tiếng Hàn và tiếng Việt xét theo quan điểm ngữ dụng, đồng thời đưa ra câu trả lời trong mối quan hệ với câu hỏi. Từ đó có thể xem xét, nhìn nhận một cách tổng quan và sâu sắc về câu hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Chúng tôi tập trung nghiên cứu trên bình diện ngữ dụng, không đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo của câu hỏi về mặt hình thái – cú pháp. Thay vào đó, chúng tôi sử dụng các dấu hiệu về hình thức nhằm phân biệt câu hỏi với những câu không mang tính chất hỏi.

3 Phạm vi và cứ liệu nghiên cứu......................................................................................

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu một cách hệ thống giữa câu hỏi trong tiếng Hàn và câu hỏi trong tiếng Việt. Tuy nhiên đề tài “So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Hàn và tiếng Việt” là một đề tài rộng, đòi hỏi nguồn tư liệu lớn. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này dựa trên tư liệu từ các nguồn sau: (1) nguồn tư liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề câu hỏi của các học giả

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1 trình bày tình hình nghiên cứu với nội dung có liên quan trực tiếp đến đề tài của các học giả Hàn Quốc và các học giả Việt Nam, làm cứ liệu cho nghiên cứu. Chương 2 trình bày những tổng quan về lĩnh vực ngữ dụng học bao gồm khái niệm, các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học, ngữ cảnh. Bên cạnh đó, đề tài còn tìm hiểu hành vi ngôn ngữ hỏi và phân loại câu hỏi trên bình diện ngữ dụng, làm cơ sở lý luận cho việc so sánh, đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Chương 3 tiến hành so sánh đối chiếu câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Hàn và tiếng Việt, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của câu hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Cuối cùng là phần Danh mục tài liệu tham khảo.

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................

CHƯƠNG I

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc..............................................................................

Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, các học giả Hàn Quốc đã thực hiện nhiều nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Hàn. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu. Theo Lee Ik Hwan (1984) trong đề tài 의문문의 의미와 기능 ( Tạm dịch: Ý nghĩa và chức năng của câu hỏi), ông đã trình bày một khái niệm mới về câu hỏi trong tiếng Hàn, đó là “câu hỏi nhận thức” (cognitive question), trong đó câu hỏi được coi là một phương tiện để đánh thức ý thức và khám phá tri thức. Theo Yang Myung Hee (2008) trong 국어 의문문의 유형과 응답 유형에 대하 (Tạm dịch: Các loại hình câu hỏi và câu trả lời trong tiếng Hàn), giáo sư đã đưa ra phân loại và phân tích hệ thống về loại câu hỏi và loại câu trả lời trong tiếng Hàn. Luận án đã nêu ra đặc điểm và ví dụ, cung cấp thông tin về phương pháp lựa chọn câu trả lời phù hợp với giá trị ngôn trung của câu hỏi. Ngoài ra đề tài liên quan đến câu hỏi còn xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các tác giả khác như:

  1. Jang Kyeong Ki, (1986), 국어의 부정의문문과 전제 (Tạm dịch: Câu hỏi phủ định và tiền đề trong tiếng Hàn).
  2. Park Jae Yeon (2005) 인식 양태와 의문문의 상관관계에 대하여 (Tạm dịch: Về mối tương quan giữa trạng thái nhận thức và câu nghi vấn), Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Đại học Quốc gia Seoul. Tổng quan lại, các nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc về câu hỏi tập trung vào các khía cạnh cụ thể như câu hỏi chứa từ nghi vấn, câu hỏi phủ định, cấu trúc câu hỏi..., chưa có đề tài nào nghiên cứu câu hỏi về mặt ngữ dụng.

1 Nghiên cứu của các học giả Việt Nam...............................................................................

Theo Nguyễn Việt Tiến (2002) trong luận án Hỏi và câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học (Trên cứ liệu tiếng Pháp, có so sánh với tiếng Việt) đã dựa trên hình thức của các câu hỏi để làm rõ: các giá trị ngữ dụng khác nhau của câu hỏi thông qua các hoạt động hành chức cụ thể trong mối quan hệ tương tác giữa câu hỏi và câu trả lời, giữa câu hỏi và người hỏi, giữa câu hỏi và người được hỏi, giữa câu hỏi và các thông số tình huống khác; các cơ chế cho phép những câu không mang hình thức hỏi có thể tham gia thực hiện hành vi hỏi.

sáng lập ra ngành ký hiệu học là Ch. Morris đề xướng. Ch. Morris đã phân loại ký hiệu học thành ba nhánh chính: nghĩa học (semantics), kết học (syntactics) và dụng học (pragmatics). Trong đó, nghĩa học nghiên cứu về quan hệ giữa các ký hiệu với thế giới hiện thực, nghĩa là giữa ký hiệu và cái được biểu đạt. Kết học nghiên cứu thuộc tính hình thức của các cấu trúc ký hiệu. Dụng học nghiên về cách người sử dụng ngôn ngữ sử dụng các ký hiệu để giao tiếp với người khác. Như vậy, định nghĩa đầu tiên của ngữ dụng học xác định dụng học nghiên cứu về hành vi của người sử dụng ký hiệu trong quá trình giao tiếp thực tế. [1] Năm 1968, Yehoshua Bar-Hillel, một nhà ngôn ngữ học người Israel nổi tiếng trong lĩnh vực ngữ dụng học đã định nghĩa lại ngữ dụng theo quan điểm của mình. Theo ông, ngữ dụng liên quan đến “sự phụ thuộc có tính bản chất trong giao tiếp, bằng ngôn ngữ tự nhiên, giữa người nói, người nghe, ngữ cảnh và bối cảnh ngoài ngôn ngữ, tính khả dụng của kiến thức nền...”. [2] Từ năm 1983 đến nay đã có thêm nhiều định nghĩa mở về ngữ dụng học: Sau đây là một số định nghĩa đó: “Ngữ dụng học nghiên cứu ý nghĩa của người nói, ý nghĩa của ngữ cảnh, nghiên cứu việc người ta có thể thông báo nhiều hơn điều được nói ra như thế nào, nghiên cứu những biểu hiện của những khoảng cách tương đối”. [3, 49] “Ngữ dụng học là ngành học nghiên cứu ngôn ngữ từ phía người dùng, đặc biệt nghiên cứu những sự lựa chọn mà họ thực hiện, những bó buộc mà họ gặp phải khi sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã hội và nghiên cứu tác động của cách sử dụng ngôn ngữ lên người đối thoại của mình trong hoạt động giao tiếp”. [3, 50] “Ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động giao tiếp trong hoàn cảnh xã hội. Hoạt động giao tiếp bao gồm không chỉ hành vi ngôn ngữ - như thỉnh cầu, chào v... mà còn bao gồm cả sự tham gia vào những kiểu hội thoại khác nhau và sự tiếp nhận tương tác trong những sự kiện lời nói phức tạp”. [3, 50] Theo đó, ngữ dụng học được hiểu như một lĩnh vực nghiên cứu về sự sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp và tương tác giữa người nói và người nghe. Nó tập trung vào giá trị ngôn trung của câu nói trong một bối cảnh nhất định. Qua đó, ngữ dụng học đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và giải thích các hiện tượng ngôn ngữ, đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp và truyền đạt thông tin.

2.1 Các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học.........................................................................

Cho đến nay, qua nhiều nghiên cứu, hầu như các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất là ngữ dụng học có một số vấn đề cơ bản như sau: Thí dụ 1: Con chó màu đỏ. Thí dụ 2: Nước sôi ở 100 độ.

Vấn đề đầu tiên của ngữ dụng học là vấn đề chiếu vật và chỉ xuất, trong đó chiếu vật là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học. Bằng hành vi chiếu vật, người nói đưa sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn bằng các từ ngữ, bằng câu. Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Trong thí dụ 1, mệnh đề do nó biểu thị sẽ sai nếu chó quy chiếu với sinh vật được gọi là “chó” những sẽ đúng nếu quy chiếu thí dụ như với các đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ em. Trong thí dụ 2, thí dụ này cho thấy những câu thuộc các diễn ngôn khoa học đều có tính chất độc lập với ngữ cảnh, nhưng câu thí dụ ở trên thì không hoàn toàn độc lập với ngữ cảnh. Câu này chỉ có thể xác định khi biết vật quy chiếu của nước điều kiện áp suất là bao nhiêu, và nói chung là xác định được không gian của nó. Vấn đề thứ hai là vấn đề hành động ngôn từ. Về vấn đề này, các nhà ngôn ngữ học thường tập trung nghiên cứu vào những vấn đề là các hành động ngôn từ, câu ngôn hành và vị từ ngôn hành. Ngôn ngữ học gọi ý định của người nói thực hiện với phương tiện lời nói là hành động ngôn trung, khác với hành động tạo ngôn và hành động xuyên ngôn. Câu ngôn hành là câu mà hành động tạo ngôn tương đương với hành động ngôn trung. Thí dụ như: Một cô bé lớp trưởng nói với bạn học trong lớp: “Tôi yêu cầu bạn trật tự trong giờ học”. Vị từ chỉ những hành động được thực hiện bằng ngôn từ và làm hạt nhân cho câu ngôn hành (như tuyên bố, hứa, yêu cầu...) là vị từ ngôn hành. Vấn đề thứ ba đó là ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (hiểu ngôn). Thí dụ: Vũ hội làm chúng ta quên rằng bây giờ đã 12 giờ đêm rồi. Ý nghĩa tường minh của phát ngôn này là: Vũ hội đã kéo dài đến 12 giờ đêm. Các ý nghĩa hàm ẩn gồm có tiền giả định và hàm ngôn. Tiền giả định: 1 là có một cuộc vũ hội, 2 là vũ hội tổ chức vào ban đêm, 3 là vào ban đêm cần nhớ không nên thức quá khuya, 4 là đối với sinh hoạt thông thường của người Việt Nam, 12 giờ đêm đã là quá muộn rồi. Hàm ngôn: Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, tùy theo ý định của người nói và tùy theo tư cách của người nói phát ngôn trên có thể có hàm ngôn: 1 là chúng ta cần phải giải tán thôi, 2 là vũ hội thành công, chứng cớ là mọi người đã quên cả mệt mỏi vì giờ giấc. Như vậy, một phát ngôn ngoài ý nghĩa được hiểu trực tiếp dựa vào các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, câu...) được gọi là nghĩa tường minh. Ngoài ra còn có rất nhiều ý nghĩa khác mà người nghe, người nhận phải dùng đến thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh, vào các quy tắc điều khiển lập luận..ới nắm bắt được, đó chính là nghĩa hàm ẩn. Tổng quan lại, các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học đều tập trung đến việc ngôn ngữ được sử dụng như thế nào trong ngữ cảnh khác nhau. Các yếu tố như người nói, người nghe, văn hóa, tình huống... đều ảnh hưởng đến cách mà ngôn ngữ được sử dụng và hiểu. Do đó người nghe cần một quá trình suy luận nghĩa của phát ngôn dựa trên ngữ cảnh mà phát ngôn

Nhân vật giao tiếp: Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. [3, 15-17] Hiện thực ngoài diễn ngôn: Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả các yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa... có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn. Hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ phận là hiện thực - đề tài của diễn ngôn, hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường và ngữ huống giao tiếp. [3, 19] Ngữ cảnh là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong ngữ dụng học. Ngữ cảnh khác nhau sẽ đặt lời nói vào những ngữ nghĩa, mục đích khác nhau. Do đó để hiểu được chính xác nội dung của câu ta cần phải đặt câu vào ngữ cảnh phát ngôn và biết được sở chỉ của các thành tố trong câu.

2 Hành vi ngôn ngữ...............................................................................................................

2.2 Định nghĩa hành vi ngôn ngữ và phân loại hành vi ngôn ngữ Thuật ngữ tiếng Anh “Speech act” khi vào Việt Nam đã được các nhà ngôn ngữ học chuyển dịch bằng nhiều tên gọi khác nhau: hành động nói (Diệp Quang Ban), hành vi ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành vi nói năng (Nguyễn Văn Khang), hành động ngôn ngữ (Cao Xuân Hạo). Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng tên gọi hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ là một khái niệm quan trọng trong ngữ dụng học. Lý thuyết hành động ngôn từ (hay hành động lời nói – speech act theory) được khởi xướng bởi J. L. Austin vào năm 1962, đã đưa ngữ dụng học vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tìm hiểu và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học. Theo quan điểm của thuyết hành động ngôn từ thì “nói chính là hành động”. Nghĩa là, khi người ta nói tức là người ta đang thực hiện một hành động như mọi hành động khác trong cuộc sống. Nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã dựa trên cơ sở Lý thuyết hành động ngôn từ của J. L. Austin để nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu, “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiên là ngôn ngữ” [3, 88]. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban cho rằng thuật ngữ hành động nói “chỉ một hành động được thực hiện trong việc nói ra một điều gì như làm cái việc xin lỗi, việc hứa, việc đề nghị, đưa ra một câu hỏi, đặt một cái tên...” [6, 250]. Ngoài ra Ngữ dụng học (1998) của GS Nguyễn Đức Dân đã nếu những cơ sở lý thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ. Dụng học Việt Ngữ (2000) của Gs Nguyễn Thiện Giáp cũng bàn về lý thuyết hành động ngôn ngữ.

Như vậy hành vi ngôn ngữ là các hành động được thực hiện bằng lời nói, mỗi lời nói được hiểu là một hành động ngôn ngữ, trong đó người nói thực hiện một hành động không chỉ để thông báo hoặc miêu tả một cái gì đó mà còn dùng để thực hiện mục đích giao tiếp khác. 2.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ J. L Austin, người đặt nền móng cho Lý thuyết về hành động ngôn ngữ, đã phân loại hành vi ngôn ngữ gồm: hành vi tạo lời (acte locutoire); hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte illocutoire). [3, 88] 1 Hành vi tạo lời là “hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung”. [3, 88] Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. [3, 88] Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo... Khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết [3, 89]. Giả sử một người nói: “ở đây nóng quá”, hành động tạo lời của câu này là hành động phát ra câu nói đó với những từ ngữ có nghĩa nhất định, hành động ở lời của câu này có thể là yêu cầu người nghe mở cửa cho mát, hành động mượn lời có thể là hành động mở cửa của người nghe hoặc chỉ yên lặng không thực hiện yêu cầu đó. Có thể thấy, hành vi ở lời chính là ý đồ giao tiếp của người nói hoặc chức năng mà phát ngôn nhắm thực hiện. [6, 46] Trong ba hành vi ngôn ngữ trên, hành vi ở lời được thảo luận nhiều nhất vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và phân tích các hành vi ngôn ngữ giúp người nghe có thể hiểu rõ hơn về mục đích của người nói và cách mà họ sử dụng ngôn ngữ để tác động đến người nghe. Việc phân loại hành động này là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh luận. Trong việc phân loại hành động ở lời, một vấn đề cũng được đặt ra là sự phân biệt hành động ở lời trực tiếp với hành động ở lời gián tiếp. Hành động ở lời trực tiếp thường được hiểu là “hành động được sử dụng đúng với mục đích của nó” [Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương, 2010, tr]. Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn ngữ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng [4, tr. 54]. “Khi có mối quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một hành động ngôn từ gián tiếp.” [4, tr. 55]. Chẳng hạn câu (1): Anh có thể chuyển ve muối cho tôi được không? Tuy hình thức thì có hành vi ở lời là hỏi, nhưng mục đích lại không phải 1 Trong các tài liệu Việt ngữ học, hành vi tạo lời còn được gọi là hành vi tại lời, hành vi mượn lời được gọi là hành vi sau lời, hành vi ở lời được gọi là hành vi ngoài lời.

cấp thông tin chưa biết cần biết, thực hiện trực tiếp bởi các biểu thức kết cấu hỏi, thực hiện gián tiếp bởi các biểu thức không mang hình thái kết cấu hỏi. (Dẫn theo [9, 71]). Như vậy, câu hỏi là một loại câu được sử dụng để yêu cầu hoặc đòi hỏi thông tin về một vấn đề chưa được cung cấp, đồng thời còn mang một giá trị gián tiếp ngoài giá trị hỏi. Đó cũng là đối tượng nghiên cứu mà đề tài chúng tôi hướng đến. 2 Câu hỏi về mặt ngữ dụng 2.3 Khái quát chung về câu hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo quan điểm ngữ dụng Khi coi hỏi là một hành vi ngôn ngữ, chúng ta phải xem xét các giá trị tại ngôn khác nhau của câu hỏi, trong mối tương quan với việc thực hiện hành vi hỏi và một số hành vi ngôn ngữ khác. Về điểm này, Apostel đã cụ thể hóa quan điểm của Searle [1972: 54-55]: “Hỏi không chỉ là sản sinh ra các phát ngôn có một hình thức cú pháp nhất định nào đó. Chúng ta đều biết là câu nghi vấn có lúc thì hoạt động như một biểu thức ra lệnh, có lúc thì hoạt động như một biểu thức để khẳng định. Như vậy, một lý thuyết thuần túy về cú pháp về hỏi là không được. Hỏi, đó là sử dụng các hoạt động ngôn ngữ nhằm một mục đích nào đó” [ APOSTEL; 1981: 23]. Cũng với tình thần như vậy nhưng Borillo thì cụ thể hơn khi cho rằng: “Có những sự khác biệt rõ rệt trên bình diện tại ngôn giữa cái mà ta có thể gọi là những câu hỏi thực, có nghĩa là những câu hỏi tạo nên những yêu cầu thông tin thực thụ và một loạt những phát ngôn, mặc dù vẫn giữ hình thức hỏi nhưng không tương ứng với những hành vi ngôn ngôn ngữ mà động cơ là nhu cầu và mong muốn hiểu biết” [ BORILLO;1978: 69]. Theo đó sẽ có một vấn đề cần xem xét như sau: Thông qua hành vi hỏi, ta có thể thực hiện những hành vi khác. Nói cách khác, ngoài chức năng là công cụ để thực hiện hành vi hỏi, câu hỏi, thông qua các giá trị tại ngôn gián tiếp khác nhau, còn có thể làm công cụ để thực hiện một số hành vi khác. Như vậy, nếu coi cấu trúc hỏi là cái biểu đạt tại ngôn khác nhau của câu hỏi như cái được biểu đạt, thì chúng ta có thể coi đây là hiện tượng đa nghĩa ngữ dụng hay đa nghĩa tại ngôn. Ngoài ra, trong tiếng Việt, có những hình thức nghi vấn chỉ dùng để phủ định: công dụng của những câu như “Tôi có nói gì đâu?” hay “Nó có bao giờ trốn học” không bao giờ là “hỏi”, mặc dù về hình thức đó là những câu hỏi mang ngữ điệu nghi vấn và được người nghe cảm giác như những câu. Nhìn từ góc độ dụng pháp, đó là câu phủ định mang một màu sắc riêng. Tiếng Hàn cũng tương tự như vậy. Thí dụ như: (Mẹ nói với con) 도대체 왜 이렇게 집을 어지렵혔어? (Tạm dịch: Sao con làm nhà trở nên lộn xộn như vậy). Ta thấy, đây là một câu mang hình thức của câu hỏi, tuy nhiên nếu xét trong tình huống đó, người mẹ đặt câu hỏi

không phải để yêu cầu con trả lời mà đang phàn nàn đứa con. Như vậy, thông qua hành động hỏi, người mẹ đang thực hiện hành động khiển trách. Như vậy, câu nghi vấn (câu hỏi) của tiếng Việt cũng như của rất nhiều thứ tiếng khác (bao gồm tiếng Hàn), ngoài giá trị hỏi (yêu cầu thông báo) là giá trị ngôn trung trực tiếp của nó còn có thể có một (những) giá trị ngôn trung phái sinh (phủ định, khẳng định, tỏ ý ngờ vực, thách thức, tranh luận...) và trong nhiều trường hợp, các giá trị ngôn trung “phái sinh” này lại là công dụng và mục đích duy nhất của câu nói [8, 392]. Vì vậy người nói và người nghe không chỉ dừng lại ở các yếu tố hiện hiện trong phát ngôn mà phải gắn phát ngôn đó với ngữ cảnh, một trong những nhân tố quan trọng phản ánh giá trị ngữ dụng, để tăng hiệu quả giao tiếp. 2.3 Phân loại câu hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo quan điểm ngữ dụng Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu về câu hỏi dựa trên các giá trị ngôn trung của chúng trong hai thứ tiếng được công bố trong các công trình của các học giả Hàn Quốc như (Lee Ik Hwan, Lee Sun Mi, Yang Myung Hee...) và các học giả Việt Nam như (Cao Xuân Hạo, Nguyễn Việt Tiến...) chúng tôi đi đến phân biệt các dạng câu hỏi với các giá trị ngôn trung của chúng trong một bảng tổng hợp sau đây: Bảng 1: Bảng tổng hợp các giá trị ngôn trung của câu hỏi tiếng Hàn và tiếng Việt Tiêu chí Loại câu hỏi Giá trị ngôn trung Hàn Việt Câu nghi vấn chính danh

  1. Câu hỏi – yêu cầu thông tin Yêu cầu một thông tin từ người được hỏi.
+ +
  1. Câu hỏi – yêu cầu sự xác nhận, đồng tình Nhằm xác nhận lại một giả thiết, thông tin.
+ +
  1. Câu hỏi – điều tra Nhằm thăm dò ý kiến, thái độ của đối phương về một hành động nào đó.
+
  1. Câu hỏi – lặp Hỏi lại một câu đưa ra từ một câu xác tín hay một câu hỏi trong ngữ cảnh đứng trước.
+ +

Câu nghi vấn có giá trị phỏng đoán 5. Câu hỏi – phỏng đoán Bày tỏ thái độ phân vân, không quả quyết về tính chính xác của mệnh đề được biểu thị trong câu.

+ +

Câu nghi vấn có giá 6. Câu hỏi – gợi ý Đưa ra đề nghị về một hành động mà người nghe có thể làm.

+ +
  1. Câu hỏi – yêu cầu Đưa ra một yêu cầu, mệnh lệnh thông + +

chính danh muốn lấy trả lời làm hiệu quả của hành vi, làm lý do để tồn tại. Không mấy ai đưa ra câu hỏi nếu biết chắc rằng sẽ không nhận được câu trả lời, đáp hoặc tín hiệu trả lời. Trả lời xuất hiện là do hỏi. Nội dung của trả lời là phần chưa rõ nên bị bỏ trống ở hỏi. Chung quy lại, hỏi và trả lời giả định sự tồn tại cho nhau vì hỏi là phương thức tìm kiếm kiến thức còn trả lời là phương thức cung cấp kiến thức. Bên trong mối quan hệ này chứa đựng nhiều vấn đề liên quan đến quy tắc tổ chức câu hỏi và câu trả lời hay nói cách khác là quy tắc tổ chức liên kết đối thoại: hỏi cái gì trả lời cái ấy... [7] Với những giá trị ngôn trung khác nhau, câu hỏi sẽ được hồi đáp bằng nhiều phản ứng đa dạng của người bị hỏi. Kerbrat-Orecchioni đã phân biệt các dạng hồi đáp cho một câu hỏi như sau: Thứ nhất, đó là: “Câu trả lời vs câu phản đáp” (réponse vs réplique). Câu trả lời gắn kết liên hoàn với nội dung của câu hỏi, trong khi câu phản đáp (réplique) - loại phản ứng hiếm gặp, được coi như những trường hợp đặc biệt - lại đặt dấu hỏi về tính chính xác của câu hỏi, ví dụ: 가: 이거 어떻게 켜야 돼요? (Làm sao để bật cái đèn này lên nhỉ?) 나: 설명서를 읽을 줄 모르세요? (Anh không biết đọc hướng dẫn sử dụng à?) Thứ hai, đó là: “Câu trả lời thừa nhận “không biết”” (Aveu d’ignorance). Hồi đáp cho một câu hỏi toàn bộ hoặc một câu hỏi bộ phận có thể là một câu trả lời thừa nhận người được hỏi không biết thông tin. Không đến mức vi phạm nghiêm trọng như phản ứng im lặng hay những câu phản đáp trước một câu hỏi, câu trả lời tôi "không biết” cũng vẫn làm cho người hỏi thất vọng; trong trường hợp không biết thông tin, phép lịch sự trong giao tiếp bằng lời khuyến cáo người được hỏi đưa ra một lời xin lỗi để bày tỏ sự "đền bù" cho việc không thỏa mãn người hỏi. Ví dụ: 가: 혹시 화장실이 어디 있나요? (Tạm dịch: Cho hỏi nhà vệ sinh ở đâu?) 나: 미안해요, 저도 여기 처음 왔어요. (Tạm dịch: Xin lỗi, tôi cũng lần đầu tới đây.) Nếu thiếu lời xin lỗi, câu trả lời "không biết" sẽ chuyển thành dạng phản ứng nghịch: 가: 혹시 화장실이 어디 있나요? (Tạm dịch: Cho hỏi nhà vệ sinh ở đâu?) 나: 내가 어떻게 알아요? (Tạm dịch: Làm sao tôi biết được chứ?) Thứ ba, đó là: “Câu trả lời và sự định hướng của câu hỏi” (réponse et orientation de la question). Thông thường, hồi đáp cho một câu hỏi toàn bộ là một câu trả lời khẳng định hoặc phủ định (có/không). Đối với câu hỏi không định hướng, thì cả hai loại câu trả lời trên đều có thể được chấp nhận ngang bằng nhau. Tuy nhiên, câu hỏi thường là có định hướng, tức là nó

trông chờ hoặc là một câu trả lời khẳng định hoặc là một câu trả lời phủ định, đồng thời lại để cho người đáp quyền tự do đưa ra câu trả lời ngược lại với sự mong đợi của người hỏi [11]. Trọng tâm nghiên cứu câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng không chỉ tập trung nghiên cứu câu hỏi với tư cách là một đơn thoại mà phải đặt câu hỏi vào mối quan hệ với câu trả lời. Điều này là vì trên phương diện diễn ngôn chính, câu trả lời là ngữ cảnh diễn ngôn trực tiếp (cotexte discursif direct) của câu hỏi. Hỏi và trả lời luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động giao tiếp đối thoại. CHƯƠNG III ĐỐI CHIẾU CÂU HỎI VỀ MẶT NGỮ DỤNG TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 3 Mô tả giá trị ngôn trung của câu hỏi về mặt ngữ dụng trong tiếng Hàn và tiếng Việt 3.1 Trong tiếng Hàn Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân loại giá trị ngôn trung của các câu hỏi trong tiếng Hàn dựa trên một số tác phẩm, bao gồm 운수 좋은 날 (1925) của Hyun Jin Geon (tạm dịch: Một ngày may mắn), 나무꾼 선녀 (tạm dịch: Nàng tiên nữ và chàng tiều phu), 엄마를 부탁해 của Shin Kyung-sook (tạm dịch: Hãy chăm sóc mẹ), 금수회의록(1908) của An Kook Seon (phiên âm tiếng Hán: Cầm thú hội nghị lục), 놀부와 흥부 (phiên âm: Nol Bu và Heung Bu), 옥상의 민들례꽃 (1979) của Park Wan Seo, 두근두근 내 인생 (2014) của Kim Ae Ran. Về mặt tần số xuất hiện, kết quả thống kê cho thấy các câu hỏi trong tập ngữ liệu tiếng Hàn tương đối phong phú về thể loại (18 loại), biểu đạt nhiều giá trị ngôn trung khác nhau của câu hỏi, đi từ câu hỏi yêu cầu thông tin đến câu hỏi duy trì tương tác. Loại câu hỏi yêu cầu thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất (22,89%), tiếp đến là câu hỏi yêu cầu sự xác nhận, đồng tình (15,06%). Tiếp theo đó chiếm vị trí thứ ba là câu hỏi khiển trách (14,46%), chiếm vị trí thứ tư là câu hỏi giễu cợt (13,86%). Câu hỏi khẳng định (9,64%) và câu hỏi phủ định (8,42%) lần lượt chiếm vị trí thứ 5 và 6. Các loại câu hỏi khác chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, lần lượt là câu hỏi điều tra (6,02%), câu hỏi tu từ (6,02%), câu hỏi phỏng đoán (4,82%), câu hỏi gợi ý (4,82%), câu hỏi cảm thán (4,22%), câu hỏi yêu cầu hành động (1,81%), câu hỏi cảnh cáo (1,81%), câu hỏi duy trì tương tác (1,82%), câu hỏi lặp (1,81%), câu hỏi lễ nghi (1,2%), câu hỏi xin phép (0,6%), câu hỏi cung cấp thông tin (0,6%). Kết quả tổng hợp trên đây được khảo sát từ một tập ngữ liệu khiêm tốn bao gồm 166 câu hỏi được thu thập từ 7 tác phẩm văn học Hàn Quốc. Đây chỉ là một nguồn ngữ liệu nhỏ nhưng vẫn cung cấp tương đối đầy đủ các giá trị ngôn trung rất đa dạng của câu hỏi tiếng Hàn. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện của các loại câu hỏi còn phụ thuộc vào thể loại và mục đích của tác phẩm, do đó, kết quả chỉ mang tính tương đối.