So sánh hai hình tượng sông đà và sông hương

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về sự tương đồng và nét độc đáo riêng của hình tượng sông Đà và sông Hương trong hai tác phẩm: “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

  1. Mở bài

Sông nước quê hương từ lâu đã là mạch nguồn tuôn chảy trong nền văn chương nghệ thuật dân tộc. Trong đó, có lẽ gợi cảm, độc đáo hơn cả là hình tượng sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hình tượng hai con sông ấy dường như đã kết đọng những vẻ đẹp của sông núi quê hương và là những đỉnh cao văn chương của hai nhà tuỳ bút xuất sắc bậc nhất văn đàn.

  1. Thân bài
  2. Sự tương đồng của hai hình tượng

1.1. Sông Đà và sông Hương đều mang những nét đẹp của sự hùng vĩ

  1. Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà thể hiện qua sự hung bạo dữ dội của nó trên nhiều phương diện :

– Hướng chảy “độc Bắc lưu” …

– Bờ sông dựng vách thành …

– Thác nước dày đặc

– Các hút nước nguy hiểm …

– Trùng vi thạch thuỷ trận (phần về trùng vi thạch thuỷ trận chỉ gợi sơ qua)

  1. Sông Hương cũng thật hùng vĩ khi đi giữa lòng Trường Sơn

– Sông Hương là “ bản trường ca của rừng già” hùng tráng dữ dội “ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “cuộn xoáy như cơn lốc …”

– Ở khúc thượng nguồn ấy, sông Hương đầy hoang dã, phóng khoáng- như “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, có “ một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”…

1.2. Hai dòng sông đều lấp lánh vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn

  1. Sông Đà :

– Dáng vẻ tuôn dài như áng tóc trữ tình…

– Sắc nước thay đổi từng mùa…

– Hội tụ bao vẻ gợi cảm …

  1. Sông Hương :

– Ở thượng lưu: cũng đã thật trữ tình mĩ lệ “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”

– Khi về đến đồng bằng sông Hương giống như “ người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức.”

– Khi vào giữa lòng thành phố Huế sông Hương như“điệu slow tình cảm”- một giai điệu trữ tình chậm rãi dành riêng cho xứ Huế.v.v…

1.3. Hình tượng hai con sông đều được khắc hoạ bằng ngòi bút tài hoa uyên bác: cả hai nhà văn đều đã vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc hoạ hình tượng. [phân tích cái nhìn điện ảnh, quân sự, hội họa…]

  1. Nét độc đáo của mỗi hình tượng

2.1. Hình tượng sông Đà :

– Được tô đậm nhất ở nét hung bạo dữ dội – tập trung rõ nét nhất ở hình ảnh trùng vi thạch thuỷ trận: đầy tướng đá, quân nước, hàng tập đoàn cửa tử …

– Sông Đà được cảm nhận chủ yếu thông qua lăng kính nghiêng về sự phi thường khác lạ: tiếng nước như tiếng rống ngàn con trâu mộng giữa rừng luồng nứa nổ lửa; đá trên sông như những tên tướng mặt gỗ ngược …

– Sự hung bạo dữ dội của Đà giang đã làm cái nền thể hiện tài hoa trí dũng của người lái đò sông Đà

2.2. Hình tượng sông Hương :

– Được tô đậm nhất ở nét lãng mạn nữ tính – sông Hương luôn mang dáng vẻ một người gái đẹp, say đắm tình yêu: “cô gái Di -gan phóng khoáng…”; “ người gái đẹp nằm ngủ mơ màng”; “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya; sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa… ; trong đời thường sông Hương “làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.

– Sông Hương được nhìn chủ yếu qua lăng kính tình yêu:

+ Xuôi về phía thành phố là “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp

+ Khi vào giữa lòng thành phố Huế sông Hương “mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”…,

+ Trước khi đổ ra cửa biển, Sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu với ” nỗi vương vấn , cả một chút lẳng lơ kín đáo …

– Thông qua hình tượng Hương giang mang đậm chất nữ tính ấy, nhà văn đã thể hiện được vẻ đẹp lãng mạn trữ tình thơ mộng của đất trời và con người xứ Huế .

  1. Đánh giá chung

– Qua những vẻ đẹp tương đồng của sông Đà và sông Hương cho thấy sự gặp gỡ của hai ngòi bút ở tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào đối với non sông đất nước.

– Những nét riêng ở hình tượng sông Đà và sông Hương thể hiện tài năng văn chương độc đáo của mỗi nhà văn

Trải dọc suốt chiều dài đất nước Việt Nam thân thương, có lẽ nổi bật lên tất cả cùng với ” rừng vàng biển bạc” chính là những dòng sông xanh ngát với những vẻ đẹp rất riêng. Và một vài trong số những con sông tuyệt đẹp ấy đã được đưa vào những trang văn đầy bay bổng, đầy nghệ thuật. Qua hai tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và “ai đã đặt tên cho dòng sông” hai cây bút tiêu biểu của nền VHVN hiện đại NT và HPNT đã khắc họa một cách tuyệt mỹ, đầy tinh tế vẻ đẹp của con sông Hồng nên thơ đầy nữ tính cũng như Đà giang hung bạo nhưng cũng rất đỗi trữ tình.

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền VHHĐ Việt Nam, có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền văn xuôi đặc biệt là truyện ngắn và bút kí. NT có phong cách độc đáo rất mực tài hoa uyên bác, ông luôn thể hện cái tôi nghệ sĩ luôn đi tìm cái đẹp cái biệt lệ phi thường. Thiên tùy bút NLĐSĐ được rút từ tập “sông Đà, kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc 1958-1960. Qua tác phẩm đã thể hiện những khám phá mới mẻ và đầy say mê của tác giả trước vẻ đẹp của con người, thiên nhiên Tây Bắc và đặc biệt là dòng sông đà. Về phía Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn cũng là một đại diện tiêu biểu của nền VHVN hiện đại, có những thành công với thể loại kí với lối viết uyên bác tài hoa. “ADDTCDS” là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách của ông, ngợi ca vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên con người xứ Huế. Qua hai tác phẩm kể trên, sông Đà và Sông Hương được khắc họa có những nét rất giống nhau về sắc thái, cả hai đều mang một vẻ đẹp hùng vĩ và cũng có sắc thơ mộng trữ tình, và đều được miêu tả qua ngòi bút rất mực tài hoa uyên bác. Tuy nhiên, nét riêng nét đặc sắc của Sông Đà nằm ở sự dữ dội, hung bạo hung hãn tạo cho người đọc cảm giác mạnh, trong khi đó sông Hương lại nổi bật lên với một vẻ phong tình đầy nữ tính.

Đầu tiên hai con sông tuyệt đẹp có những nét tương đồng hòa quyện. Sông Đà và sông HỒng đều được hiện lên như như những sinh thể có hồn sống động. với những nét tính cách đặc trưng, và vẻ đẹp rất riêng biệt. Ở dòng sông Đà, ta thấy được sự dữ dội, của những dòng chảy ngông ngược ngạo nghễ, hay những tiếng gầm đầy cuồng nộ của chân trời đá, hay sự chực chờ vồ lấy con người của những

thạch trận, cho đến những nét đẹp đầy thơ mộng trữ tình của con sông khi đêm xuống... Tất cả dường như là hiện thân của một sinh thể với hai nét tính cách riêng biệt đối lập. Còn về phía sông Hồng, người đọc ta có thể nhận ra cái nét tính cách của một người thiếu nữ đang đi tìm đến với tình yêu của cuộc đời mình, từ chút hoang dại như một cô gái di-gan cho đến một người phụ nữ e lệ dịu dàng khi chảy trong lòng xứ Huế yêu thương và cuối cùng là sự ý tứ, dịu dàng khi tiễn biệt “người yêu” để chảy ra biển... Cả hai dòng sông dường như hai sinh thể sống động, tất cả hiện lên đầy chân thực và có những nét tính cách rất rõ nét.

Tiếp theo đó, cả sông Đà và sông Hương đều mang 2 nét đẹp : hùng vĩ và thwo mộng. Sự hùng vĩ dữ dội của sông đà thể hiện qua những dòng chảy đầy ngông ngược, chảy ngược lên trên, hay những vách đá cao thẳng đứng đầy sự thách thức với con người; hay qua mặt ghềnh hát long, , cái hút nước được ví như “ cái giếng bê tong”, chân trời đá với những âm thanh gầm rú đặc biệt là trùng vi thạch trận hung dữ như là kẻ thù số một của con người, tất cả đã làm rõ lên sự hùng vĩ của ĐÀ giang. Còn dòng sông Hương cũng như vậy, ở phía thượng nguồn, khi chảy giữ lòng Trường Sơn, dòng sông cũng mang một vẻ đẹp đầy phóng khoáng man dại như một người con gái Di gan hoang dại nhưng cũng đầy quyến rũ. Khong những vậy, hai dòng sông cũng đều mang vẻ đẹp thơ mộng rất đỗi trữ tình. Vẻ đẹp ấy của sông Đà được nổi bật lên qua hình ảnh so sánh “ như một áng tóc trữ tình”, gợi tả được nét mềm mại duyên dáng mà rất mực gợi cảm của dòng sông; màu nước , nhịp chảy cũng như sự thay đổi góc nhìn của tác giả cũng đã làm nổi bật vẻ đẹp cổ kính trữ tình thơ mộng của dòng sông. Sông Hương phía bên kia cũng với dòng chảy dịu dàng và đắm say, từ vùng ngoại vi cho đến khi nằm trong lòng xứ Huế rồi ra biển, dòng sông mang vẻ đẹp dịu nhẹ của người con gái mơ màng tìm đến tình yêu của đời mình. Cuối cùng, cả hai dòng sông đều được miêu tả thông qua hai phương diện: địa lý và văn hóa hết mực tài tình và đầy chiều sâu bởi ngòi bút tài hoa uyên bác. HPNT và NT đã thành công khi khắc họa sông hương