So sánh.ncc.và go chain

Đi đôi với sự phát triển mọi mặt về nền kinh tế, lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn về chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, chiến lược Marketing… để tạo sự tin tưởng với khách hàng. Việc ứng dụng Value Chain (chuỗi giá trị) hiệu quả giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Không thể phủ nhận vai trò và tầm ảnh hưởng lớn của mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất và kinh doanh. Hãy cùng ATALINK tìm hiểu cụ thể về chuỗi giá trị – Value Chain trong bài viết này.

So sánh.ncc.và go chain

1. Giới thiệu về chuỗi giá trị

1.1. Định nghĩa chuỗi giá trị

Value Chain (Chuỗi giá trị) chính là mô hình kinh doanh (Business Model). Nó mô tả cụ thể các bước trong quy trình hoạt động nhằm tạo dựng và nâng cao giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ đối với người tiêu dùng. Quy trình cơ bản trong chuỗi giá trị như thiết kế sản phẩm, sản xuất ra thành phẩm, tiếp thị và phân phối trên thị trường.

Năm 1985, Value Chain (Chuỗi giá trị) được đưa ra lần đầu tiên bởi Michael Porter trong cuốn sách “Competitive Advantage”. Chuỗi giá trị có thể được sử dụng để phân tích và đánh giá về chất lượng quy trình thông qua các hoạt động. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nâng cao sự hiệu quả và làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

So sánh.ncc.và go chain
Định nghĩa về Value Chain (Chuỗi giá trị)

Việc tìm hiểu phân tích chuỗi giá trị (Value Chain Analysis) có thể được xem là một trong những quy trình chiến lược cho doanh nghiệp. Điều này giúp nội bộ có thể xác định cụ thể về các hoạt động đã mang đến lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Mục tiêu chủ chốt của việc phân tích chuỗi giá trị chính là xác định thực tiễn và quy trình phân biệt chiều hướng tốt hoặc xấu của một công ty so với các đối thủ cạnh tranh.

Chuỗi giá trị là phương pháp có thể giúp doanh nghiệp phân tích rõ ràng những hoạt động để tạo ra sản phẩm. Sau khi phân tích, kết quả dùng đánh giá các phương pháp để cải thiện về lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, tổ chức doanh nghiệp xác định thế mạnh so với đối thủ khác. Thông thường, lợi thế cạnh tranh sẽ được chia thành ba loại chính:

  • Lợi thế tầm nhìn: Lợi thế này xảy ra khi một doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh, hoặc có khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên, công nghệ hoặc kênh phân phối tốt hơn. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
  • Lợi thế về chi phí: Mục tiêu chính của chiến lược là trở thành nơi cung cấp có mức chi phí thấp trong ngành hoặc thị trường chung. Khi một doanh nghiệp có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp đó có lợi thế chi phí thấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu và nguồn chi phí thấp còn giúp giảm thiểu mức giá chung của một sản phẩm / dịch vụ.
  • Lợi thế khác biệt hóa: Lợi thế này xảy ra khi một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ có tính độc đáo hoặc phù hợp với nhu cầu của một phân khúc thị trường cụ thể. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cao hơn và đạt được lợi nhuận cao hơn.. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, phát triển để không ngừng đổi mới.

1.2. Phân biệt Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng

Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng có sự tương đồng với nhau, gây ra sự hiểu lầm giữa hai khái niệm này.

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) chính là một hệ thống lớn bao gồm các tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và nguồn lực có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng còn tạo sự kết nối giữa các kênh đối tác như nhà kho, những nhà bán lẻ, khách hàng và sự vận chuyển hàng hóa.

So sánh.ncc.và go chain

Ngược lại, Chuỗi giá trị (Value Chain) được xem là hệ thống tổ chức các hoạt động để phân tích chính xác. Mục đích chính là thiết lập các thông tin liên lạc từng giai đoạn nhằm bảo đảm sản phẩm đến tay khách hàng liền mạch.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng (Supply Chain) và chuỗi giá trị (Value Chain):

Value Chain (Chuỗi giá trị)Supply Chain (Chuỗi cung ứng)Nội dungLiên quan đến hoạt động phân tích Insight khách hàng, lập kế hoạch sản xuất và tăng giá trị tại các bước quy trìnhLiên quan đến doanh nghiệp, con người và hoạt động thu mua, hậu cần, chuyển đổi và giao thành phẩmTiến trìnhQuản lý kinh doanh Quản lý hoạt độngHoạt độngTăng giá trị sản phẩmTạo điều kiện sản xuất và phân phối các sản phẩmQuy trình cơ bảnBắt đầu từ yêu cầu của khách hàng và phát triển thành phẩmBắt đầu từ yêu cầu sản phẩm và giao sản phẩmCác bước thực hiện Nghiên cứu, đổi mới, phát triển, thử nghiệm, đóng gói, bán hàng, tiếp thị và cung cấp dịch vụ sau khi bán hàngXử lý đơn hàng, thu mua nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, lắp ráp, tiếp thị, phân phối, giao hàng và hỗ trợ khách hàngKhách quanCung cấp lợi thế cạnh tranhSự hài lòng của khách hàng

2. Thành phần chuỗi giá trị (Value Chain)

Ngoài việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chi phí, mô hình chuỗi giá trị còn cung cấp thêm những lợi ích cơ bản. Đầu tiên, giúp cho tổ chức doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác. Thứ hai, xác định được điểm chốt kém hiệu quả để gỡ bỏ các vướng mắc. Thứ ba, tối ưu hoạt động nhằm tối đa đầu ra, giảm thiểu một số chi phí phát sinh. Thứ tư, hiểu cụ thể về năng lực, thế mạnh hoặc lĩnh vực cần phải cải thiện. Cuối cùng là hiểu rõ mối liên hệ giữa hoạt động và lĩnh vực trong một doanh nghiệp tổ chức nào đó.

Để phát triển dịch vụ, doanh nghiệp cần phải có một quy trình và hệ thống cơ bản bao gồm các hoạt động chính và các thành phần phụ hỗ trợ. Thông thường sẽ có năm hoạt động chính là hậu cần đầu vào, sự vận hành, hậu cần đầu ra, tiếp thị bán hàng và dịch vụ. Những thành phần phụ hỗ trợ là cơ sở hạ tầng, quản lý nhân sự, phát triển công nghệ và mua sắm.

So sánh.ncc.và go chain
Các thành phần cơ bản trong chuỗi giá trị

2.1. Thành phần chính

Năm hoạt động chính để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện của một doanh nghiệp, bao gồm:

  • Hậu cần trong nước: Phương pháp thu mua nguyên vật liệu từ nhà cung ứng trước khi phát triển thành sản phẩm / dịch vụ. Trong bước này, tổ chức doanh nghiệp nên phân tích kỹ về vị trí địa lý và chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến cơ sở sản xuất của doanh nghiệp
  • Hoạt động: Đây là cách các nguyên vật liệu và tài nguyên bước vào giai đoạn sản xuất và tạo ra thành phẩm cuối cùng. Đối với hoạt động này, tổ chức doanh nghiệp cần xem xét về chi phí vận hành nhà kho, thiết bị máy móc và dây chuyền lắp ráp chính
  • Hậu cần đầu ra: Khi hoàn thành sản phẩm / dịch vụ, bước tiếp theo chính là phân phối thành phẩm. Hậu cần đầu ra có thể được xem là quá trình giao hàng. Tại bước này, đòi hỏi các tổ chức doanh nghiệp xem xét về chi phí vận chuyển từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, chi phí lưu kho, quan hệ với nhà phân phối sản phẩm và hoạt động xử lý đơn hàng
  • Tiếp thị và bán hàng: Các sản phẩm / dịch vụ được giới thiệu và bán trên thị trường mục tiêu. Đối với hoạt động tiếp thị và bán hàng, doanh nghiệp nên tính toán về các chi phí quảng cáo, phạm vi tiếp cận khách hàng và chi phí chuyển đổi
  • Dịch vụ: Sự hỗ trợ khách hàng từ các tổ chức doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ sản xuất và bảo hành sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tại bước dịch vụ, tổ chức doanh nghiệp cần xem xét về mức phí sửa chữa, phí đào tạo sản phẩm, tần suất điều chỉnh sản phẩm,…

2.2. Thành phần phụ

Các hoạt động phụ nhằm hỗ trợ những hoạt động chính để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, bao gồm:

So sánh.ncc.và go chain

  • Cơ sở hạ tầng: Doanh nghiệp cần đảm bảo về hệ thống quản lý, tài chính doanh nghiệp và pháp lý trước khi quyết định kinh doanh và có thể quản lý nguồn nhân lực hiệu quả
  • Quản lý nguồn nhân lực: Tất cả quy trình, hệ thống liên quan đến vấn đề quản lý và tuyển dụng nhân viên. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng với những tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tạo lợi thế cạnh tranh khi có nguồn nhân lực giỏi, nhiệt huyết
  • Phát triển công nghệ: Điều này giúp doanh nghiệp có thể đổi mới và phát triển. Công nghệ được ứng dụng đa dạng trong các bước của chuỗi giá trị nhằm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh
  • Mua sắm: Là hoạt động tìm kiếm phù hợp, chính xác các nhà cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng và phù hợp ngân sách của doanh nghiệp, tổ chức

3. Các bướcxây dựng chiến lược chuỗi giá trị

Để phân tích cụ thể về chuỗi giá trị đòi hỏi các doanh nghiệp phải trải qua quá trình dài nghiên cứu và phát triển. Các bước cơ bản để tiến hành xây dựng bản kế hoạch đầy đủ như sau:

So sánh.ncc.và go chain
Tổng hợp các bước để xây dựng kế hoạch tạo giá trị

3.1. Xác định hoạt động chính phụ

Đầu tiên, tổ chức hay doanh nghiệp cần phải xác định chính xác các hoạt động chính và hoạt động phụ để tạo ra một chuỗi giá trị. Đây là các hoạt động cần thiết trong việc phát triển sản phẩm / dịch vụ từ nguyên vật liệu thô đến bước tạo thành phẩm cuối cùng.

3.2. Phân tích giá trị và chi phí tương ứng mỗi giai đoạn

Sau khi xác định các hoạt động, tiếp theo là bước phân tích chuỗi giá trị. Ở bước này, người thực hiện cần tìm ra hoạt động mang đến giá trị đối với khách hàng và doanh nghiệp. Sau đó, tiến hành so sánh hoạt động với lợi thế cạnh tranh và xem xét hiệu quả khi hỗ trợ các mục tiêu. Khi hoàn tất phân tích giá trị cần phải xem xét và tính toán về chi phí chi trả cho các hoạt động. Đặt ra những câu hỏi để xác định chi tiết hơn về hiệu quả từ các hoạt động.

3.3. Phân tích đối thủ

Có thể nói, phân tích chuỗi giá trị là phương pháp để cải thiện và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ngoài việc phân tích giá trị cơ bản, doanh nghiệp nên đặt ra bài toán phân tích về đối thủ cạnh tranh thông qua điểm chuẩn cạnh tranh. Có nghĩa là sử dụng số liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn. Cuối cùng, sử dụng dữ liệu thu thập thực tế và nghiên cứu chi tiết các hoạt động liên quan để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh.

3.4. Xác định mối quan tâm của khách hàng

Cảm nhận và trải nghiệm của khách hàng có thể được xem là thước đo về giá trị sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp, tổ chức cung cấp. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc định hình lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Để nắm bắt được hành vi tiêu dùng của khách hàng, doanh nghiệp có thể tiến hành việc khảo sát khách hàng. Đồng thời, nên đào sâu vào dữ liệu định tính, định lượng trong quá trình khảo sát để đạt được mục tiêu trọng tâm trong việc phân tích chuỗi giá trị .

3.5. Xác định cơ hội

Khi hoàn tất quá trình phân tích giá trị, các ưu điểm tổng quan và vấn đề cần cải thiện trong hoạt động được thấy rõ ràng. Chính doanh nghiệp phải tự tiến hành cải tiến, đổi mới để mang đến sự thay đổi hiệu quả hơn. Từ đó, các cơ hội hợp tác và phát triển được mở rộng hơn.

3.6. Dự báo

Việc phân tích chuỗi giá trị sẽ mang đến cho doanh nghiệp thêm nhiều ý tưởng cụ thể hơn về phương pháp điều chỉnh hành động và quy trình. Cuối cùng, tổ chức doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị trên thị trường và tăng tỷ suất lợi nhuận.

4. Ví dụ chuỗi giá trị của McDonald’s

Về chuỗi cung ứng của McDonald’s, nhiệm vụ chủ chốt là cung cấp các mặt hàng thực phẩm giá rẻ đến với khách hàng. Việc phân tích chuỗi giá trị giúp thương hiệu này xác định rõ ràng về lĩnh vực cần cải thiện và các hoạt động giúp tăng giá trị sản phẩm / dịch vụ của họ.

So sánh.ncc.và go chain

McDonald đã đưa ra các hoạt động chính, hoạt động phụ nhằm hỗ trợ sự phát triển và lợi thế của mô hình hoạt động.

Các hoạt động chính của McDonald’s:

  • Hậu cần trong nước: Thương hiệu đã chọn nhà cung cấp nguyên liệu thô với chi phí thấp và tìm nguồn cung cho mặt hàng rau, thịt và cà phê
  • Hoạt động: Nhượng quyền thương mại, các điểm của McDonald’s đều thuộc quyền sở hữu của bên nhận quyền. Hiện nay, đã có hơn 39.000 điểm trên toàn thế giới
  • Hậu cần đầu ra: McDonald’s tập trung vào dịch vụ tại quầy, khách hàng có thể tự phục vụ và có dịch vụ mua hàng ngay tại xe
  • Tiếp thị và bán hàng: Thương hiệu đã cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu cho hàng nghìn nhân viên để họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng

Các hoạt động hỗ trợ của McDonald’s:

  • Cơ sở hạ tầng công ty: Tập đoàn McDonald’s bao gồm vị trí giám đốc điều hành và quản lý khu vực. Bên cạnh đó, những người giám sát hoạt động công ty túc trực tại các khu vực khác nhau và có một cố vấn giám sát các vấn đề liên quan đến pháp lý
  • Quản lý nguồn nhân lực: Sở hữu trang tìm kiếm nhân viên với các vai trò thuộc công ty và nhà hàng. Thương hiệu trả lương theo giờ hoặc theo lương cơ bản. Đồng thời, họ thúc đẩy các chương trình hỗ trợ để thu hút thêm các nhân tài đến làm việc
  • Phát triển công nghệ: Đầu tư các kiot cảm ứng để mang đến sự tiện lợi trong việc gọi món ăn và tăng hiệu quả hoạt động
  • Mua sắm: Sử dụng Jagger – công ty mua sắm kỹ thuật số để thiết lập các mối quan hệ đối với nhà cung cấp trên toàn khu vực khác nhau

5. Tóm lược

Có thể nói, Value Chain (Chuỗi giá trị) là một mô hình tiếp cận giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức tìm kiếm insight trong quy trình vận hành. Từ đó có thể gia tăng các cơ hội và tạo thế mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việc kết nối giao lưu thương mại giữa tổ chức, doanh nghiệp và nhà cung cấp là yếu tố hàng đầu trong việc phát triển kinh tế doanh nghiệp. Vậy đâu là nền tảng giúp doanh nghiệp kết nối và giao lưu với nhau?

ATALINK – Nền tảng giúp doanh nghiệp quản lý và tương tác trực tuyến với các nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng.

ATALINK giúp chuyên nghiệp hóa hoạt động mua hàng của Doanh nghiệp

  • Mua sắm sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh
  • Đảm bảo tính xác thực, công bằng, minh bạch xuyên suốt quá trình mua hàng
  • Tạo dựng và duy trì bền vững mối quan hệ với NCC
  • Truy cập báo cáo phân tích về xu hướng chi tiêu

ATALINK giúp chuyên nghiệp hóa hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp

So sánh.ncc.và go chain

  • Hoạt động bán hàng từ việc nhận được yêu cầu báo giá đến bước cuối cùng là chốt hợp đồng
  • Hoạt động đáp ứng yêu cầu của KH, hiệu suất công việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh
  • Tình trạng hợp tác với KH hiện hành, tỷ lệ chuyển đổi KH tiềm năng trở th

Để tìm hiểu thêm về giải pháp của ATALINK, doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua Hotline: 1800 555 540 để được tư vấn cụ thể hơn.