So sánh giá xe việt nam và thế giới năm 2024

Tuy nhiên, ở các thị trường khác ở châu Á khác như Thái Lan, mua xe ô tô đỡ tốn kém hơn nhiều và thủ tục cũng rất nhanh chóng. Chỉ trong năm 2020, đã có 292,3 xe đăng ký mới trên 1.000 người ở Thái Lan, gấp 12,69 lần Việt Nam.

Nguyên nhân của sự chênh lệch này là giá ô tô ở Việt Nam cao hơn nhiều do phải chịu nhiều loại thuế phí như thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt với ô tô con dưới 10 chỗ ngồi. Chưa hết, người mua phải chịu thêm các loại thuế phí thêm vào như phí trước bạ với mức thu lên tới 12% giá xe.

Cụ thể, chi phí mua ô tô ở Việt Nam bị đội lên do các loại thuế sau.

Thuế nhập khẩu

Với xe du lịch dưới 10 chỗ nhập khẩu thuộc ASEAN, thuế nhập khẩu là 30%, khu vực khác là 70-80%.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Phụ thuộc vào dung tích xi lanh của từng xe, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dao động từ 35% đến 150% giá trị xe.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được áp lên hầu hết mọi sản phẩm, dịch vụ đang lưu hành ở Việt Nam, bao gồm ô tô. Mức thuế VAT với ô tô là 10% sau thuế tiêu thụ đặc biệt.

Để tính được mức thuế VAT của một chiếc ô tô cụ thể, bạn chỉ cần tìm giá chiếc xe đó ở bảng giá xe ô tô 2021 rồi lấy mức giá đó nhân với 10% là xong. Ví dụ, một chiếc xe có giá 950 triệu, thuế VAT bạn cần đóng là: 950.000.000 x 10% = 95.000.000 (đồng)

Phí trước bạ

Phí thu phí trước bạ được quy định trong Nghị định 140/2016/NĐ-CP đối với ô tô đăng ký lần đầu là 10% giá trị xe. Tuy nhiên, mức thu có thể được điều chỉnh khác đi tùy theo từng địa phương, nhưng không được vượt quá 50% mức quy định. Ví dụ, mức thu phí trước bạ ở thành phố Hồ Chí Minh là 10%, ở Hà Nội và Hải Phòng là 12%.

Phí kiểm định

Đây là khoản tiền chi trả cho việc kiểm tra xem chiếc ô tô của bạn có đạt tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không. Theo đó, các mục cần kiểm tra bao gồm độ an toàn, số máy, biển số xe, dầu nhớt, phanh xe, nước làm mát, số khung, bánh xe, hệ thống đèn, bảng đồng hồ, cần gạt nước, phanh tay, chốt cửa, vv. Phí kiểm định với xe dưới 10 chỗ là 240.000, cộng thêm phí cấp giấy chứng nhận kiểm định 100.000, theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC cấp ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

So sánh giá xe việt nam và thế giới năm 2024

Phí lấy biển số mới

Xe lưu thông trên đường cần có biển số, đây là thông tin xác định độc nhất cho từng chiếc xe. Mức phí lấy biển số mới cho xe ô tô ở Hà Nội là 20 triệu đồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 11 triệu đồng, ở các thành phố khác trực thuộc trung ương, tỉnh, xã là 1 triệu đồng, và ở các khu vực khác là 200.000 đồng.

Phí bảo trì đường bộ

Đây là khoản phí bạn cần nộp hằng năm, hoặc tối đa 30 tháng 1 lần. Mức phí bảo trì đường bộ với xe ô tô dưới 10 chỗ là 130.000 đồng/tháng, tương đương 1.560.000 đồng/năm.

Phí bảo hiểm dân sự bắt buộc

Chủ xe phải nộp khoản phí này theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC, mức phí là 480.700 đồng/năm đối với xe dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải và 873.400 đồng/năm đối với xe từ 6-11 chỗ.

Bảo hiểm vật chất

Đây không phải là một khoản phí bắt buộc nhưng bạn nên chuẩn bị. Mục đích của bảo hiểm vật chất xe là giúp bạn đỡ một phần thiệt hại khi xe gặp tai nạn, bị trộm phụ kiện, hoặc hư hỏng do va chạm, vv. Thông thường, mức phí bảo hiểm tỷ lệ thuận với giá trị của xe.

Bảo hiểm thân vỏ

Khoản phí này cũng không bắt buộc, bạn có thể lựa chọn mua để giảm thiểu thiệt hại kinh tế khi thân, vỏ xe bị tác động, ví dụ như xước sơn, va chạm, móp méo, hỏa hoạn, vv.

Cách tính chi phí khi mua xe 4-5 chỗ ở Việt Nam

Ví dụ, bạn muốn mua xe Ford-Mustang 2.3 EcoBoost Convertible 2021 ở Hà Nội với giá niêm yết 3.400.000.000 đồng, các thuế phí bạn cần nộp như bảng sau. Ở đây không tính thuế VAT, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt do giá niêm yết xe thường đã bao gồm các loại thuế trên.

So sánh giá xe việt nam và thế giới năm 2024

Ngoài các thoại thuế đang đè lên xe ô tô, giá cao làm kìm hãm nhu cầu mua xe ở Việt Nam, từ đó hạn chế sản lượng ô tô. Hệ quả là chi phí sản xuất bị đội lên và giá xe càng cao hơn.

Tuy nhiên, trong tương lai, giá ô tô ở Việt Nam sẽ hạ bớt khi các hãng đầu tư vào nhà máy lắp ráp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm nay, Chính phủ có thể sẽ giảm dần mức thuế phí với xe ô tô khi Hiệp định EVFTA và Nghị định 57/2020/NĐ-CP có hiệu lực. Hy vọng lúc đó giá ô tô sẽ dễ thở hơn với dân ta.

Giá ôtô ở Việt Nam đang cao gấp đôi các nước như Mỹ, Đức hay Australia, và cao gần gấp rưỡi các nước “láng giềng” như Thái Lan hay Indonesia.

  • So giá ôtô tại các nước Đông Nam Á / Giá ôtô ở Việt Nam đắt nhất nhì thế giới

Dựa trên mức giá so sánh với thị trường Mỹ, chuyên trang về ôtô Jalopnik đưa ra danh sách 10 nước có giá xe hơi đắt nhất thế giới. Danh sách này không có Việt Nam, nhưng nếu xét ở mức tương đương, giá xe ở Việt Nam đang thuộc hạng đắt nhất, nhì thế giới – chỉ thua một số nước “đặc biệt” kiểu đóng cửa kinh tế như Cuba, hay phải hạn chế phương tiện vì có diện tích quá nhỏ bé như Singapore.

So sánh giá xe việt nam và thế giới năm 2024
Giá xe ở Việt Nam đang thuộc hạng đắt nhất, nhì thế giới

Bây giờ, chúng ta hãy cùng so sánh giá xe ở Việt Nam với 5 quốc gia thuộc 4 châu lục khác nhau là Mỹ (châu Mỹ), Đức (châu Âu), Australia (châu Úc) và Thái Lan, Indonesia (châu Á). Phép so sánh này chỉ mang tính chất tương đối, nhưng ít ra, nó cũng giúp chúng ta hình dung xem giá xe ở Việt Nam đang ở đâu?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2016, Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 2.215 USD/người/năm. Ở Mỹ chỉ số này là 57.000 USD, cao hơn 26 lần Việt Nam. Chỉ số chênh lệch là vậy, nhưng khổ nỗi, một người dân ở một nước đang phát triển như ở Việt Nam lại phải mua xe ôtô với số tiền cao gấp 2 lần so với một người dân ở nước đang nằm trong Top 5 quốc gia giàu nhất thế giới như Mỹ.

Lấy ví dụ về giá của 2 mẫu xe đang được nhiều người dùng ở Việt Nam là Ford Fiesta và Toyota Camry 2.5G chẳng hạn. Bản tiêu chuẩn của Fiesta hiện tại chỉ có giá khởi điểm 13.660 USD, Camry là 23.070 USD tại thị trường Mỹ, nhưng ở Việt Nam, người mua phải bỏ ra số tiền lần lượt là 25.389 USD và 54.198 USD, cao gấp 2 lần tại Mỹ. Đấy là câu chuyện của những mẫu xe có mức giá trung bình, với những chiếc xe sang, giá xe ở Việt Nam thậm chí còn cao gần gấp 3. Người Mỹ chỉ phải chi 99.575 USD để sở hữu S500 của Mercedes-Benz, còn người Việt bỏ ra tới 286.735 USD.

So sánh giá xe việt nam và thế giới năm 2024

Giá xe ở Việt Nam so với các nước châu Âu hay châu Úc cũng chịu cảnh đắt gấp đôi. Dù Fiesta tại Việt Nam hay tại Đức hoặc Australia đều là xe nhập khẩu, nhưng người Đức chỉ phải chi hơn 13.000 USD, người Australia trả gần 12.000 USD là có thể sở hữu mẫu xe nhỏ của Ford. Rẻ hơn đúng một nửa so với mức giá 25.389 USD mà người Việt phải chi để “rước” được Ford Fiesta về nhà.

Gần gũi hơn, hãy nhìn sang các nước nằm trong khu vực ASEAN là Thái Lan và Indonesia. Tại Indonesia, từ 8 năm trước, Chính phủ nước này đã lên kế hoạch phát triển xe cỡ nhỏ, giá rẻ. Xe giá rẻ được quy định rõ có giá từ 4.400 USD đến 7.400 USD, tiêu thụ nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km. Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là 60%. Mục tiêu của Indonesia là để người dân có mức thu nhập từ trung bình có cơ hội sở hữu xe hơi, đồng thời tăng sản lượng, phát triển công nghiệp ôtô.

Kết quả là đến nay, 1 loạt các mẫu xe giá rẻ đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Tầng lớp bình dân ở Indonesia giờ có thể dễ dàng mua 1 chiếc xe giá dưới 10.000 USD với động cơ 1.0L như Mitsubishi Mirage, Daihatsu Ayla, Honda Brio Satya... Ở Việt Nam thì không chuyện đó.

So sánh giá xe việt nam và thế giới năm 2024
Mẫu Suzuki Swift ở Việt Nam cao gấp rưỡi Thái Lan

Tại Việt Nam, chiếc Suzuki Swift lắp ráp trong nước có giá bán 609 triệu đồng, nhưng tại Thái Lan giá bán ra chỉ có 600.000 Bath - tức gần 400 triệu đồng. Cùng có nhà máy và lắp ráp trong nước nhưng giá xe ở Việt Nam lại cao gấp 1,5 lần Thái Lan (trường hợp cụ thể là mẫu Swift của Suzuki), điều này chứng tỏ một chiếc xe tại Việt Nam phải gánh quá nhiều loại thuế - phí nên giá xe mới cao hơn hẳn.

Như vậy là dù thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn 2.000 USD/năm, vẫn thuộc diện nước nghèo, thế nhưng Việt Nam lại đang là quốc gia có giá xe hơi thuộc vào loại đắt nhất thế giới, gấp 2 đến 3 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực.