So sánh đồng bằng sông hồng và đbscl năm 2024

So sánh thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 12' bắt đầu bởi tkt057, 26/6/15.

  1. > SO SÁNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỀ THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
    * Trả lời:

1. Sự giống nhau.

  1. Về vị trí và quy mô. - Cả 2 đồng bằng đều là châu thổ rộng nhất nằm ở hạ lưu 2 hệ thống sông lớn nhất của nước ta. - Đây là 2 vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm quan trọng nhất của đất nước. + Lúa là cây trồng chủ đạo. + Diện tích canh tác lớn nhất. + Sản lượng nhiều nhất với năng suất cao nhất. - Là 2 vùng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu ăn trong nước và xuất khẩu.
  1. Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Đất đai của 2 đồng bằng này nhìn chung là đẩt phù sa màu mỡ do sông ngòi bồi đắp. - Khí hậu nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều tạo điều kiện tốt cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển. - Có các sông lớn chảy qua với lưu lượng nước phong phú. - Giáp với vùng biển rộng lớn, có nguồn lợi biển đa dạng, phong phú với nhiều bãi cá có giá trị về mặt kinh tế.
  1. Về điều kiện kinh tế - xã hội. - Là các vùng dân cư trù phú, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, hải sản. - Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp. - Trên 2 đồng bằng có hệ thống đô thị, trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…).

2. Sự khác nhau.

  1. Về vị trí và quy mô. - Đồng bằng sông Hồng nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. - Về một số chỉ tiêu đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế hơn. + Diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng 2,5 lần (4 triệu ha so với khoảng 1,5 triệu ha). + Diện tích trồng cây lương thực gấp gần 3 lần. + Sản lượng lương thực quy thóc của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với đồng bằng sông Hồng. + Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với đồng bằng sông Hồng.
  1. Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Do không có hệ thống đê điều nên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn được bồi đắp phù sa, không giống như đồng bằng sông Hồng. - Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều đất hoang hoá hơn. - Đất ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm phèn, nhiễm mặn là chủ yếu, trong khí đó ở đồng bằng sông Hồng là đất bạc màu. - Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu mang tính chất xích đạo, có 2 mùa (mưa, khô) rõ rệt. Ở đồng bằng sông Hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh. Điều đó ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và thời vụ nông nghiệp. - Về mùa khô, đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước ngọt, đất bị nhiễm mặn. - Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng sông Hồng thường gây ra lũ lụt vào mùa hạ. - Nguồn lợi biển ở đồng bằng sông Cửu Long phong phú hơn.
  1. Về điều kiện kinh tế - xã hội. - Dân cư ở đồng bằng sông Hồng đông đúc hơn, với mật độ dân số đứng đầu cả nước, nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. - Trình độ thâm canh ở đồng bằng sông Hồng cao hơn. Hệ thống sử dụng ruộng đất lớn hơn. Vì vậy, năng suất ở đây thuộc vào hàng đứng đầu trong cả nước. - Đồng bằng sông Hồng được khai thác từ lâu đời, trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng vài trăm năm nay.

** Xem thêm: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức - Trích từ Sách Hướng dẫn Ôn tập và trả lời các câu hỏi Địa Lí *

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ trang này

So sánh đồng bằng sông hồng và đbscl năm 2024

  • Diễn đàn trường kiến thức

    Diễn đàn trường kiến thứcDiễn đàn

    Diễn đànMedia

    MediaResources

    ResourcesVIP Resources

    VIP ResourcesThành viên

    Thành viênMenu

    Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005

    So sánh đồng bằng sông hồng và đbscl năm 2024

    1. Nhận xét và giải thích

    * Nhận xét

    - Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

    - Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

    - Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

    * Giải thích

    - Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sản lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

    - Đồng bằng Sông Cửu Long có bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

    - Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân s